Đề kiểm tra 15 phút kì I - Bộ môn: Sinh khối 9

doc9 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 15 phút kì I - Bộ môn: Sinh khối 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục huyện ân thi
Trường trung hoc cơ sở đa lộc
đề kiểm tra 15 phút (KI) năm học 2006-2007
Bộ môn: Sinh Khối 9
(Thời gian làm bài 15 phút)
Giáo viên ra đề: Trần Thị Bông
A. Ma trận:
TT
Chủ đề kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
1
Các thí nghiệm của MenĐen
Câu1(3đ)
Câu 2
 (3 đ)
6
2
Nhiễm sắc thể
Câu3(4đ)
4
10
Tổng
3,0
4,0
3,0
10
10
B. Đề kiểm tra:
Câu 1 (3đ)	Tại sao trong sinh sản hữu tính lại xuất hiện biến dị tổ hợp (chọn đáp án đúng nhất)
a. Do các cặp gen tương ứng phân li độc lập và tổ hợp tự do tạo ra sự đa dạng của các giao tử 
b. Do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử tạo ra nhiều tổ hợp về kiểu gen trong thụ tinh
c. Do những tác động vật lí, hoá học trong quá trình hình thành giao tử
d. Cả a và b
Câu 2 (3đ) ở cà chua, tính trạng quả đỏ (A) trội so với quả vàng (a). Khi lai phân tích thu được toàn quả đỏ. Cơ thể mang kiểu hình trội sẽ có kiểu gen.
	(Chọn đáp án đúng)
	a. Aa (quả đỏ	b. AA (quả đỏ)	c. aa (quả vàng) d. cả AA và Aa
Câu 3 (4đ). So sánh nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính
Phòng giáo dục huyện ân thi
Trường trung hoc cơ sở đa lộc
đáp án chấm và biểu điểm
đề kiểm tra 15 phút(KI )năm học 2006-2007
Bộ môn: Sinh học Khối 9
(Thời gian làm bài 15 phút)
Giáo viên ra đề: Trần Thị Bông
Câu 1 (3đ)	đáp án đúng nhất là 	d: cả a và b
Câu 2 (3đ)	đáp án đúng nhất là	 b: AA (quả đỏ)
Câu 3 (4đ) 
Nhiễm sắc thể thường
Nhiễm sắc thể giới tính
Tồn tại nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội
Mang gen qui định tính trạng thường
Luôn tồn tại thành cặp tương đồng, giống nhau ở cả cá thể đực và các thể cái
Tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội
Mang gen qui định giới tính và tính trạng kèm theo giới tính
Có thể đồng dạng hoặc không đồng dạng
Phòng giáo dục huyện ân thi
Trường trung hoc cơ sở đa lộc
đề kiểm tra 45 phút (KI) năm học 2006-2007
Bộ môn: Sinh Khối 9
(Thời gian làm bài 45 phút)
Giáo viên ra đề: Trần Thị Bông
A. Ma trận:
TT
Chủ đề kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
1
Các thí nghiệm của MenĐen
Câu3(1đ)
Câu 2 (5 đ)
6
2
Nhiễm sắc thể
Câu4(1đ)
1
3
AND và gen
Câu1(3đ)
3
Tổng
1,0
1,0
3,0
0
5
10
B. Đề kiểm tra:
Câu1: Nêu đặc điểm cấu tạo hoá học của phan tử ADN?
Câu2: ở cây lúa tính trạng chín sớm là trội hoàn toàn so với chín muộn:
muốn ngay F1 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 3:1 thì bố mẹ phải có kiểu gien và kiểu hình như thế nào?
