Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 8 - Môn: Sinh Học

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 8 - Môn: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2011- 2012
Môn : Sinh học
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Đề này gồm 08 câu trong 01 trang
Câu 1: (2,5 điểm)
 Tế bào có những đặc điểm nào thể hiện tính chất sống? Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
Câu 2: (2,5 điểm)
Thành phần hóa học và tính chất của xương. Vì sao ở người già xương dễ bị gãy và khi gãy thì chậm phục hồi?
Câu 3: (4 điểm)
Phân biệt sự đông máu với ngưng máu về khái niệm, cơ chế và ý nghĩa?
Tim có cấu tạo như thế nào? Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?
Câu 4: (3 điểm)
So sánh hệ hô hấp của người với hệ hô hấp của thỏ. Theo em , hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?
Câu 5: (2,5 điểm)
Trình bày cấu tạo chủ yếu của dạ dày.
Thế nào là ăn uống đúng cách? Ăn uống đúng cách có lợi gì?
Câu 6: (1,5 điểm)
Cắt toàn bộ rễ trước phụ trách chi sau bên trái và toàn bộ rễ sau phụ trách chi sau bên phải của dây thần kinh tuỷ trên ếch tuỷ. Các thí nghiệm sau sẽ có kết quả như thế nào? Giải thích kết quả đó.
Thí nghiệm 1: Kích thích dung dịch HCl 3% vào chi sau bên trái.
Thí nghiệm 2: Kích thích dung dịch HCl 3% vào chi sau bên phải.
Câu 7: (2 điểm)
Nguyên nhân, đường lây truyền, triệu chứng, hậu quả của bệnh đau mắt hột. Các biện pháp vệ sinh mắt.
Câu 8: (2 điểm)
Nguyên nhân, hậu quả của bệnh bướu cổ do thiếu Iốt và bệnh Bazơđô.
.Hết.
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HD CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2011- 2012
Môn : Sinh học
Câu
Nội dung
Điểm
1(2,5) Tính chất sống của tế bào..
Tính chất sống của tế bào:
Tế bào có khả năng trao đổi chất với môi trường, nhờ đó mà có khả năng tích lũy vật chất, lớn lên, phân chia giúp cơ thể lớn lên và sinh sản.
Tế bào có khả năng cảm ứng giúp cơ thể trả lời các kích thích của môi trường
Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể:
Tế bào có lớp màng sinh chất có chức năng thực hiện TĐC và NL giữa tế bào với môi trường trong, cung cấp NL cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
Sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản.
 Như vậy mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào được coi là đơn vị chức năng của cơ thể.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
2(2,5) Thành phần hóa học và tính chất của xương
Thành phần hóa học của xương gồm:
Chất vô cơ: Là các muối khoáng (Chủ yếu là muối Ca)
Chất hữu cơ (Chất cốt giao)
Tính chất của xương:
Tính bền chắc (do chất vô cơ tạo nên)
Tính mềm dẻo (do chất cốt giao tạo nên)
Giải thích
Người già dễ bị gãy xương và chậm phục hồi là do:
- Tỉ lệ chất hữu cơ và chất vô cơ trong xương thay đổi theo lứa tuổi. 
- Ở người già, tỉ lệ chất hữu cơ giảm " xương giảm tính dẻo và đàn hồi, trở nên xốp, giòn nên dễ bị gãy khi có va chạm mạnh.
- Ở người già, sự phân hủy cao và quá trình tạo xương chậm (ở màng xương và sụn tăng trưởng) nên khi xương bị gãy, rất chậm phục hồi và không chắc chắn.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
3(4.0) Phân biệt sự đông máu với ngưng máu.
Phân biệt sự đông máu với ngưng máu
Nội dung
Đông máu
Ngưng máu
Khái niệm
Là hiện tượng khi bị thương máu chảy ra ngoài sau đó bị đông lại thành cục
Là hiện tượng hồng cầu của người cho bị kết dính trong máu người nhận
Cơ chế
Tiểu cầu vỡ tiết enzim kết hợp với ion Ca++ có trong huyết tương biến chất sinh tơ máu trong huyết tương thành tơ máu, các tơ máu tạo thành mạng lưới ôm giữ các TB máu tạo thành khối máu đông.
: Các kháng thể có trong huyết tương người nhận gây kết dính với các kháng nguyên trên hồng cầu người cho, làm cho hồng cầu của người cho bị kết dính thành cục trong máu người nhận 
Ý nghĩa
- Bảo vệ cơ thể chống mất máu khi bị thương
- Đây là một phản ứng miễn dịch của cơ thể, khi truyền máu cần thực hiện đúng nguyên tắc để tránh ngưng máu.
b) 
* Cấu tạo của tim:
Tim nằm gọn giữa 2 lá phổi trong lồng ngực, hình chóp, hơi dịch ra phía trước gần xương ức và lệch sang trái
Tim được cấu tạo bởi các cơ tim và mô liên kết, tạo thành các ngăn tim ( tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái) và các van tim ( van nhĩ-thất, van động mạch)
Bao ngoài tim còn có 1 màng bọc bên ngoài, gọi là màng ngoài tim; lót trong các ngăn tim còn có màng trong tim
