Đề cương ôn thi kì I môn vật lý 12 năm học 2013-2014

doc25 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn thi kì I môn vật lý 12 năm học 2013-2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KÌ I MÔN VẬT LÝ 12 NĂM HỌC 2013-2014
CHƯƠNG I: ĐỘNG CƠ HỌC DAO 
Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa dao động điều hoà.
- Nêu được li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha, pha ban đầu là gì.
- Nêu được quá trình biến đổi năng lượng trong dao động điều hoà.
- Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hoà của con lắc lò xo và con lắc đơn.
- Viết được công thức tính chu kì (hoặc tần số) dao động điều hoà của con lắc lò xo và con lắc đơn. Nêu được ứng dụng của con lắc đơn trong việc xác định gia tốc rơi tự do.
- Trình bày được nội dung của phương pháp giản đồ Fre-nen.
- Nêu được cách sử dụng phương pháp giản đồ Fre-nen để tổng hợp hai dao động điều hoà cùng tần số và cùng phương dao động.
- Nêu được dao động riêng, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức là gì.
- Nêu được điều kiện để hiện tượng cộng hưởng xảy ra. 
- Nêu được các đặc điểm của dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì.
Kĩ năng
- Giải được những bài toán đơn giản về dao động của con lắc lò xo và con lắc đơn.
- Biểu diễn được một dao động điều hoà bằng vectơ quay.
- Xác định chu kì dao động của con lắc đơn và gia tốc rơi tự do bằng thí nghiệm.
 CHƯƠNG II. SÓNG CƠ
Kiến thức
- Phát biểu được các định nghĩa về sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang và nêu được ví dụ về sóng dọc, sóng ngang.
- Phát biểu được các định nghĩa về tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng và năng lượng sóng.
- Nêu được sóng âm, âm thanh, hạ âm, siêu âm là gì.
- Nêu được cường độ âm và mức cường độ âm là gì và đơn vị đo mức cường độ âm.
- Nêu được ví dụ để minh hoạ cho khái niệm âm sắc. Trình bày được sơ lược về âm cơ bản, các hoạ âm.
- Nêu được các đặc trưng sinh lí (độ cao, độ to và âm sắc) và các đặc trưng vật lí (tần số, mức cường độ âm và các hoạ âm) của âm.
- Mô tả được hiện tượng giao thoa của hai sóng mặt nước và nêu được các điều kiện để có sự giao thoa của hai sóng.
- Mô tả được hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây và nêu được điều kiện để khi đó có sóng dừng khi đó.
- Nêu được tác dụng của hộp cộng hưởng âm.
Kĩ năng	
- Viết được phương trình sóng.
- Giải được các bài toán đơn giản về giao thoa và sóng dừng.
- Giải thích được sơ lược hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây.
- Xác định được bước sóng hoặc tốc độ truyền âm bằng phương pháp sóng dừng
CHƯƠNG III.DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
Kiến thức
- Viết được biểu thức của cường độ dòng điện và điện áp tức thời.
- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện, của điện áp.
- Viết được các công thức tính cảm kháng, dung kháng và tổng trở của đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp và nêu được đơn vị đo các đại lượng này.
- Viết được các hệ thức của định luật Ôm đối với đoạn mạch RLC nối tiếp (đối với giá trị hiệu dụng và độ lệch pha).
- Viết được công thức tính công suất điện và công thức tính hệ số công suất của đoạn mạch RLC nối tiếp.
- Nêu được lí do tại sao cần phải tăng hệ số công suất ở nơi tiêu thụ điện.
- Nêu được những đặc điểm của đoạn mạch RLC nối tiếp khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện.
Kĩ năng
- Vẽ được giản đồ Fre-nen cho đoạn mạch RLC nối tiếp.
- Giải được các bài tập đối với đoạn mạch RLC nối tiếp.
- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều, động cơ điện xoay chiều ba pha và máy biến áp.
- Tiến hành được thí nghiệm để khảo sát đoạn mạch RLC nối tiếp.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: 
CHƯƠNG I: DAO ĐỘNG CƠ HỌC
1: Chọn phát biểu sai.
 A.Dao động điều hòa là dao động được mô tả bằng một định luật dạng sin (hoặc cosin) theo thời gian, x = Acos(t+j), trong đó A, , j là những hằng số.
 B.Dao động điều hòa có thể được coi như hình chiếu của một chuyển động tròn đều xuống một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.
 C.Dao động điều hòa có thể được biểu diễn bằng một vectơ không đổi.
 D.Khi một vật dao động điều hòa thì vật đó cũng dao động tuần hoàn.
2: Trong dao động điều hoà, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Cứ sau một khoảng thời gian một chu kỳ thì vật lại trở về vị trí ban đầu.
B. Cứ sau một khoảng thời gian một chu kỳ thì vận tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu.
C. Cứ sau một khoảng thời gian một chu kỳ thì động năng của vật lại trở về giá trị ban đầu.
D. Cứ sau một khoảng thời gian một chu kỳ thì biên độ vật lại trở về giá trị ban đầu.
3. Chọn câu sai khi nói về chất điểm dao động điều hoà:
A. Khi chuyển động về vị trí cân bằng thì chất điểm chuyển động nhanh dần đều.
B. Khi qua vị trí cân bằng, vận tốc của chất điểm có độ lớn cực đại.
C. Khi vật ở vị trí biên, li độ của chất điểm có độ lớn cực đại.	D. Khi qua vị trí cân bằng, gia tốc của chất điểm bằng không.
4: Chọn phát biểu đúng trong những phát biểu sau đây.
A.Khi chất điểm qua vị trí cân bằng thì vận tốc và gia tốc có độ lớn cực đại.
B.Khi chất điểm qua vị trí cân bằng thì vận tốc cực đại và gia tốc cực tiểu.
C.Khi chất điểm đến vị trí biên thì vận tốc triệt tiêu và gia tốc có độ lớn cực đại.
D.Khi chất điểm đến vị trí biên âm thì vận tốc và gia tốc có trị số âm.
5: Con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương trình : x=Acos(). Phương trình vận tốc là
A. v = -Asin()	 	B. v= sin()	 C. v = -sin()	 	D. v= cos(). 
6: Con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương trình : x=Acos(). Phương trình gia tốc là
A. a =cos()	 	B. a = -cos() C. a =sin()	 	D. a = -cos()
7: Trong phương trình dao động điều hoà đại lượng nào sau đây thay đổi theo thời gian
	A. li độ x 	B. tần số góc 	C. pha ban đầu 	D. biên độ A 
8. Một dao động điều hòa trên quĩ đạo thẳng dài 10cm. Chon gốc thời gian là lúc vật qua vị trí x = 2, 5cm và đi theo chiều dương thì pha ban đầu của dao động là: A. rad 	B. rad 	C. rad 	D. rad
9:Một vật dao động điều hòa với li độ x = Acos (wt + j) và vận tốc v = - wAsin(wt + j):
 A. Vận tốc dao động cùng pha với li độ B. Vận tốc dao động sớm pha p/ 2 so với li độ 
 C. Li độ sớm pha p/2 so với vận tốc D. Vận tốc sớm pha hơn li độ một góc p
10: Trong dao động điều hòa, gia tốc biến đổi
 A. Cùng pha với vận tốc. B. Ngược pha với vận tốc. C. Sớm pha so với vận tốc. D. Trể pha so với vận tốc. 
 11: Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi
 A. Cùng pha với li độ. B. Sớm pha π/2 so với li độ. C. Ngược pha với li độ. D. Trễ pha π/2 so với li độ.
12: li độ và vận tốc trong dao động điều hoà luôn dao động A. lệch pha 	B. ngược pha 	C. lệch pha 	D. cùng pha 
13: Li độ và gia tốc trong dao động điều hoà luôn dao động A. ngược pha 	B. cùng pha 	C. lệch pha 	D. lệch pha 
14: Một vật dao động điều hoà, khi qua vị trí cân bằng thì:
A. Vận tốc bằng 0, gia tốc bằng 0 	B. Vận tốc cực đại, gia tốc bằng 0
C. Vận tốc bằng 0, gia tốc cực đại	D. Vận tốc cực đại, gia tốc cực đại.
15. Biểu thức li độ của dao động điều hoà có dạng x = Acos(wt + j), vận tốc của vật có giá trị cực đại là:
	A. vmax = A2w. 	B. vmax = 2Aw. 	C. vmax = Aw2. 	D. vmax = Aw.
16: Một vật dao động điều hoà theo phương trình : x = 10 cos () cm. vận tốc cực đại vật là
	A. 40cm/s	B. 10cm/s	C. 1,256m/s	D. 40m/s
17: Một vật dao động điều hoà với tần số 50Hz, biên độ dao động 5cm, vận tốc cực đại của vật đạt được là
	A. 50cm/s	B. 50cm/s	C. 5m/s	D. 5cm/s
18: Một vật dao động điều hoà theo phương trình : x = 10 cos () cm. Gia tốc cực đại vật là
	A. 10cm/s2	B. 16m/s2	C. 160 cm/s2	D. 100cm/s2
19: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 3cos() cm, pha dao động của chất điểm tại thời điểm t = 1s là
A. (rad)	B. 1,5(rad)	C. 2(rad)	D. 0,5(rad)
20: Một vật dao động với phương trình x = 2cos (10t + ) (cm). Vận tốc của vật khi qua vị trí cân bằng là: 
 A. 20cm/s	 B. 2m/s 	 	C. 0, 2m/s 	 	 D. Câu A hay C
21: Một chất điểm thực hiện dao động điều hoà với chu kỳ T = 3,14s và biên độ A = 1m. Khi chất điểm đi qua vị trí x = -A thì gia tốc của nó bằng: A. 3m/s2.	B. 4m/s2.	C. 0. 	 D. 1m/s2.
22. Biểu thức quan hệ giữa biên độ A, li độ x và tần số góc w của chất điểm dao động điều hoà ở thời điểm t là
	 A. A2 = x2 + .	B. A2 = v2 + .	C. A2 = v2 + w2x2.	D. A2 = x2 + w2v2.
23. Một vật dao động điều hoà trên quỹ đạo dài 40cm. Khi ở vị trí x = 10cm vật có vận tốc 20pcm/s. Chu kì dao động của vật là	
A. 1s.	B. 0,5s.	C. 0,1s.	D. 5s.
24. Một chất điểm dao động điều hoà với chu kì T = 3,14s và biên độ A = 1m. Khi chất điểm đi qua vị trí cân bằng thì vận tốc của nó bằng	A. 0,5m/s.	B. 2m/s.	C. 3m/s.	D. 1m/s.
25. Vận tốc của chất điểm dao động điều hoà có độ lớn cực đại khi:
A. Li độ có độ lớn cực đại.	C. Li độ bằng không. B. Gia tốc có dộ lớn cực đại.	D. Pha cực đại.
26. Chu kì dao động điều hoà của con lắc lò xo phụ thuộc vào:
A. Biên độ dao động	B. Cấu tạo của con lắc C. Cách kích thích dao động 	D. Cả A và C đều đúng
27. Con lắc lò xo thẳng đứng gồm một lò xo có đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật dao động điều hoà có tần số góc 10rad/s, tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/s2 thì tại vị trí cân bằng độ giãn của lò xo là A. 5cm. B. 8cm. C. 10cm.	D. 6cm.
28. Một con lắc lò xo có độ cứng là k treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật. Độ giãn của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là Dl. Cho con lắc dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với biên độ là A (A > Dl). Lực đàn hồi nhỏ nhất của lò xo trong quá trình dao động là	A. F = kDl.	B. F = k(A-Dl)	C. F = kA.	D. F = 0.
29. Một vật nhỏ hình cầu khối lượng 400g được treo vào lò xo nhẹ có độ cứng 160N/m. Vật dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với biên độ 10cm. Vận tốc của vật khi đi qua vị trí cân bằng là A. 4m/s. B. 6,28m/s.	C. 0 m/s	D. 2m/s.
30: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng K = 100 N/m, vật nặng có khối lượng m = 100g treo trên giá cố định. Con lắc dao động điều hoà với biên độ A = 2cm theo phương thẳng đứng. Lấy g =10 m/s2 2=10. Chọn gốc toạ độ ở vị trí cân bằng, Tại vị trí lò xo giãn 3cm thì vận tốc của vật có độ lớn là:
 A. 20 cm/s
 B. 20 cm/s
C. 10 cm/s
D. 2 cm/s
31: Treo vật vào lò xo làm lò xo giãn 4cm. Chu kỳ dao động con lắc là A. 2s	B. 1s	C. 0,025s	D. 0,4s
32: Con lắc lò xo dao động điều hoà chu kì 0,5s. Nếu tăng biên độ lên 2 lần thì chu dao động là
	A. 0,25s	B. 0,5s	C. 1s	D. 2s
33 Nếu tăng độ cứng lò xo hai lần thì chu kì dao động của con lắc sẽ
	A. tăng 2 lần 	B. giảm 2 lần 	C. tăng lần 	D. giảm lần 
34: Nếu tăng độ cứng lò xo lên 8 lần và giảm khối lượng vật treo vào lò xo 2 lần thì tần số sẽ
	A. giảm 4 lần	B. giảm 16 lần	C. tăng 4 lần 	D. tăng 16 lần
35: Tại thời điểm khi vật thực hiện dao động điều hòa với vận tốc bằng vận tốc cực đại, lúc đó li độ của vật bằng bao nhiêu? 
 A. * 	B. 	C. 	D. A
36: Một vật có khối lượng m treo vào lò xo có độ cứng k. Kích thích cho vật dao động điều hòa với biên độ 3cm thì chu kì dao động của nó là T = 0,3s. Nếu kích thích cho vật dao động điều hòa với biên độ 6cm thì chu kì dao động của con lắc lò xo là 
 A.	0,3 s 	B.0,6 s	 C.	0,15 s 	D.0,423 s
37. Con lắc lò xo thẳng đứng , đầu trên cố định, đầu dưới treo vật m, kích thích vật dao đọng điều hoà với tần số góc 10 rad/s tại nơi có g =10 m/s2.Tại vị trí cân bằng độ giãn lò xo là	A. 10cm B. 8cm C. 6cm	D. 5cm
38.Chọn câu trả lời đúng Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có vật nặng khối lượng m = 100 g
 đang dao động điều hòa. Vận tốc của vật khi qua vị trí cân bằng là 31,4 cm/s và gia tốc cực đại
 của vật là 4 m/s2. Lấy p2 = 10. Độ cứng của lò xo là: A. 16 N/m B. 6,25 N/m C. 160 N/m D. 625 N/m
39. Một vật dao động điều hòa với biên độ 5cm, khi vật có li độ x = - 3cm thì có vận tốc 4p cm/s. Tần số dao động là: 
A. 5Hz	B. 2Hz 	C. 0, 2 Hz	D. 0, 5Hz
39: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có vật nặng khối lượng m = 100g đang dao động điều hòa. Vận tốc của vật khi qua vị trí cân bằng là 31,4cm/s và gia tốc cực đại là 4m/s2. Lấy 2 = 10. Độ cứng của lò xo là
 A. 16N/m	B. 6,25N/m	C. 160N/m	D. 625N/m
40. Vật dao động điều hoà với phương trình x= 6cos(t-/2)cm. Sau khoảng thời gian t=1/30s vật đi được quãng đường 9cm. Tần số góc của vật là	A. 25 (rad/s)	B. 15 (rad/s)	C. 10 (rad/s)	D. 20 (rad/s)
41.Phương trình dao động điều hòa của một chất điểm M có dạng x = Acost (cm). Gốc thời gian được chọn vào lúc nào?
A. Vật qua vị trí x = +A B. Vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương 
C. Vật qua vị trí x = -A D. Vật qua vị trí cân bằng theo chiều âm
42: Một vật dao động điều hoà theo phương trình : x = 10 cos () cm. Gốc thời gian được chọn vào lúc 
	A. vật qua vị trí cân bằng theo chiều âm 	 	 B. vật ở vị trí biên âm 	
	C. vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương	 	 D. vật ở vị trí biên dương
43: Một vật dao động điều hoà khi qua vị trí cân bằng vật có vận tốc v = 20 cm/s và gia tốc cực đại của vật là a = 2m/s2. Chọn t= 0 là lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều âm của trục toạ độ, phương trình dao động của vật là : 
A.x = 2cos(10t ) cm. B.x = 2cos(10t + ) cm. C.x = 2cos(10t + ) cm. D.x = 2sin(10t - ) cm.
44. Một vật dao động điều hòa theo phương ngang trên đoạn thẳng dài 2a với chu kì T = 2s. Chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí x = theo chiều âm của quỹ đạo. Phương trình dao động của vật là: 
 A. x = asin(πt+ ). B. x = acos(πt + ). C. x = 2asin(πt + ). D. x = acos(2πt + ). 
45:Trong dao động điều hoà của con lắc lò xo	
A.Khi lò xo có chiều dài ngắn nhất thì lực đàn hồi có giá trị nhỏ nhất 
B.Khi lò xo có chiều dài cực đại thì lực đàn hồi có giá trị cực đại
C.Khi lò xo có chiều dài ngắn nhất thì vận tốc có giá trị cực đại 
D.Khi lò xo có chiều dài cực đại thì vận tốc có giá trị cực đại
46: Một vật khối lượng 1 kg dao động điều hòa với phương trình: x = 10sint (cm). Lực phục hồi (lực kép về) tác dụng lên vật vào thời điểm 0,5s là: A. 0,5 N. B. 2N. C. 1N	 D. Bằng 0.
47: Một lò xo nhẹ đầu trên gắn cố định, đầu dưới gắn vật nhỏ m. Chọn trục Ox thẳng đứng, gốc O ở vị trí cân bằng của vật. Vật dao động điều hoà trên Ox với phương trình x=10cos10t(cm), lấy g=10m/s2, khi vật ở vị trí cao nhất thì lực đàn hồi của lò xo có độ lớn là	A. 0(N)	B. 1,8(N)	C. 1(N)	D. 10(N)
48: Con lắc lò xo nằm ngang dao động với biên độ A = 8 cm, chu kì T = 0,5 s, khối lượng của vật là m = 0,4 kg (lấy 2 = 10 ). Giá trị cực đại của lực đàn hồi tác dụng vào vật là: A. Fmax= 5,12 N	B. Fmax= 525 N	C. Fmax= 256 N	D. Fmax= 2,56 N
55: Một con lắc lò xo gồm một lò xo có độ cứng k = 100N/m và vật có khối lượng m = 250g, dao động điều hoà với biên độ A = 6cm. Chọn gốc thời gian lúc vật đi qua vị trí cân bằng. Quãng đường vật đi được trong s đầu tiên là:
	A. 6cm.	B. 24cm.	C. 9cm.	D. 12cm.
49. Khi nói về năng lượng trong dao động điều hoà, phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Tổng năng lượng là đại lượng tỉ lệ với bình phương của biên độ. B. Tổng năng lượng là đại lượng biến thiên theo li độ.
C. Động năng và thế năng là những đại lượng biến thiên tuần hoàn. 
D. Tổng năng lượng của con lắc phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu.
50. Chọn câu đúng trong các câu sau khi nói về năng lượng trong dao động điều hoà.
A. Khi vật chuyển động về vị trí cân bằng thì thế năng của vật tăng. B. Khi động năng của vật tăng thì thế năng cũng tăng.
C. Khi vật dao động ở vị trí cân bằng thì động năng của hệ lớn nhất.D. Khi vật chuyển động về vị trí biên thì động năng của vật tăng.
51. Cơ năng của một chất điểm dao động điều hoà tỉ lệ thuận với
 A. biên độ dao động.	B. li độ của dao động.	 C. bình phương biên độ dao động.	D. chu kì dao động.
52 Động năng của dao động điều hoà biến đổi theo thời gian:
 A. Tuần hoàn với chu kì T	 B. Không đổi	 C. Như một hàm cosin 	 D. Tuần hoàn với chu kì T/2
53: Một vật dao động điều hoà theo phương trình : x = 10 cos () cm. Động năng của vật biến thiên với tần số là
	A. 4Hz	B. 2Hz	C. 1Hz	D. 6Hz
54: Công thức nào sau đây dùng để tính cơ năng trong dao động điều hoà A. E= B. E= C. E= D. E= 
55: Nếu tăng độ cứng lò xo lên 2 lần và giảm biên độ 2 lần thì cơ năng sẽ A. không đổi B. giảm 2 lần C. tăng hai lần D. tăng 4 lần
56: Một khối lượng 750g dao động điều hoà với biên độ 4cm, chu kì 2s (lấy 2 = 10 ) . Năng lượng dao động của vật là:
A. E = 60 J	B. E = 6 mJ	C. E = 60 kJ	D. E = 6 J
57: Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ là 10cm. Li độ của vật khi động năng của vật bằng thế năng của lò xo là	 A. x= ± 5 cm.	B. x= ±5 cm. 	C. x= ± 2,5cm. 	D. x=±2,5cm.