làm thế nào để kiểm tra được lúa chín sớm ở F1 là thuần chủng hay không thuần chủng
Câu3: Trong thí nghiệm của MenĐen, kết quả của phép lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tinh trạng tương phản là gì (Chọn phương án đúng nhất)
Sự di truyền của mỗi cặp tính trạng, không phụ thuộc vào các cặp tính trạng khác
F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9:3:3:1
F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1:1
Cả a và b
Câu 4: Hiện tượng nào sau đây xảy ra ở kì giữa của nguyên nhân:
Các NST bắt đầu xảy ra hiện tượng tự nhân đôi
 Các NST kép co xoắn cực đại và xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc
Các NST phân li về các cực của tế bào
Các NST trong tế bào tháo xoắn
Phòng giáo dục huyện ân thi
Trường trung hoc cơ sở đa lộc
đáp án chấm và biểu điểm
đề kiểm tra 45 phút(KII )năm học 2006-2007
Bộ môn: Sinh học Khối 9
(Thời gian làm bài 45 phút)
Giáo viên soạn đáp án và biểu điểm: Trần Thị Bông
Câu 1: 3 điểm
Đặc điểm cấu tạo hoá học củe phân tử ADN
ADN được cấu tạo từ các nguyen tố e, H,O,N,P
ADN là đại phân tử được cấu tạo trong nguyên tắc đa phân mà các đơn phân là các (Nu) có 4 loại (Nu) là
+ Ađênin(A) + Guanin(G)
+ Timin (T) + Xitôrin(X)
- Phân tử ADN có cấu tạo đặc thù là do số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp của các (Nu). Sự thay đổi thành phần số luợng trật tự các (Nu) tạo nên tính đa dạng của ADN.
Tính đa dạng và đặc thù của ADN tạo nên tính đa dạng và đặc thù của giới sinh vật.
Câu 2: 5 điểm
 - Quy ước gen A: chín sớm
 gen a: chín muộn
nếu F1 xuất hiện kiểu hình 3:1. Đây là kết quả của định luật phân li suy ra bố mẹ có kiểu hình chín sớm và kiểu gen dị hợp Aa
sơ đồ lai 
P ( chín sớm) x chín sớm
 Aa x Aa
GP A;a A;a
F1 tỉ lệ kiểu gen 1AA:2Aa:1aa
Tỉ lệ kiểu hình 3chín sớm:1 chín muộn
Kiểu gen của láu chín sớm ở F1 có thể là AA hoặc Aa. Muốn xác định được cây lúa chín sớm ở F1 là thuần chủng hay không thuần chủng. Ta dùng phép lai phân tích : lúa chín sớm F1 lai với lúa chín muộn.
Nếu kết quả thu được toàn lúa chín sớm thì lúa chín sớm F1 là thuần chủng( AA)
F1 AAxaa 
F2 : 100% lúa chín sớm
Nếu kết quả thu được vùa lúa chín sớm vùa lúa chín muộn thì lúa chín sớm ở F1 là không thuần chủng( kiểu gen dị hợp Aa)
F1:Aa x aa
GF1:A,a a
F2: kiểu gen 1Aa:1aa
 kiểu hình 1 chín sớm : 1 chín muộn
Câu 3: 1 điểm
Đáp án: D)cả a và d
Câu 4: 1 điểm
Đáp án: B
Phòng giáo dục huyện ân thi
Trường trung hoc cơ sở đa lộc
đề kiểm tra học kì I năm học 2006-2007
Bộ môn: Sinh Khối 9
(Thời gian làm bài 45 phút)
Giáo viên ra đề: Trần Thị Bông
A/ Ma trận.
TT
Chủ đề kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
1
Các thí nghiệm của
Men - Đen.
Câu 5 (3,0đ)
3,0đ
2
Nhiễm sắc thể.
Câu 1 (1,0đ)
1,0đ
3
AND và gen
Câu 3 (2,0đ)
Câu 2 (2,0đ)
4,0đ
4
Biến dị
Câu 4 (2,0đ)
2,0đ
Tổng cộng điểm:
1,0đ
2,0đ
2,0đ
2,0đ
3,0đ
10đ
B/ Đề kiểm tra
 Câu 1: (1,0đ). Hãy đánh dấu (x) vào đầu câu đúng:
 * Cặp NST tương đồng là:	(0,5đ)
	a) Hai NST giống hết nhau về hình dạng và kích thước.
	b) Hai NST có cùng một nguồn gốc hoặc từ bố hoặc từ mẹ.
	c) Hai crômatít giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động.
	d) Hai crômatít có nguồn gốc khác nhau.
