Đề khảo sát đội tuyển Tiếng việt Lớp 4 - Trường Tiểu học Minh Đức số 2

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát đội tuyển Tiếng việt Lớp 4 - Trường Tiểu học Minh Đức số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH Minh Đức số 2
Đề khảo Sát đội tuyển Năm học: 2008 - 2009
 Môn: Tiếng Việt khối 4 Thời gian: 60 phút
Bài 1: (1,5đ) Hãy tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau:
	Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi trưa hành quân bất chợt gặp đàn bò rừng nhởn nhơ gặm cỏ.
Bài 2: (1,5đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
Đến bây giờ Thanh vẫn không quyên được khuôn mặt hiền từ, mái tóc bạc, đôi mắt đầy yêu thương và lo lắng của bà.
Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học.
Bàn tay ram ráp của mẹ xoa lên hai má tôi.
Bài 3: (2đ)Trong hai dòng thơ:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
 Nước gương trong soi tóc những hàng tre”
	Nhà thơ Tế Hanh đã sử dụng biện pháp nhân hoá. Em hãy cho biết phép nhân hoá được biểu hiện ở từ nào và nói rõ cái hay của phép nhân hoá ấy.
Bài 4: (4đ) Tập làm văn 
	Hãy tả chiếc áo đã từng gắn bó thân thiết với em( hoặc chứa đựng một kỉ niệm sâu sắc đối với em)
	(1điểm chữ viết) 
.
Đáp án Môn: Tiếng Việt khối 4
Bài 1: (1,5đ) Hãy tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau:
	Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi trưa hành quân bất chợt gặp đàn bò rừng nhởn nhơ gặm cỏ.
Danh từ(0,5đ): buổi trưa, Trường Sơn, tiếng, gà, buổi, đàn, bò, rừng, cỏ.
Động từ: (0,5đ) vang lên, gáy, gặp, gặm.
Tính từ (0,5đ`): vắng lặng, nhởn nha.
Bài 2: (1,5đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
Đến bây giờ Thanh vẫn không quyên được khuôn mặt hiền từ, mái tóc bạc, đôi mắt đầy yêu thương và lo lắng của bà.
Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học.
Bàn tay ram ráp của mẹ xoa lên hai má tôi.
Bài 3: (2đ)Trong hai dòng thơ:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre”
	Nhà thơ Tế Hanh đã sử dụng biện pháp nhân hoá. Em hãy cho biết phép nhân hoá được biểu hiện ở từ nào và nói rõ cái hay của phép nhân hoá ấy.
	Phép nhân hoá được biểu hiện chủ yéu ở những từ ngữ: soi tóc, những hàng tre.
Cái hay: Phép nhân hoá đã làm cho cảnh vật trở nên sống động , như có hồn người. Những hàng tre ven sông như những người thiếu nữ buông tóc xanh soi mình trước một tấm gươngthiên nhiên đó là dòng sống quê hương.
Bài 4: (4đ) Tập làm văn 
	Hãy tả chiếc áo đã từng gắn bó thân thiết với em( hoặc chứa đựng một kỉ niệm sâu sắc đối với em)
Mở bài: Giới thiệu trực tiếp hay gián tiếp chiếc áo em sẽ tả (0,5đ)
Thân bài: Tả bao quát chiếc áo(1đ)
 - Tả chi tiết(1đ)
- Nêu kỉ nịêm đáng nhớ về chiếc áo, có thể nêu xen kẽ trong quá trình miêu tả.(1đ)
Kết kài:Nêu cảm nghĩ của em vê chiếc áo đó (0,5đ)
(1điểm chữ viết) 
.

File đính kèm:

  • docDe HSG Tieng viet 4.doc