Đề cương ôn thi học kì II môn: Địa lí 6

doc4 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kì II môn: Địa lí 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: ĐỊA LÍ 6
BÀI 15: CÁC MỎ KHOÁNG SẢN.
Câu 1: Khoáng sản là gì? Hãy kể tên và nêu công dụng của 1 số loại khoáng sản phổ biến?
TRẢ LỜI:
- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.
- Một số mỏ khoáng sản phổ biến :
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): than, dầu mỏ, khí đốt.
+ Khoáng sản kim loại : Sắt, mangan, đồng, chì, kẽm. . .
+ Khoáng sản phi kim loại :muối mỏ, A-pa-tit, đá vôi...
BÀI 17: LỚP VỎ KHÍ QUYỂN.
Câu 1: Thành phần của không khí bao gồm những gì? Tỉ lệ của mỗi thành phần là bao nhiêu?
TRẢ LỜI:
- Thành phần của không khí bao gồm khí Nitơ (chiếm 78%), khí Ôxi (chiếm 21%), hơi nước và các khí khác (chiếm 1%).
- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ hết sức nhỏ, nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa
Câu 2: Lớp vỏ khí có mấy tầng? Kể tên các tầng của lớp vỏ khí?
TRẢ LỜI:
- Lớp vỏ khí có 3 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao.
Câu 3: Trình bày đặc điểm của tầng đối lưu?
TRẢ LỜI:
- Tầng đối lưu: 
+ Nằm sát mặt đất, tới độ cao khoảng 16km; tầng này tập trung tới 90% không khí.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao (trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C).
+ Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng khí tượng.
Câu 4: Trình bày đặc điểm của tầng bình lưu và tầng cao?
TRẢ LỜI:
- Tầng bình lưu:
+ Nằm trên tầng đối lưu, tới độ cao khoảng 80km.
+ Có lớp ôdôn, lớp này có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
- Các tầng cao:
 Các tầng cao nằm trên tầng bình lưu, không khí các tầng này cực loãng.
BÀI 18: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ.
Câu 1: Nêu các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi của nhiệt độ không khí?
TRẢ LỜI:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí:
+ Vĩ độ địa lí : Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí các vùng vĩ độ cao.
+ Độ cao: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
+ Vị trí gần hay xa biển: Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau.
Câu 2: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào? Vì sao khí hậu lại ảnh hưởng đến con người?
TRẢ LỜI:
- Thời tiết là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.
- Khí hậu là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương, trong nhiều năm.
- Khí hậu ảnh hưởng đến con người vì : Những nơi nhận được nhiều ánh sáng mặt trời, con người sẽ có màu da đen hơn những người ở nơi nhận ít ánh sáng mặt trời.
BÀI 19: KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT.
Câu 1: Khí áp là gì? Trình bày sự phân bố các đai khí áp trên Trái đất?
TRẢ LỜI:
- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân.
- Khí áp được phân bố trên bề mặt Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ Xích đạo về cực. 
+ Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam.
+ Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam và 900 Bắc và Nam (cực Bắc và Nam)
Câu 2: Trình bày những đặc điểm của gió Tín phong?
TRẢ LỜI:
+ Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến )về Xích đạo (đai áp thấp Xích đạo). 
+ Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Đông bắc ; ở nửa cầu Nam, gió có hướng Đông nam.
BÀI 20: HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ. MƯA.
Câu 1: Trình bày quá trình tạo thành mây, mưa?
TRẢ LỜI:
- Qúa trình thành tạo mây, mưa : Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa.
Câu 2: Em hãy cho biết sự phân bố lượng mưa trên Trái đất?
TRẢ LỜI:
- Trên Trái Đất, lượng mưa phân bố không đều từ Xích đạo về cực. Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo, mưa ít nhất là hai vùng cực Bắc và Nam.
BÀI 22: CÁC ĐỚI KHÍ HẬU CHÍNH TRÊN TRÁI ĐẤT.
Câu 1: Hãy vẽ các đới khí hậu trên bề mặt Trái đất? 
TRẢ LỜI:
Câu 2: Nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới? Việt Nam nằm trong đới khí hậu gì? 
TRẢ LỜI:
- Đới nóng (hay nhiệt đới) 
+ Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam. 
+ Đặc điểm: quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thụ được tương đối nhiều nên quanh năm nóng. Gió thường xuyên thổi trong khu vực là gió Tín phong. Lượng mưa trung bình năm từ 1000mm đến 2000mm.
- Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.
BÀI 23: SÔNG VÀ HỒ.
Câu 1: Sông là gì? Sông và hồ khác nhau như thế nào?
TRẢ LỜI:
- Sông: là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
- Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
+ Sự khác nhau của sông và hồ: 
SÔNG
HỒ
- Là dòng nước chảy thường xuyên.
- Tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
- Là những khoảng nước đọng tương đối rộng.
- Không ổn định, sâu trong đất liền.
Câu 2: Thế nào là hệ thống sông và lưu vực sông?
TRẢ LỜI:
- Hệ thống sông: dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau tạo thành hệ thống sông.
- Lưu vực sông: là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho một con sông.
Câu 3: Hãy nêu cách người ta phân loại hồ?
TRẢ LỜI:
- