Đề khảo sát chất lượng Lần 3 năm học 2018-2019 môn Lịch Sử Lớp 12 - Mã đề 312 - Trường THPT Yên Lạc

pdf4 trang | Chia sẻ: Mịch Hương | Ngày: 05/04/2025 | Lượt xem: 12 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng Lần 3 năm học 2018-2019 môn Lịch Sử Lớp 12 - Mã đề 312 - Trường THPT Yên Lạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 3 NĂM HỌC 2018 - 2019 
 TRƯỜNG THPT YÊN LẠC ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 12 
 Đề thi có 04 trang Thời gian làm bài 50 phút; Không kể thời gian giao đề./. 
 MÃ ĐỀ THI: 312 
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh ................................ 
Câu 1: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã phản ánh quy luật nào của chủ nghĩa tư bản? 
 A. Phát triển không đều. B. Tự do kinh doanh thái quá. 
 C. Độc quyền trong kinh doanh. D. Sản xuất chạy theo lợi nhuận tối đa. 
Câu 2: Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ có vị trí như thế nào trong thế giới tư bản? 
 A. Đứng đầu B. Đối đầu C. Lãnh đạo D. Cầm đầu 
Câu 3: Quốc gia đi đầu trong ngành công nghiệp chinh phục vũ trụ là 
 A. Anh B. Mĩ. C. Liên Xô. D. Nhật Bản. 
Câu 4: Cuộc chiến đấu tại các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 của quân dân ta đã 
 A. đưa cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang một giai đoạn mới. 
 B. đập tan hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh “ của thực dân Pháp. 
 C. đập tan một bước kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp. 
 D. đưa cuộc kháng chiến chống Pháp lên một bước phát triển mới. 
Câu 5: Trong năm 1929, ở nước ta liên tiếp xuất hiện ba tổ chức cộng sản. Tổ chức nào được thành lập sớm 
nhất? 
 A. Đông Dương cộng sản Đảng. B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên 
 C. An Nam Cộng sản Đảng. D. Đông Dương cộng sản liên đoàn. 
Câu 6: Sự kiện nào có tác dụng đưa cách mạng Việt Nam sang một thời kì mới? 
 A. Hệ thống Véc xai Oasinh tơn hình thành (1919-1922). 
 B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917). 
 C. Quốc tế Cộng sản được thành lập (1919). 
 D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc (1918). 
Câu 7: Con đường cách mạng được Nguyễn Ái Quốc xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 
Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là 
 A. làm tư sản dân quyền cách mạng rồi thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. 
 B. làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. 
 C. làm tư sản dân quyền cách mạng rồi thế giới cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. 
 D. làm tư sản dân quyền cách mạng và thế giới cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. 
Câu 8: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), thực dân Pháp bắt tay vào 
 A. xâm lược nước ta. B. công cuộc bình định quân sự ở nước ta. 
 C. khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương. D. khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương. 
Câu 9: Trong năm 1945, quốc gia Đông Nam Á nào giành độc lập sớm nhất? 
 A. Lào B. Việt Nam C. In-đô-nê-xi-a D. Singapo 
Câu 10: Sự kiện nào đánh dấu cách mạng Trung Quốc chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang 
cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới? 
 A. Cuộc nội chiến Quốc – Cộng (1946-1949). B. Phong trào Duy tân (1898). 
 C. Phong trào Ngũ Tứ (1919). D. Phong trào Thái Bình Thiên Quốc (1851-1864). 
Câu 11: Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập sau Chiến 
tranh thế giới thứ hai là 
 A. chính trị bất hợp pháp. B. chính trị hợp pháp. C. vũ trang bất hợp pháp. D. vũ trang hợp pháp. 
 Trang 1/4 - Mã đề thi 312 
Câu 12: Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta là do 
giai cấp tư sản 
 A. chỉ sử dụng phương pháp đấu tranh ôn hòa. B. nhỏ bé về kinh tế và non yếu về chính trị. 
 C. chưa được giác ngộ về chính trị. D. chỉ đấu tranh đòi quyền lợi của giai cấp mình. 
Câu 13: Sau khi giành độc lập, các nước sáng lập ASEAN đã tiến hành chiến lược kinh tế 
 A. đối ngoại. B. đối nội. C. hướng nội. D. hướng ngoại. 
Câu 14: Nguyên tắc quan trọng nhất của Pháp khi tiến hành đầu tư công nghiệp ở nước ta trong các cuộc 
khai thác thuộc địa là 
 A. không được làm phương hại tới nền công nghiệp chính quốc. 
 B. phát huy tối đa nguồn lợi nhân lực của nước ta. 
 C. triệt để khai thác thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của nước ta. 
 D. mang lại nguồn lợi nhuận cao nhất cho nước Pháp. 
Câu 15: Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện chủ trương vô sản hóa. Xác định lực 
lượng nào sau đây là đối tượng của phong trào vô sản hóa? 