 * Câu có nội dung đúng dưới đây là:	(0,5đ)
	a) Tế bào sinh dưỡng có chức bộ NST đơn bội.
	b) Tế bào giao tử có chứa bộ NST lưỡng bội.
	c) Trong tế bào sinh dưỡng và trong giao tử có số NST bằng nhau.	
	d) Giao tử chứa bộ NST đơn bội.
 Câu 2: (2,0đ). Một gen có 2480 Nuclêôtít, trong đó hiệu số giữa A và G bằng 10% số Nuclêôtít của gen. Số lượng từng loại Nuclêôtít của gen là bao nhiêu (chọn phương án đúng).
	a) A = T = 720 Nuclêôtít và G = X = 516 Nuclêôtít.
	b) A = T = 506 Nuclêôtít và G = X = 734 Nuclêôtít.
c) A = T = 744 Nuclêôtít và G = X = 496 Nuclêôtít.
b) A = T = 756 Nuclêôtít và G = X = 484 Nuclêôtít.
 Câu 3: (2,0đ). Nêu đặc điểm, cấu tạo hoá học của ADN?
 Câu 4: (2,0đ). Thể đa bội là gì? Đặc điểm của thể đa bội.
 Câu 5: (3,0đ). ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt trơn, trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt nhăn.
	Tiến hành giao phấn giữ hai cây P thu được F1:
	Cho các cây F1 tiếp tục giao phấn với nhau, thấy xảy ra các trường hợp sau:
	- Trường hợp 1: 	F1: Hạt trơn x hạt trơn.
	F2: Có 358 hạt trơn và 120 hạt nhăn.
	- Trường hợp 2: 	F1: Hạt trơn x hạt nhăn.
	F2: Thu được 438 cây đều hạt trơn.
	Hãy giải thích kết quả và lập sơ đồ lai từ F1 đến F2 cho mỗi trường hợp trên.
Phòng giáo dục huyện ân thi
Trường trung hoc cơ sở đa lộc
đáp án chấm và biểu điểm
đề kiểm tra học kì I năm học 2006-2007
Bộ môn: Sinh học Khối 9
(Thời gian làm bài 45 phút)
Giáo viên soạn đáp án và biểu điểm: Trần Thị Bông
 Câu 1: (1,0đ).
	- Cặp NST tương đồng là: Đáp án (a).	(0,5đ)
	- Câu có nội dung đúng là: Đáp án (d).	(0,5đ)
 Câu 2: (2,0đ). Số lượng từng loại Nuclêôtít của gen là:
	Đáp án (c): A = T = 744 (Nu) ; G = X = 496 (Nu).
 Câu 3: (2,0đ). Đặc điểm cấu tạo hoá học của ADN:
- ADN là axít Đêôxiribônuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O , N và P. N (0,25đ)
- ADN thuộc loại đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn, có thể dài đến hàng trăm micromet và khối lượng đến hàng triệu hoặc hàng trục triệu đơn vị cácbon. 	(0,25đ)
	- ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, do nhiều đơn phân hợp lại. Mỗi đơn phân là một Nuclêôtít. Có 4 loại Nuclêôtít là: A, T, G, X. Mỗi phân tử ADN có chứa từ hàng vạn đến hàng triệu đơn phân. 	(0,5đ)
	- Trên một mạch đơn có các Nuclêôtít liên kết với nhau nhờ mối liên kết hoá trị liền vững, trên 2 mạch đơn các Nuclêôtít liên kết với nhau nhờ mối liên kết Hiđrô theo nguyên tắc bổ sung. (0,5đ)
	- Các Nuclêôtít sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo ra được vô số loại ADN khác nhau. Các phân tử ADN phân biệt nhau không chỉ bởi trình tự sắp xếp mà còn cả về số lượng và thành phần các Nuclêôtít.	(0,5đ)
 Câu 4: (2,0đ)
 a) Khái niệm thể đa bội: (0,5đ)
	Thể đa bội là thể đột biến số lượng NST, tế bào sinh dưỡng của các thể này có bộ NST là bội số của nhu và lớn hơn 2n như 3n, 4n, 5n.
