Đề cương sinh học

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Căn cứ vào đặc điểm nào để nhận biết hoa đơn tính, hoa lưỡn tính?
- Căn cứ vào các bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa (nhụy và nhị) để nhận biết hoa đơn tính, lưỡng tính:
+ Hoa lưỡng tính có đủ cả nhụy và nhị.
	Chỉ có nhụy là hoa đực
+ Hoa đơn tính:
	Chỉ có nhị là hoa cái
Câu 2: Thụ phấn là gì? Hoa giao phấn khác hoa tự thụ phấn ở điểm nào?
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
* Điểm khác nhâu giữa hoa giao phấn và hoa thụ phấn:
Hoa tự thụ phấn
Hoa giao phấn
- Nhị và nhụy chín đồng thời
- Hoa lưỡng tính
- Tự thụ phấn(Có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó)
-Nhị và nhụy không chín cùng một lúc
- Hoa đơn tính hoặc lưỡng tính.
- Nhờ con người, gió và côn trùng thụ phấn.
	Câu 3:Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh? Hai hiện tượng này có quan hệ gì với nhau?
-Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy còn thụ tinh là hiện tượng tiếp theo của thụ phấn là hiện tượng tế bào sinh duc đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.
- Tiếp theo thụ phấn là hiện tượng thụ tinh dẫn đến kết hạt và tạo quả. Nếu không có quá trình thụ phấn sẽ không có quá trình thụ tinh, hạt phấn sẽ không tiếp xúc được với đầu nhụy (tinh trùng của hạt phấn không kết hợp được với trứng có trong noãn).Vì vậy hai quá trình này có quan hệ mật thiết với nhau.
Câu 4: Hạt gồm những bộ phận nào? Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cấn cho hạt nảy mầm?
-Hạt gồm có ba phần: + Vỏ
 + Phôi
 + Chất dinh dưỡng dự trữ
Trong phôi gồm có: lá mầm, thân mầm, chồi mầm và rễ mầm.
+ Điều kiện bên ngoài cần cho hạt nảy mầm : đủ nước, không khí, ánh sáng và nhiệt độ thích hợp.
 + Điều kiện bên trong cần cho hạt nảy mầm: cần hạt chắc, còn phôi và chất dinh dưỡng dự trữ, không sâu bệnh.
Câu 5: Đặc điểm chủ yếu để phân biệt cây một lá mầm và cây hai lá mầm?
Đặc điểm chủ yếu để phân biệt cây một lá mầm và cây hai lá mầm là số lá mầm ở trong phôi:
Cây hai lá mầm là những cây phôi của hạt có hai lá mầm.
Cây một lá mầm là những cây phôi của hạt có một lá mầm.
Câu 6: Đặc điểm chung của thực vật hạt kín?
+ Hạt kín là nhóm thực vật có hoa, chúng có một số đặc điểm chung như sau:
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn lá kép...), trong thân có mạch dẫn hoàn thiện.
- Có hoa, quả, hạt nằm ở trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu nhụy) là một ưu thế của các cây thực vật hạt kín vì nó được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau
- Môi trường sống đa dạng, đây là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả.
Câu 7:Kể tên các nghành thực vật đã học? Nêu đặc điểm tiến hóa của các nghành thực vật từ thấp đến cao (từ đơn giản đến phứ tạp)?
Các nghành thực vật đã học là: Ngành tảo, ngành rêu, ngành dương xỉ, ngành hạt trần, ngành hạt kín.
* Đặc điểm tiến hóa của các nghành thực vật (Ý kiến 1☺)
Sinh vật đầu tiên xuất hiện trong các đại dương có cấu tạo đơn bào rất đơn giản.Từ đó chúng phát triển thành các Tảo đơn bào nguyên thủy là những đại diện đầu tiên của giới thực vật, sau sẽ tiếp tục phát triển thành các tảo sống ở nước.Khi các lục địa mới xuất hiện, diện tích đất liền mở rộng, thực vật ở cạn đầu tiên xuất hiện, đó là các quyết trần phát triển từ Tảo đa bào nguyên thủy và là tổ tiên của rêu, quyết. Khi trên trái đất khí hậu còn rất nóng và ẩm thì quyết phát triển mạnh, tạo thành các rừng cây gỗ lớn, đó là các quyết cổ đại (dương xỉ cổ).Khí hậu trở nên khô và lạnh hơn, Quyết cổ đại bị chết hàng loạt, một số khác sống sót đã phát triển cho ra quyết ngày nay và hạt trần. Khí hậu tiếp tục thay đổi, trở nên khô hơn do Mặt trời chiếu sáng liên tục, các hạt trần nguyên thủy dần dần bị chết, thay vào đó là các hạt trần ngày nay và hạt kín.