58: Một con lắc lò xo có m=200g dao động điều hoà theo phương đứng. Chiều dài tự nhiên của lò xo là lo=30cm. Lấy g=10m/s2. Khi lò xo có chiều dài 28cm thì vận tốc bằng không và lúc đó lực đàn hồi có độ lớn 2N. Năng lượng dao động của vật là
	A. 0,1J	B. 0,08J	C. 0,02J	D. 1,5J
59: Tại cùng một vị trí địa lý, nếu chiều dài con lắc đơn tăng 4 lần thì chu kỳ dao động điều hoà của nó
 A. tăng 2 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 2 lần.
60: Nếu tăng khối lượng vật treo vào dây tạo thành con lắc đơn hai lần thì chu kì dao động của con lắc sẽ:	
A. tăng 2 lần 	B. giảm 2 lần 	C. không thay đổi 	D. giảm lần 
61: Chu kì dao động của con lắc lò xo không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:
	A. gia tốc trọng trường 	B. độ cứng lò xo 	 C. chiều dài lò xo 	 D. khối lượng
62: Chọn câu sai	
A. chu kỳ dao động con lắc lò xo tỉ lệ với căn bậc hai của khối lượng
B. con lắc đơn sẽ dao động điều hòa nếu bỏ qua ma sát và lực cản môi trường 	
C. chu kỳ hoặc tần số dao động tự do không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài	
D. chu kỳ dao động con lắc đơn tỉ lệ với căn bậc hai của chiều dài dây
63: Chu kỳ dao động điều hoà của con lắc đơn không phụ thuộc vào
 A. vĩ độ địa lý. 	B. chiều dài dây treo. 	C. gia tốc trọng trường. D. khối lượng quả nặng.
64 Cho một con lắc đơn dao động với biên độ góc nhỏ. Chọn câu trả lời đúng:
A. Chu kỳ tỷ lệ thuận với căn bậc hai của chiều dài dây treo.	B. Chu kỳ phụ thuộc vào khối lượng m của vật treo.
C. Chu kỳ tỷ lệ nghịch với căn bậc hai của gia tốc trọng trường g. D. Câu A và C đúng.
65: Cho con lắc đơn chiều dài l dao động nhỏ với chu kỳ T. Nếu tăng chiều dài con lắc gấp 4 lần và tăng khối lượng vật treo gấp 2 lần thì chu kỳ con lắc: A. Tăng gấp 8 lần. 	B. Tăng gấp 4 lần. C. Tăng gấp 2 lần. 	D. Không đổi.
66 Tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8m/s2, một con lắc đơn dao động điều hoà với chu kì s. Chiều dài của con lắc đơn đó là	A. 2mm.	B. 2cm.	C. 20cm.	D. 2m.
67 Tại cùng một vị trí địa lí, hai con lắc đơn có chu kì dao động lần lượt làT1 = 2s và T2 = 1,5s, chu kì dao động của con lắc thứ ba có chiều dài bằng tổng chiều dài của hai con lắc nói trên là 	A. 5,0s. 	B. 2,5s. C. 3,5s. 	D. 4,9s.
68. Tại cùng một vị trí địa lí, hai con lắc đơn có chu kì dao động lần lượt làT1 = 2s và T2 = 1,5s, chu kì dao động của con lắc thứ ba có chiều dài bằng hiệu chiều dài của hai con lắc nói trên là 	A. 1,32s. B. 1,35s.	C. 2,05s. D. 2,25s.
69: Một con lắc đơn có dây treo dài 100cm, vật nặng có khối lượng 1kg dao động với biên độ góc am = 0,1 rad tại nơi có g = 10m/s2. Cơ năng toàn phần của con lắc là: A.0,1 J.	B.0,01 J.	 C.0,05 J.	 D.0,5 J.
70. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về biên độ của dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số ? A. Phụ thuộc vào độ lệch pha của hai dao động thành phần. 	B. Phụ thuộc vào tần số của hai dao động thành phần.