 b) Đặc điểm của thể đa bội: (1,5đ)
	- Tế bào của thể đa bội có số lượng NST, ADN tăng gấp bội nên quá trình tổng hợp Prôtêin và các quá trình đồng hoá khác được tăng lên rất nhiều so với bình thường.	 (0,5đ)
- Kích thước tế bào và các cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) to lớn khác thường. (0,5đ)
- Chúng có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường và cho năng suất cao.	 (0,5đ)
 Câu 5: (3,0đ).
	Giải thích và lập sơ đồ lai từ F1 ’ F2: 
 a) TH1: (1,5đ).
	F1: Hạt đơn x hạt trơn ’ F2 có 358 hạt trơn: 120 hạt nhăn.
	F2 có tỉ lệ phân li xấp xỉ 3 hạt trơn:1 hạt nhăn là tỉ lệ 3 trộn:1lặn của định luật phân li.(0,5đ)
	’ F1 đều mang kiểu gen dị hợp Aa, kiểu hình hạt trơn.	(0,5đ)
 * Sơ đồ lai: (0,5 đ)
F1: Aa (hạt trơn) x Aa (hạt trơn).
GF1: A,a A,a 	(0,25 đ)
F2: 	+ Tỉ lệ KG: 1AA : 2Aa : 1aa.
	+ Tỉ lệ KH: 3 hạt trơn : 1 hạt nhăn.	(0,25 đ)
 b) TH2: (1,5đ)
	F1: Hạt trơn x hạt nhăn.
	F2: Thu được 438 cây đều hạt trơn.
- Cây F1 có hạt nhăn (kiểu hình lặn) ’kiểu gen là aa, chỉ tạo 1 loại giao tử a.	(0,5đ)
- Cây F2 đều có hạt trơn (đồng tính trội A- ) ’ Cây hạt trơn F1 chỉ tạo một loại giao tử A, tức có kiểu gen thuần chủng AA.	(0,5đ)
 * Sơ đồ lai: (0,5đ)
F1: AA (hạt trơn) x aa (hạt nhăn).
GF1: A a	(0,25 đ)
F2: 	+ Kiểu gen: 100% Aa.
	+ Kiểu hình: 100% hạt trơn.
Phòng giáo dục huyện ân thi
Trường trung hoc cơ sở đa lộc
đề kiểm tra 15 phút (KII) năm học 2006-2007
Bộ môn: Sinh Khối 9
(Thời gian làm bài 15 phút)
Giáo viên ra đề: Trần Thị Bông
A. Ma trận:
TT
Chủ đề kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
1
ứng dụng di truyền học
Câu1(4đ)
4
2
Sinh vật và môi trường
Câu 2 (5 đ)
Câu3(1đ)
6
Tổng
5,0
5,0
10
B. Đề kiểm tra:
Câu 1 (4đ) Cho cây có kiểu gen đồng hợp và kiểu gen trội có lợi tự thụ phấn theo sơ đồ sau: P : AABB x AABB
	a. ở F1 có kiểu gen là:	a) AABB; 	b) AaBB;	c) Aabb;	d)aaBB
	b. Đánh dấu (x) vào ô đúng trong bảng sau
Có
Không
Cho F1 tiếp tục thụ phấn, đời sau có dần tới thoái hoá không
Cho F1 tiếp tục thụ phấn, đời sau có dần tới thoái hoá không
Cho F1 tiếp tục thụ phấn, đời sau vẫn giữ được dòng thuần không
Câu 2 (5đ). Môi trường sống là gì? có những loại môi trường nào?