(Ý kiến 2 ☺)
- Đầu tiên là cá ngành tảo chưa có rễ, thân, lá ; sống dưới nước là chủ yếu.Tiếp đến là các thực vật đã có rễ, thân, lá; sống trên cạn là chủ yếu: Ngành rêu có rễ giả, lá nhỏ hẹp; sống ở nơi ẩm ướt → thực vật có rễ thật, lá đa dạng, sống ở các nơi khác nhau. Đó là dương xỉ sinh sản bằng bào tử và tiến hóa hơn là thực vật có hạt: ngành hạt trần có cơ quan sinh sản là nón; ngành hạt kín có cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt và đây cũng là thực vật tiến hóa hơn cả.
Câu 8: Tại sao nói rừng cây như lá phổi xanh của con người?
* Nói rừng cây là lá phổi xanh của con người vì:
+ Trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí cacrbonic và thải ra khí oxi nhưng trong hô hấp lại lấy khí oxi và thải ra khí carbonic nên góp phần cân bằng các chất khí này trong không khí+ Rừng tham gia cản bụi,góp phần tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh. + Tán lá rừng che bớt ánh nắng....góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí và đem lại bóng mát.
+ Rừng cung cấp khí oxi cho con người và động vật hít thở để tồn tại + Thực vật còn có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước do mưa lớn gây ra nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sụt lỡ đất, hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán.
Câu 9: Học sinh cần phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam?
* Học sinh cần phải:
- Bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Tích tham gia trồng cây.
- Bảo vệ, chăm sóc cây xanh.
- Phê phán những hành vi chặt phá rừng, khai thác thực vật quý hiếm bừa bãi.
- Tuyên truyền, cổ động để mọi người cùng thực hiện, tham gia.
Câu 10: Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng, tác hại của nấm?
+ Đặc điểm sinh học:
- Nấm chỉ sử dụng chất hữu cơ có sẵn, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để phát triển.
- Nấm là cơ thể dị dưỡng (hoại sinh hoặc kí sinh). Ngoài ra một số nấm cộng sinh.
* Nấm có tầm quan trọng lớn trong thiên nhiên và trong đời sống con người. Bên cạnh đó cũng có một số nấm gây hại cho con người:
+ Tầm quan trọng của nấm:
- Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.
- Sản xuất rượu bia, chế biến một số thực phẩm, làm men bánh mì.
- Làm thức ăn và làm thuốc.
+ Tác hại của nấm:
- Nấm kí sinh gây bệnh cho động vật, thực vật và con người.
- Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ uống.
- Nấm độc có thể gây ngộ độc cho con người.
Câu 11: Nêu các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật? Là học sinh em cần phải làm gì để góp phần nhỏ bé vào việc bảo vệ sự đa dạng của thực vật ở Việt Nam?
* Biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật:
- Ngăn chặn phá rừng đẻ bảo vệ môi trường sống của thực vật.
- Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn Quốc gia, khu bảo tồn... để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm.
- Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt.
- Tích cực trồn cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
- Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
* Là học sinh em cần:
- Bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Tích tham gia trồng cây.
- Bảo vệ, chăm sóc cây xanh.
- Phê phán những hành vi chặt phá rừng, khai thác thực vật quý hiếm bừa bãi.
- Tuyên truyền, cổ động để mọi người cùng thực hiện, tham gia.

File đính kèm:

  • docDE CUONG SINH HOC HKII(1).doc