 A. Tư sản. B. Công nhân. C. Cán bộ Hội. D. Nông dân. 
Câu 16: Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam được xác định trong Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương 
Đảng (12-3-1945) là 
 A. thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc. B. phát xít Nhật. 
 C. đế quốc Pháp – Nhật. D. thực dân Pháp. 
Câu 17: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng về bối cảnh phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ 
năm 1885 đến năm 1896? 
 A. Khuynh hướng phong kiến bao trùm. B. Các giai cấp, tầng lớp mới chưa xuất hiện. 
 C. Pháp đã hoàn thành việc bình định nước ta. D. Việt Nam đã mất độc lập hoàn toàn. 
Câu 18: Từ năm 1973 đến năm 1982, đặc điểm của kinh tế Mĩ là 
 A. phát triển xen kẽ khủng hoảng. B. phát triển mạnh mẽ. 
 C. khủng hoảng xen kẽ phát triển. D. suy thoái kéo dài. 
Câu 19: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là 
 A. khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. 
 B. mọi tiến bộ kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất. 
 C. kĩ thuật đi trước mở đường cho khoa học. 
 D. mọi phát minh khoa học đều bắt đầu từ tiến bộ kĩ thuật. 
Câu 20: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 năm 1936 xác định kẻ 
thù nguy hiểm nhất đối với cách mạng nước ta trong giai đoạn mới là 
 A. đế quốc Pháp, phát xít Nhật và tay sai của chúng. B. một bộ phận thực dân Pháp và tay sai. 
 C. đế quốc Pháp và phát xít Nhật. D. thực dân Pháp và tay sai. 
Câu 21: Yếu tố quyết định nhất để khuynh hướng dân chủ tư sản được du nhập và trở thành khuynh hướng 
chủ đạo trong phong trào yêu nước Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX là 
 A. Sự chuyển biến và hoạt động tích cực của các sĩ phu yêu nước thức thời. 
 B. Sự thất bại của khuynh hướng phong kiến. 
 C. Sự xuất hiện của các lực lượng xã hội mới do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực 
 dân Pháp. 
 D. Sức hấp dẫn mãnh liệt của khuynh hướng dân chủ tư sản đối với nhân dân ta. 
Câu 22: Quốc gia nào ở Đông Nam Á là một trong bốn con rồng kinh tế châu Á? 
 A. Singapo B. Thái Lan C. Việt Nam D. Malaixia 
Câu 23: Sau 2-9-195, lực lượng nào vào miền Bắc nước ta dưới danh nghĩa quân đội Đồng minh? 
 A. Quân Trung Hoa Dân quốc B. Quân Anh 
 C. Quân Nhật D. Quân Pháp 
Câu 24: Năm 1936, hình thức mặt trận dân tộc thống nhất có vai trò tập hợp lực lượng cách mạng là 
 A. Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh. 
 Trang 2/4 - Mã đề thi 312 
 B. Mặt trận thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương. 
 C. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. 
 D. Mặt trận thống nhất Dân chủ Đông Dương. 
Câu 25: Sự kiện nào được coi là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931? 
 A. Cuộc đấu tranh của công nhân nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5. 
 B. Cuộc đấu tranh của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) vào ngày 12-9-1930. 
 C. Công nhân khu công nghiệp Vinh – Bến Thủy tổng bãi công vào ngày 1-8-1930. 
 D. Sự ra đời của các Xô Viết tại Nghệ An và Hà Tĩnh vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 năm 1930. 
Câu 26: Phương châm đấu tranh của ta trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950 là 
 A. “ Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. 
 B. “ Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh ăn chắc, tiến ăn chắc”. 
 C. “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”. 
 D. “Tất cả cho chiến dịch toàn thắng”. 
Câu 27: Hậu quả nặng nề nhất từ sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu là 
gì? 
 A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa chỉ còn tồn tại ở châu Á và châu Phi. 
 B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại ở châu Âu. 
 C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa chỉ còn tồn tại ở châu Á và châu Mĩ. 
 D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại trên thế giới. 
Câu 28: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), yêu cầu bức thiết nhất của người nông dân Việt 
Nam là gì? 