Câu 3 (1đ)	Trong các khu rừng có thỏ và chó sói, người ta tiêu diệt chó sói và cấm săn bắn thỏ. Lúc đầu thỏ tăng lên nhanh chóng, nhưng sau đó số lượng thỏ lại giảm. Nguyên nhân gây ra biến động này là do:
	a. Thức ăn của thỏ khan hiếm
	b. Bệnh dịch ở thỏ lây lan
	c. Không đủ nơi ở
	d. Cả 3 câu a, b, c đúng
Phòng giáo dục huyện ân thi
Trường trung hoc cơ sở đa lộc
đáp án chấm và biểu điểm
đề kiểm tra 15 phút(KII )năm học 2006-2007
Bộ môn: Sinh học Khối 9
(Thời gian làm bài 15 phút)
Giáo viên ra đề: Trần Thị Bông
Câu 1 (4đ)	a) (1đ) đáp án đúng nhất là	 a
	b) (3đ) 	1 – không	2 – có	3 - có
Câu 2 (5đ) 
- Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật	- Các loại môi trường
	+ Môi trường nước	+ Môi trường trên mặt đất, không khí
	+ Môi trường trong đất	+ Môi trường sinh vật
Câu 3 (1đ)	Đáp án đúng nhất là 	d
Phòng giáo dục huyện ân thi
Trường trung hoc cơ sở đa lộc
đề kiểm tra học kì II năm học 2006-2007
Bộ môn: Sinh học Khối 9
(Thời gian làm bài 45 phút)
Giáo viên ra đề: Trần Thị Bông
A/ Ma trận.
TT
Chủ đề kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
1
ứng dụng di truyền học
Câu 3 (3,0đ)
3,0đ
2
Sinh vật và môi trường
Câu 1 (1,0đ)
1,0đ
3
Hệ sinh thái
Câu 4 (2,5đ)
2,5đ
4
Con người dân số và môi trường.
Câu 2 (1,0đ)
1,0đ
5
Bảo vệ môi trường
Câu 5 (2,5đ)
2,5đ
Tổng cộng điểm
1,0đ
1,0đ
2,5đ
2,5đ
10đ
B/ Đề kiểm tra
 Câu 1: (1,0 đ) Đánh dấu (x) vào đầu câu trả lời đúng:
 * Đặc điểm sau đây giúp cây sống ở vùng nhiệt đới hạn chế thoát hơi nước khi trời nóng là: (0,5 đ) 
	a) Bề mặt lá có tầng cutin dầy.
	b) Số lượng lỗ khí của lá tăng lên rất nhiều.
	c) Lá tăng kích thước và có bản rộng ra.
	d) Lá tăng cường tổng hợp chất diệp lục.
 * Quan hệ sau dây được xem là quan hệ cạnh tranh khác loài là: (0,5 đ)
	a) Hổ đuổi bắt và ăn thịt nai.
	b) Cỏ dại và lúa tranh nhau nguồn khoáng và ánh sáng.
	c) Nấm và tảo sống với nhau tạo thành địa y.
	d) Giun đũa sống trong ruột người.
 Câu 2: (1,0đ) Hãy đánh dấu (x) vào đầu câu trả lời đúng:
 1- Để góp phần vào việc bảo vệ môi trường, một trong những điều cần làm là: (0,5 đ)
	a) Tăng cường chặt đốn cây rừng và săn bắt thú rừng.
	b) Sử dụng nhiều thuốc trừ sâu trên đồng ruộng.
	c) Tận dụng và khai thác tối đa tài nguyên khoáng sản.
	d) Hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh.
 2- Nguồn gốc gây ra sự ô nhiễm sinh học môi trường sống là do: (0,5 đ)
	a) Các vụ thử vũ khí hạt nhân.
ư
	b) Các khí thải do quá trình đốt cháy nguyên liệu.
	c) Các bao bì bằng nhựa, cao su thải ra môi trường.
	d) Các chất thải từ sinh vật như phân, xác chết, rác bệnh viện.
 Câu 3: (3,0đ) ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai? Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống?
