Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi huyện năm học 2011 – 2012 Môn: Ngữ văn 8 (Thời gian làm bài: 120 phút)

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi huyện năm học 2011 – 2012 Môn: Ngữ văn 8 (Thời gian làm bài: 120 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC


ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn: Ngữ văn 8
(Thời gian làm bài: 120 phút)

Câu 1: (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
	Tôi bật cười bảo lão(1):
	- Sao cụ lo xa quá thế (2)? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ (3)! Cụ cứ để tiền đấy mà ăn, lúc chết hãy hay (4)! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại (5)?
	- Không, ông giáo ạ (6)! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu (7)?
	(“Lão Hạc”-Nam Cao)
a) Xác định câu trần thuật, câu cầu khiến, câu nghi vấn trong đoạn văn trên. 
b) Chỉ ra các chức năng của các câu nghi vấn vừa tìm được.
Câu 2: (6,0 điểm)
Cho ®o¹n th¬ sau:
"D©n chµi l­íi lµn da ng¨m r¸m n¾ng,
 C¶ th©n h×nh nång thë vÞ xa x¨m
 ChiÕc thuyÒn im bÕn mái trë vÒ n»m,
 Nghe chÊt muèi thÊm dÇn trong thí vá"
(" Quª h­¬ng" - TÕ Hanh)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Trình bầy cảm nhận của em về đoạn thơ.
Câu 3: (12,0 điểm)
Trong tác phẩm “Lão Hạc” Nam Cao viết:
“…Chao ôi ! Đối với những người sống quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương […].Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất…”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ các nhân vật: Lão Hạc, ông giáo, vợ ông giáo, Binh Tư trong tác phẩm “Lão Hạc”, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

............ Hết .............





PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI HUYỆN
Năm học: 2011-2012
Môn: Ngữ văn 8
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Xác định được đúng các kiểu câu: (1,0 điểm) 
- Câu trần thuật là các câu (1), (3), (6), câu cầu khiến là câu(4), câu nghi vấn là câu (2), (5), (7) 
b) Chỉ ra được các chức năng của các câu nghi vấn vừa tìm được: (1,0 điểm) 
	- Câu (2) được dùng để bộc lộ cảm xúc
	- Câu (5) được dùng để giải thích 
	- Câu (7) được dùng để hỏi 
Câu 2: (6,0 điểm)
a) Học sinh chỉ ra và phân tích được các biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong đoạn thơ: ( 3,0 điểm)
- Tác giả đã sử dụng biên pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “ vị xa xăm”, và nghệ thuật nhân hoá: chiếc thuyền mang đặc điểm, trạng thái , tính cách như con người. (1,0 điểm)
- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: sự chuyển đổi cảm giác tài tình đã tạo nên vần thơ giầu cảm xúc qua cụm từ “vị xa xăm”. Xa xăm được cảm nhận bằng thị giác- nhìn xa xăm- nhưng trong đoạn thơ đã được chuyển thành vị giác. Tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp của những người dân làng chài, những con người được tôi luyện trong lao động. Họ ra khơi và khi trở về mang theo hương vị mặn mòi, nồng toả vị xa xăm của biển cả. ( 1,0 điểm)
- Nghệ thuật nhân hoá : Sau một ngày vật lộn với sóng gió biển khơi, chiếc thuyền trở về bến. Các từ im, mỏi, nằm, nghe là những từ mang đặc điểm, tính cách, trạng thái của con người. ở đây tác giả đã dùng để miêu tả chiếc thuyền làm cho chiếc thuyền vô tri trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế. Hình ảnh nhân hoá gợi cảm nhận về cuộc sống lao động vất vả mà yên vui của bà con làng chài. ( 1,0 điểm)
b) Học sinh trình bầy cảm nhận nhận về đoạn thơ ( 3,0 điểm) 
- Bằng những hình ảnh thơ độc đáo và sáng tạo tác giả đã dựng lên bức tượng đài rất đẹp về hình ảnh người dân chài. Nếu như ở trên hình ảnh người dân chài chỉ được gợi ra qua cụm từ “dân trai tráng” thì đến đây tác giả có thời gian nhìn ngắm họ kỹ hơn: Nước da ngăm nhuộm nắng nhuộm gió, thân hình vạm vỡ thấm đẫm vị mặn mòi, nồng toả vị xa xăm của biển khơi. Họ như những đứa con của biển được tách ra từ cuộc sống đại dương mang trong mình hơi thở nồng nàn của biển cả. Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực, vừa lãng mạn và trở nên có tầm vóc phi thường.
- Cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đẫm vị muối mặn của biển khơi. Sau một chuyến ra khơi vất vả, con thuyền trở về nằm im thư giãn, ngủ im lìm trên bến. Hình ảnh nhân hoá độc đáo gợi cuộc sống lao động vất vả nhưng ấm áp yên vui của người dân làng chài.	
Câu 3: (12,0 điểm)
I.Yêu cầu về hình thức : 
- Bài viết đúng thể loại văn nghị luận về một vấn đề , có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài,kết bài.
- Văn phong sáng sủa,chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, không sai lỗi chính tả, diễn đạt lưu loát…
II.Yêu cầu về nội dung:
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích.(0,5 điểm)
2. Thân bài: 
a. Giải thích nội dung của đoạn trích: ( 2,0 điểm)
- Đây là lời độc thoại của nhân vật “Ông giáo” trong tác phẩm “Lao Hạc” của nhà văn Nam Cao - Thông qua nhân vật này tác giả Nam Cao thể hiện một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo, cách nhìn, đánh giá đầy sự cảm thông, trân trọng con người:
- Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để cố mà tìm hiểu, xem xét con người ở mọi bình diện thì mới có được cái nhìn đầy đủ, chắt gạn được những nét phẩm chất đáng quý của họ, nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc những kết luận sai lầm về bản chất của con người.
b. Chứng minh ý kiến trên qua các nhân vật:( 10,0 điểm)
* Chứng minh ý kiến trên thông qua các nhân vật: (8,0 điểm)
- Lão Hạc: (3,0 điểm) Truyện ngăn xoay quanh số phận, cuộc đời của Lão Hạc- Một lão nông nghèo khổ, bất hạnh thông qua cái nhìn của các nhân vật (trước hết là ông giáo), lão Hạc hiện lên với những việc làm, hành động bề ngoài có vẻ gàn dở, lẩm cẩm
+ Bán một con chó mà cứ đắn đo, suy nghĩ mãi. Lão Hạc sang nhà ông giáo nói chuyện nhiều lần về điều này làm cho ông giáo có lúc cảm thấy “nhàm rồi”.
+ Bán chó rồi thì đau đớn, xót xa, dằn vặt như mình vừa phạm tội ác gì lớn lắm.
+ Gửi tiền, giao vườn cho ông giáo giữ hộ, chấp nhận sống cùng cực, đói khổ: ăn sung, rau má, khoai, củ chuối…
+ Từ chối gần như hách dịch mọi sự giúp đỡ.
+ Xin bả chó.
- Vợ ông giáo: ( 1,0 điểm) Thị nhìn thấy ở lão Hạc một tính cách gàn dở “Cho lão chết ! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lão làm lão khổ chứ ai…”, vô cùng bực tức khi nhìn thấy sự rỗi hơi của ông giáo khi ông đề nghị giúp đỡ lão Hạc “Thị gạt phắt đi”.