Tim nặng khoảng 300 g
Tâm thất trái có thành cơ tim dày nhất. Tâm nhĩ phải có thành cơ tim mỏng nhất
- Giữa các ngăn tim và giữa tim đi ra các động mạch ( động mạch chủ và động mạch phổi) đều có van bảo đảm cho máu chỉ vận chuyển theo 1 chiều nhất định
* Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi vì:
- Mỗi chu kỳ co dãn của tim có thời gian 0,8s. Trong đó thời gian nghỉ hoàn toàn (pha dãn chung) là 0,4s. Với lượng thời gian đó là đủ để cơ tim phục hồi khả năng làm việc, vì vậy mà tim hoạt động suốt đời không mệt.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
1 đ
4(3.0) So sánh hệ hô hấp của người với hệ hô hấp thỏ
So sánh:
Giống nhau: 
+ Đều nằm trong khoang ngực, ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành
+ Cấu tạo đều có đường dẫn khí và 2 lá phổi
+ Đường dẫn khí bao gồm mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản
+ Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang, bao quanh bởi mạng mao mạch máu dày đặc
+ Bao bọc phổi là 2 lớp màng :Lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi. Chính giữa là chất dịch.
Khác nhau: Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm
Tác hại của thuốc lá: 
Làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí. 
Có thể gây ung thư phổi
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
5(2,5) Cấu tạo chủ yếu của dạ dày..
Cấu tạo dạ dày
Dạ dày có hình túi thắt 2 đầu ( đầu trên là tâm vị, đầu dưới là môn vị) với dung tích khoảng 3 lít.
Dạ dày có cấu tạo 4 lớp cơ bản: Màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc.
Lớp cơ rất dày và khỏe, gồm 3 loại : cơ vòng, cơ dọc, và cơ chéo.
Lớp niêm mạc có các tế bào tiết chất nhày và nhiều tuyến tiết dịch vị
 b) 
* Ăn uống đúng cách là:
- Ăn chậm, nhai kĩ
- Ăn đúng giờ, đúng bữa.
- Ăn uống hợp khẩu vị và trong bầu không khí vui vẻ.
- Sau khi ăn phải nghỉ ngơi, tránh lao động nặng
* Ăn uống đúng cách sẽ giúp các cơ quan trong hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn , do đó hiệu quả tiêu hóa cao hơn và góp phần bảo vệ hệ tiêu hóa
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Mỗi ý đúng chấm 0,25 đ
0,5 đ
6 (1,5) 
Kết quả thí nghiệm: 
Thí nghiệm 1: Chi sau bên trái không co, các chi còn lại đều co
Thí nghiệm 2: Không có chi nào co.
Giải thích: 
- Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đi ra cơ quan phản ứng (cơ chi). Vì vậy, cắt rễ trước chi sau bên trái thì xung thần kinh vận động không được dẫn đến cơ chi nên không co 
- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh. Cắt rễ sau chi sau bên phải, khi kích thích vào chi đó thì TƯ TK không tiếp nhận được xung cảm giác nên không có xung vận động để trả lời kích thích.
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
7(2.0) Bệnh đau mắt hột. 
Nguyên nhân, triệu chứng..
Nguyên nhân: Bệnh do một loại vi rút gây nên, thường có trong dử mắt.
Đường lây: Do dùng chung khăn, chậu với người bệnh hoặc tắm rửa trong ao hồ tù hãm.
Triệu chứng: Mặt trong mi mắt có hột nổi cộm lên gây ngứa ngáy khó chịu.
Hậu quả: Khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co kéo lớp trong mi mắt làm lông mi quặp vào trong, cọ xát làm đục màng giác dẫn tới mù lòa.
Biện pháp vệ sinh mắt: 
Giữ đúng khoảng cách khi đọc sách. Không đọc sách khi đi trên tàu, xe và những nơi thiếu ánh sáng
Đeo kính khi đi đường có nhiều bụi và làm việc nơi có ánh sáng mạnh. Giữ mắt luôn sạch sẽ
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để tránh bị quáng gà.
Khi bị bệnh, tật về mắt cần đi khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ.
(1đ)
Mỗi ý đúng chấm 0,25 đ
(1đ)
Mỗi ý đúng chấm 0,25 đ
8(2.0) Nguyên nhân, hậu quả của bệnh bướu cổ và bệnh bazơđô
Bệnh bướu cổ
Nguyên nhân: 
+ Do thiếu Iốt trong khẩu phần ăn hằng ngày, Tiroxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hoocmon thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến.
Hậu quả: 
+ Trẻ em chậm lớn, trí não kém phát triển. Người lớn hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém 
Bệnh bazơđô:
Nguyên nhân:
+ Do tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmon làm tăng cường trao đổi chất.
Hậu quả: 
+ Tăng tiêu dùng oxi, tăng nhịp tim, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh, gây bướu cổ và mắt lồi do tích nước ở các tổ chức sau cầu mắt.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Tổng điểm
20,0
Lưu ý: 

File đính kèm:

  • docde hsg 8 2012.doc