 C. Lớn nhất khi hai dao động thành phần cùng pha 	D. Nhỏ nhất khi hai dao động thành phần ngược pha.
71: Hãy chọn phát biểu đúng: Nếu một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ bằng nhau thì: 	 A. Dao động tổng hợp có tần số gấp hai lần dao động thành phần.
B. Dao động tổng hợp có biên độ bằng hai lần biên độ dao động thành phần.
C. Dao động tổng hợp có biên độ bằng không khi hai dao động ngược pha nhau.
D. Chu kỳ của dao động tổng hợp bằng hai lần chu kỳ của dao động thành phần.
72: Hai dao động điều hoà cùng phương: x1=A1cos(); x2=A2cos(). Kết luận nào sau đây sai
	A.=(hoặc (2n+1)) hai dao động ngược pha B. = hai dao động ngược pha	
	C. =0(hoặc 2n) hai dao động cùng pha	 D. = hai dao động vuông pha
73: Hai dao động điều hòa thành phần cùng phương, cùng tần số, cùng pha có biên độ lần lượt là 6cm và 8cm, biên độ dao động tổng hợp không thể là:	A. 6cm. B. 8cm. C. 4cm.	D. 15cm.
74: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động : x1 = 2cos 4t cm; x2 = 4cos(4t -) cm.Biên độ dao động tổng hợp là
	A. 4cm	B. 8cm	C. 2cm	D. 6cm
75: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động : x1=2cos 4t cm; x2 = 4cos(4t +) cm.pha ban đầu dao động tổng hợp là
	A. 0	B. 	C. 	D. 
76: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động: x1=5cost cm ;x2=10cost cm .Dao động tống hợp có phươmg trình
 A. x= 5 cos 10 B. x= 5 cos (10) C. x= 15 cos D. x= 15cos ()
77: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình: x1 = 2cos(4pt + ) (cm); x2 = 2cos 4pt (cm) Dao động tổng hợp của vật có phương trình:
 A.x =2cos(4pt+)(cm) B. x = 2cos(4pt +)(cm) C.x =2cos (4pt+)(cm) D. x = 2cos(4pt-)(cm)
78: Chọn phát biểu đúng: A. Trong dao động cưỡng bức thì tần số dao động bằng tần số dao động riêng.
B. Trong đời sống và kĩ thuật, dao động tắt dần luôn luôn có hại C.Trong đời sống và kĩ thuật, dao động cộng hưởng luôn luôn có lợi
D. Trong dao động cưỡng bức thì tần số dao động là tần số của ngoại lực và biên độ dao động phụ thuộc vào sự quan hệ giữa tần số của ngoại lực và tần số riêng của con lắc.
79 Sự cộng hưởng xảy ra trong dao động cưỡng bức khi:
 A. Hệ dao động với tần số dao động lớn nhất B. Ngoại lực tác dụng lên vật biến thiên tuần hoàn.
 C. Dao động không có ma sát 	 D. Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số dao động riêng.
80: Chọn câu sai khi nói về dao động cưỡng bức
A. Là dao động dưới tác dụng của ngoai lực biến thiên tuần hoàn.	B. Là dao động điều hoà.
C. Có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.	 D. Biên độ dao động thay đổi theo thời gian.
81. Điều kiện nào sau đây là điều kiện của sự cộng hưởng ?
A. Chu kì của lực cưỡng bức phải lớn hơn chu kì riêng của hệ.	B. Lực cưỡng bức phải lớn hơn hoặc bằng một giá trị F0 nào đó.
C. Tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ.	B. Tần số của lực cưỡng bức phải lớn hơn nhiều tần số riêng của hệ. 
Chương II : Sóng cơ – Sóng âm
Câu 1. Trong quá trình truyền sóng, vận tốc truyền sóng trong một môi trường phụ thuộc yếu tố nào sau đây:
A.Năng lượng của sóng.	B. Biên độ dao động của sóng
C. Tần số của sóng	D. Bản chất của môi trường
Câu 2. Trong các nhạc cụ, hộp đàn, thau kèn, sáo có tác dụng:
A. Làm tăng độ cao và độ to của âm 
B. Giữ cho âm phát ra có tần số ổn định
C. Lọc bớt tạp âm và tiếng ồn
D. Vừa khuếch đại âm, vừa tạo ra âm sắc riêng của âm do nhạc cụ đó phát ra
Câu 3. Bước sóng của âm khi truyền từ không khí vào nước thay đổi bao nhiêu lần? Biết vận tốc của âm trong nước là 1481 m/s và trong không khí là 340 m/s.
