Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý 10 (ban khoa học tự nhiên) - Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

doc1 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý 10 (ban khoa học tự nhiên) - Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Mạc Đĩnh Chi ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn Vật Lý 10 ( Ban KHTN ) 
A / TRẮC NGHIỆM : ( 5 điểm ) - Thời gian : 20 phút.
Câu 1 : Chọn câu đúng :
	A / Trong các chuyển động tròn đều có cùng bán kính, chuyển động nào có chu kỳ quay lớn hơn thì có vận tốc dài lớn hơn.
	B / Trong các chuyển động tròn đều, chuyển động nào có chu kỳ quay nhỏ hơn thì có vận tốc góc nhỏ hơn.
	C / Trong các chuyển động tròn đều, chuyển động nào có tần số lớn hơn thì có chu kỳ nhỏ hơn.
	D / Trong các chuyển động tròn đều với cùng chu kỳ, chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì có vận tốc góc nhỏ hơn.
Câu 2 : Chọn câu đúng : Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì :
	A / Vật lập tức dừng lại.
	B / Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
	C / Vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều.
	D / Vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều.
Câu 3 : Chọn câu đúng : Gọi F1 , F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng :
	A / Trong mọi trường hợp F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2 .
	B / F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và F2 .
	C / Trong mọi trường hợp F thỏa mãn :£ F £ F1 + F2
	D / F không bao giờ bằng F1 hoặc F2 .
Câu 4 : Chọn câu đúng :
	A / Không có lực tác dụng thì các vật không thể chuyển động được.
	B / Một vật bất kỳ chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng 
dần thì chuyển động nhanh dần.
	C / Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều.
	D / Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó.
Câu 5 : Trong các cách viết phương trình của định luật II Newton sau đây, cách viết nào đúng ?
A / = ma
	B / = - m
	C / = m
	D / - = m.
Câu 6 : Thời gian chất điểm đi hết một vòng trên đường tròn gọi là chu kỳ quay, kí hiệu là T. Trong hệ thống do lường quốc tế SI, đơn vị chu kỳ là :
A / rad / s
	B / héc ( Hz )
	C / giây ( s )
	D / giờ ( h )
Câu 7 : Chọn câu sai :	
A / v = 
	B / T = 
	C / f = 
	D / w = 2 p f
Câu 8 : Chọn câu sai :
	A / Nếu một vật không chịu tác dụng của các vật khác thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.
	B / Gia tốc của một vật luôn cùng chiều với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của nó.
	C / Hai vật tương tác với nhau bằng những lực cân bằng.
	D /Nếu một vật đang chuyển động mà các lực tác dụng lên nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều 
Câu 9 : Một vật có khối lượng 2(kg) chịu tác dụng của một lực có độ lớn 10 (N) thì sẽ thu được một gia tốc là
A / 2 (m/s2).
	B / 3 (m/s2).
	C / 4 (m/s2).
	D / 5 (m/s2).
Câu 10 : Một vật chuyển động tròn đều trên đường tròn có bán kính R = 0,2 (m) với vận tốc góc w = 10 (rad/s) thì vận tốc dài có độ lớn là :
A / 1 ( m/s).
	B / 2 ( m/s).
	C / 3 ( m/s).
	D / 4 ( m/s).
B / TỰ LUẬN : ( 5 điểm ) – Thời gian : 30 phút .
	CÂU 1 : ( 3 điểm )
Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = F2 = 20 ( N ). Hãy tìm độ lớn hợp lực của hai lực khi chúng hợp với nhau một góc a = 00, 1800, 900. Vẽ hình biểu diễn cho mỗi trường hợp.
	CÂU 2 : ( 2 điểm )
Một xe lăn khối lượng 50 ( kg ), dưới tác dụng của một lực kéo theo phương ngang, chuyển động không vận tốc đầu từ đầu đến cuối phòng mất 10 ( s ). Khi chất lên xe một kiện hàng, xe phải chuyển động mất 20 ( s ). Bỏ qua ma sát. Tìm khối lượng kiện hàng.

File đính kèm:

  • doc12 KTTT-10KHTN(05-06).doc