 Câu 4: (2,5đ Có 5 sinh vật là cáo, cỏ, châu chấu, gà, vi khuẩn? Hãy lập sơ đồ các chuỗi thức ăn có thể giữa các sinh vật trên?
 Câu 5: (2,5đ). Em cần làm gì để góp phần bảo vệ tài nguyên rừng?
Phòng giáo dục huyện ân thi
Trường trung hoc cơ sở đa lộc
đáp án chấm và biểu điểm
đề kiểm tra học kì II năm học 2006-2007
Bộ môn: Sinh học Khối 9
(Thời gian làm bài 45 phút)
Giáo viên soạn đáp án và biểu điểm: Trần Thị Bông
 Câu 1: (1,0đ).
- Đặc điểm giúp cây sống ở vùng nhiệt đới hạn chế thoát hơi nước khi trời nóng là: 
	Đáp án: (a)	(0,5đ)
	- Quan hệ được xem là quan hệ cạnh tranh khác loài là: Đáp án: (b) (0,5đ)
 Câu 2: (1,0đ)
 1- Để góp phần vào việc bảo vệ môi trường, một trong những điều cần làm là.
	Đáp án: (d)	(0,5đ)
 2- Nguồn gốc gây ra sự ô nhiễm sinh học môi trường sống là do:
	Đáp án: (d)	(0,5đ)
 Câu 3: (3,0đ)
	- Khái niệm ưu thế lai: là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn bố mẹ chúng, thể hiện ở các đặc điểm như: sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường; các tính trạng, hình thái và năng xuất đều cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.	(1,0đ)
 * Cơ sở di truyền của ưu thế lai:	Về phương diện di truyền người ta cho rằng các tính trạng về số lượng (các chỉ tiêu về hình thái, năng suất...) do nhiều gen trội quy định. ở hai dạng bố mẹ thuần chủng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu lộ một số đặc điểm khi lai giữa chúng với nhau, con lai F1 đều ở trạng thái dị hợp về các gen và khi ấy chỉ có gen trội có lợi mới biểu hiện kiểu hình F1. VD: P AAbbDD x aaBBdd --> F1: AaBBDd.	(1,0đ)	
	- Không dùng con lai F1  để nhân giống vì con lai F1 là thể dị hợp, các gen lặn có trong F1 không biểu hiện được. Nhưng nếu cho F1 làm giống lai với nhau thì từ F2 trở đi, các gen lặn có điều kiện tổ hợp với nhau tạo ra kiểu gen đồng hợp lặn và biểu hiện kiểu hình xấu.	(1,0đ)
 Câu 4: (2,5đ). Có 5 sinh vật là: cáo, cỏ, châu chấu, gà, vi khuẩn, các chuỗi thức ăn có thể ở các sinh vật trên là:
	+ Cỏ ’ Châu chấu ’ Vi sinh vật.	(0,5đ)
	+ Cỏ ’ Gà ’ Vi sinh vật.	(0,5đ)
	+ Cỏ ’ Châu chấu ’ Gà ’ Vi sinh vật.	(0,5đ)
	+ Cỏ ’ Gà ’ Cáo ’ Vi sinh vật.	(0,5đ)
	+ Cỏ ’ Châu chấu ’ Gà ’ Cáo ’ Vi sinh vật.	(0,5đ)
 Câu 5: (2,5đ)
	Theo em, mình cần làm những công việc sau để góp phần bảo vệ rừng:
	- Tích cực trồng cây gây rừng, tham gia bảo vệ rừng.
	- Phòng chống cháy rừng, không đốt phá rừng. Vận động đồng bào các dân tộc ít người sống định canh, định cư.
	- Không săn bắn thú rừng bừa bãi và mua bán thú rừng.
	- Không khai thác khoáng sản bừa bãi làm tàn phá môi trường rừng.
	- Vận động tuyên truyền và giáo dục người dân có ý thức, hành vi và thái độ đúng đắn trong bảo vệ rừng.
	(Mỗi ý đúng cho 0,5đ)

File đính kèm:

  • doc2635.doc
Đề thi liên quan