A. 0,23 lần	B. 4,35 lần C. 1,140 lần	C. 1820 lần
Câu 4. Dây đàn chiều dài 80 cm phát ra âm có tần số 12 Hz quan sát dây đàn thấy 3 nút và 2 bụng. Vận tốc truyền sóng trên dây đàn là:
A. V= 1,6m/s 	B. V= 7,68 m/s C. V= 5,48 m/s	C. V= 9,6 m/s
Câu 5. Âm sắc là một đặc tinh sinh lí của âm dược hình thành dựa vào các đặc tính của âm là:
A. Biên độ và tần số	B. Tần số và bước sóng
C. Biên độ và bước sóng	D. Cường độ và bước sóng
Câu 6. Nguồn phát sóng S trên mặt nước tạo dao động với tần số f=100 Hz gây ra các sóng có biên độ 0,4 cm. Biết khoảng cách giữa 7 gợn lồi liên tiếp là 3 cm. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu?
A. 25 cm/s	B. 50 cm/s C. 100 cm/s	C. 150 cm/s
Câu 7. Trong hiện tượng giao thoa, sóng trên mặt nước tạo thành clo 2 nguồn kết hợp A và M dao động với tần số 15 Hz. Người thấy sóng cơ biên độ cực đại thứ nhất kể từ đường trung trực của AM tại những điểm L có hiệu khoảng cách đến A và M bằng 2 cm. tính vận tốc truyền sóng trên mặt nước
A. 13 cm/s	B. 15 cm/s C. 30 cm/s	D. 45 cm/s
Câu 8. Khi biên độ của một sóng tăng gấp đôi, năng lượng do sóng truyền tăng hay giảm bao nhiêu lần
A. Giảm ¼	B. Giảm 0,5 C. Tăng 2 lần	D. Tăng 4 lần
Câu 9. Một dây AM dài 1,8 cm căng thẳng nằm ngang, đầu M cố định đầu A gắn vào 1 bản rung tần số 100Hz. Khi bản rung hoạt động người thấy trên dây có sóng dừng gồm m bó sóng. Với A xem như một nút. Tính bước sóng và vận tốc truyền sóng trên dây AM
A. Λ = 0,3 m v= 30 m/s	B. Λ = 0,6 m v= 60 m/s
C. Λ = 0,3 m v= 60m/s	D. Λ = 0,6 m v= 120 m/s
Câu 10. Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển, thấy nó nhô cao 10 lần trong khoảng thời gian 36s và đo được khoảng cách giữa 3 đỉnh sóng liên tiếp 20m . tốc độ truyền sóng trên mặt biển 
A. 40m/s B. 2,5m/s C. 2,8m/s D. 36m/s
Câu 11. Phương dao động của sóng ngang là:
A. trùng với phương truyền sóng.	 B. nằm theo phương ngang.
C. vuông góc với phương truyền sóng. D. nằm theo phương thẳng đứng.
Câu 12. Am sắc của âm là đặc tính sinh lý âm được hình thành trên cơ sở các đặc tính vật lý là:
A. tần số và biên độ B. biên độ và cường độ âm	
C. tần số và cường độ âm. D. tần số, biên độ và cường độ âm
Câu 13. Hai nguồn kết hợp là hai nguồn dao động:
A. cùng tần số, cùng phương truyền. B. cùng biên độ, cùng pha
C. cùng tần số, độ lệch pha không đổi theo thời gian. D. cùng tần số, cùng biên độ
Câu 14. Một dây đàn dài 72 cm được rung với tần số 150 Hz. Quan sát sóng dừng trên dây người ta thấy có 9 nút sóng (gồm cả hai nút ở hai đầu dây). Vận tốc truyền sóng trên dây là:

A. 6 m/s.	B. 12 m/s.	C. 13,5 m/s.	D. 27 m/s.
Câu 15. Sóng cơ học có tần số f < 16Hz thì ta có thể kết luận đó là:
A. sóng âm.	B. sóng siêu âm.	C. sóng hạ âm.	D. chưa thể kết luận.
Câu1 

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP KI I VAT LY 12.doc