Đề kiểm tra 1 tiết Môn: Tiếng Việt Lớp 6 Đề 5

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1832 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Môn: Tiếng Việt Lớp 6 Đề 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD Đức Linh	Kiểm tra : 1 tiết 
Trường : THCS Đông Hà 	Môn: Ngữ văn 6
	 ( Tiết 115 tuần 29 theo PPCT)
Họ và tên : ………………………….
Lớp : 6_ 
 Điểm 
Lời phê của thầy ( Cô) 
I. Trắc Nghiệm : (4đ) Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất :
Câu 1 : Điền từ nào để câu “ Mặt trời …………………………dần dần, rồi lên cho kỳ hết” trở thành câu đúng nghĩa.
	A. Vùng lên	B. Trỗi dậy	C. Xuất phát	D. Nhôn lên.
Câu 2 : Trong câu “ Trăng vào cửa sổ đòi thơ” tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì ?
	A. Hoán dụ	B. Nhân hoá	C. Ẩn dụ	D. So sánh
Câu 3 : Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nhân hoá ?
	A. Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ	B. Sương hồng lam ôm ấp mái nhà tranh
	C. Sương trắng rõ đầu cành như giọt sữa	D. Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
Câu 4 : Biện pháp tu từ nào sử dụng trong câu văn “ Cặp mắt của sói đỏ khè như hai hòn lửa”
	A. Nhân hóa	B. So sánh	C. Ẩn dụ	D. Hoán dụ
Câu 5 : Câu thơ “ Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào?
	A. Ẩn dụ hình thức	B. Ẩn dụ cách thức
	C. Ẩn dụ phẩm chất	D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Câu 6 : Trong câu thơ :” Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo” thuộc loại so sánh gì?
	A. So sánh ngang bằng	B. So sánh hơn	C. So sánh kém.
Câu 7 : Phó từ là những từ chuyên đi kèm :
	A. Động từ	B. Tính từ	C. Động từ và danh từ	D. Động từ và tính từ
Câu 8 : So sánh là …………………………sự vật này với sự vật sự việc khác.
	A. đối chiếu	B. nêu tên	C. miêu tả	D. gọi tên.
Câu 9 : Hoán dụ là …………………….sự vật hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi.
	A. chuyển đổi	B. so sánh	C. gọi tên	D. miêu tả
Câu 10 : Câu thơ “ Áo chàm đưa buổi phân li
	 Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” 
	Là hình ảnh hoán dụ chỉ?
	A. Đồng bào Việt Bắc	B. Người mặc áo màu chàm
	C. Cái áo của người Chàm	D. Người dân Miền Bắc
Câu 11 : Có mấy kiểu nhân hoá ?
	A. 2	B. 4	C. 3	D. 5
Câu 12 : Phó từ chia làm mấy loại lớn ?
	A. 3	B. 2	C. 5	D. 4
II. TỰ LUẬN (4 Điểm) 
Câu 1 : Thế nào là ẩn dụ? Có mấy kiểu ẩn dụ, kể tên? Lấy được ví dụ có sử dụng phép ẩn dụ ?
Câu 2 : Nhân hoá là gì? Kể tên các kiểu nhân hoá? Cho ví dụ minh hoạ?





Phịng GD Đức Linh	HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Trường : THCS Đơng Hà 	Mơn : Ngữ văn 6
	 ( Tiết 115 tuần 29 theo PPCT)

I. TRẮC NGHIỆM :

Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.án
D
B
B
B
D
A
D
A
C
A
C
B
Mỗi câu đúng được.
II. TỰ LUẬN :
 Câu 1 ( 2 điểm)
	Ẩn dụ : Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.	(0,75 điểm)
	Các kiểu ẩn dụ thường gặp	(0,25 điểm)
	Ẩn dụ hình thức 	(0,25 điểm)
	Ẩn dụ cách thức 	(0,25 điểm)
	Ẩn dụ phẩm chất 	(0,25 điểm)
	Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác	(0,25 điểm)
Câu 2 : ( 2 điểm)
	Nhân hoá là gọi mọi con vật, cây cối, đồ vật … bằng những từ ngữ vẫn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật … Trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tính chất của con người. ( 1.25 điểm)
	Các kiểu nhân hoá :
Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. ( 0,25 điểm)
Dùng những từ vốn chữ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.	(0,25 điểm)
Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người ( 0,25điểm)
	

File đính kèm:

  • docdethitu1den14ghdjghj (5).doc