- Binh Tư: ( 1,0 điểm) Từ bản tính của mình, khi nghe lão Hạc xin bả chó, hắn vội kết luận ngay “Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu”.
- Ông giáo: ( 4,0 điểm) Có những lúc không hiểu lão Hạc: “Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế ?”, thậm chí ông còn chua chát thốt lên khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó về để “cho nó xơi một bữa…lão với tôi uống rượu”: “Cuộc đời cứ mỗi ngày càng thêm đáng buồn…” Nhưng ông giáo là người có tri thức, có kinh nghiệm sống, có cái nhìn đầy cảm thông với con người, lại chịu quan sát, tìm hiểu, suy ngẫm nên phát hiện ra được chiều sâu của con người qua những biểu hiện bề ngoài:
+ Ông cảm thông và hiểu vì sao lão Hạc lại không muốn bán chó: Nó là một người bạn của lão, một kỉ vật của con trai lão; ông hiểu và an ủi, sẻ chia với nỗi đau đớn, dằn vặt của lão Hạc khi lão khóc thương con chó và tự xỉ vả mình. Quan trọng hơn, ông phát hiện ra nguyên nhân sâu xa của việc gửi tiền, gửi vườn, xin bả chó, cái chết tức tưởi của lão Hạc: Tất cả là vì con, vì lòng tự trọng cao quý. Ông giáo nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc ẩn dấu đằng sau những biểu hiện bề ngoài có vẻ gàn dở, lập dị. 
+ Ông hiểu và cảm thông được với thái độ, hành động của vợ mình: Vì quá khổ mà trở nên lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau đồng loại “…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu ? cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất…” . Ông biết vậy nên “Chỉ buồn chứ không nỡ giận”.
® Ông giáo là nhân vật trung tâm dẫn dắt câu chuyện, từ việc miêu tả các nhân vật mà quan sát, suy ngẫm để rồi rút ra những kết luận có tính chiêm nghiệm hết sức đúng đắn và nhân bản về con người chính ông giáo đã tìm thấy con người bề ngoài có vẻ lẩm cẩm kia chứa đựng bên trong một vẻ đẹp sáng ngời. Có thể nói tác giả Nam Cao đã hoá thân vào nhân vật này để đưa ra những nhận xét, đánh giá chứa chan tinh thần nhân đạo về cuộc đời, con người.
 * Đánh giá: ( 1,0 điểm) 
+ Đây là lời triết lí lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao.
+ Với triết lí trữ tình này, Nam Cao thể hiện một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo: cần phải quan sát, suy nghĩ đầy đủ về những con người hàng ngày sống quanh mình, cần phải nhìn nhận họ bằng lòng đồng cảm, bằng dôi mắt của tình thương. Vẫn đề “đôi mắt” này đã trở thành một chủ đề sâu sắc, nhất quán ở sáng tác của Nam Cao. Ông cho rằng con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết đồng cảm với mọi người xung quanh, khi biết nhìn ra và trân trọng, nâng niu những điều đáng thương, đáng quý ở họ. 
+ Nam Cao đã nêu nên một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: Ta cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ và phải đem hết tấm lòng của mình thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng.
3.Kết bài: Khảng định lại vấn đề. (0,5 điểm)
*Cách cho điểm:
- Từ 9- 10 điểm: Đáp ứng đầy đủ nội dung của bài văn nghị luận về một vấn đề. Văn viết rõ ràng,mạch lạc, chính xác, biết vận dụng vào tác phẩm thông qua các nhận vật trong tác phẩm để làm sáng tỏ nhận định .
- Từ 7- 8 điểm: Đáp ứng đầy đủ nội dung của bài văn nghị luận về một vấn đề. Văn viết rõ ràng,mạch lạc, chính xác, biết vận dụng vào tác phẩm thông qua các nhận vật trong tác phẩm để làm sáng tỏ nhận định nhưng chưa thật sâu sắc.
- Từ 5- 6 điểm: Đáp ứng đầy đủ nội dung của bài văn nghị luận về một vấn đề. Văn viết rõ ràng,mạch lạc, chính xác, biết vận dụng vào tác phẩm thông qua các nhận vật trong tác phẩm để làm sáng tỏ nhận định nhưng còn sơ sài, thiếu dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm
- Từ 4- 3 điểm : Học sinh biết làm bài nghị luận về một vấn đề. Diễn đạt tương đối mạch lạc. Tuy nhiên việc vận dụng vào tác phẩm thông qua các nhận vật trong tác phẩm để làm sáng tỏ nhận định vẫn còn sơ sài, chung chung và chưa chỉ ra được cái nhìn của ông giáo với nhận vật người vợ.
- Từ 1-2 điểm: Viết chung chung, bố cục lộn xộn.
- Học sinh làm lạc đề không cho điểm.
* Lưu ý :
- Giám khảo căn cứ vào yêu cầu của đề, thực tế bài làm của học sinh để cho điểm cho phù hợp.
- Động viên những bài viết sáng tạo, văn phong trong sáng giàu cảm xúc.
- Điểm trừ:
 + Sai từ 3 đến 5 lỗi chính tả, 2 đến 3 lỗi diễn đạt 	trừ 0,5 điểm.
 + Sai từ 6 lỗi chính tả, 4 lỗi diễn đạt trở lên 	trừ 1,0 điểm.
 (Điểm trừ không quá 1 điểm)

File đính kèm:

  • docDe HSG Ngu Van 8 2011-2012-PGD.doc