 A. Ruộng đất B. Độc lập dân tộc C. Hòa bình D. Quyền tự do, dân chủ 
Câu 29: Phong trào dân chủ 1936-1939 diễn ra chủ yếu ở địa bàn nào? 
 A. Rừng núi và nông thôn B. Đô thị C. Nông thôn đồng bằng D. Rừng núi 
Câu 30: Đâu là hình thức đấu tranh trọng tâm của phong trào cách mạng 1930-1931? 
 A. Chính trị thương lượng B. Vũ trang quần chúng C. Vũ trang chính quy D. Chính trị quần chúng 
Câu 31: Đông Khê được chọn làm điểm mở màn cho chiến dịch Biên giới thu đông 1950 vì đó là vị trí 
 A. có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của Pháp. 
 B. quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp. 
 C. án ngữ hành lang Đông – Tây của thực dân Pháp. 
 D. ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ. 
Câu 32: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh trong những năm từ 1952 
đến 1973 là 
 A. nguồn viện trợ từ Mĩ. 
 B. con người được coi là vốn quý nhất. 
 C. các cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam và Triều Tiên. 
 D. sự phát triển của khoa học kĩ thuật. 
Câu 33: Hành động nào của thực dân Pháp sau ngày 6-3-1946 tác động trực tiếp đến quyết định phát động 
kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của Đảng và Chính phủ vào ngày 19-12-1946? 
 A. Khiêu khích ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn. 
 B. Gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu. 
 C. Mở các cuộc tấn công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. 
 D. Gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún, Yên Ninh. 
Câu 34: Nội dung nào dưới đây thể hiện đúng mối quan hệ giữa Việt Nam với thực dân Pháp từ sau ngày 2-
9-1945 đến trước ngày 19-12-1946? 
 A. Hòa hoãn, tránh xung đột B. Thương lượng để chấm dứt xung đột 
 C. Đối đầu trực tiếp về quân sự D. Vừa đánh vừa đàm 
Câu 35: Trong những năm từ 1925 đến 1929, giai cấp công nhân có vai trò như thế nào trong phong trào 
dân tộc dân chủ ở nước ta? 
 A. Lãnh đạo duy nhất B. Phụ thuộc vào giai cấp khác 
 Trang 3/4 - Mã đề thi 312 
 C. Nòng cốt D. Quan trọng 
Câu 36: Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? 
 A. Đây là cuộc cách mạng diễn ra có sự kết hợp của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. 
 B. Đây là cuộc cách mạng diễn ra có sự kết hợp cả nông thôn và thành thị. 
 C. Đây là cuộc đấu tranh cách mạng diễn ra nhanh gọn, ít đổ máu bằng phương pháp hòa bình. 
 D. Hình thái phát triển của cuộc cách mạng là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa. 
Câu 37: Việt Nam Quốc dân đảng là chính đảng theo khuynh hướng chính trị nào? 
 A. Quốc gia tư sản B. Quốc gia cách mạng tư sản 
 C. Quốc gia dân tộc tư sản D. Quốc gia cải lương tư sản 
Câu 38: “Găng nhưng không được bể” là phương châm đấu tranh của ta trong giai đoạn nào? 
 A. Giai đoạn cuối cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp. 
 B. Những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp. 
 C. Những ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám. 
 D. Năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám. 
Câu 39: Thực tế của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954) đã chứng 
minh vai trò của mặt trận quân sự trong mối quan hệ với mặt trận ngoại giao là 
 A. thắng lợi trên mặt trận quân sự hỗ trợ cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. 
 B. thắng lợi trên mặt trận quân sự không có tác động đến kết quả trên bàn đàm phán. 
 C. kết quả trên mặt trận quân sự phản ánh kết quả trên bàn đàm phán. 
 D. thắng lợi trên mặt trận quân sự quyết định kết quả trên bàn đàm phán. 
Câu 40: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai 
của Đảng (tháng 2-1951)? 
 A. Tách Mặt trận nhân dân thống nhất để thành lập ở mỗi nước một Mặt trận dân tộc thống nhất riêng. 
 B. Thông qua Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Báo cáo Bàn về Cách mạng Việt Nam của 
 đồng chí Trường Chinh. 
 C. Bầu Ban Chấp hành Trung ương mới. 
 D. Thông qua Chính cương và Điều lệ mới của Đảng. 
 _________Hết_______ 
 Học sinh không được sử dụng tài liệu; Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm./. 
 Trang 4/4 - Mã đề thi 312 

File đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_lan_3_nam_hoc_2018_2019_mon_lich_su_l.pdf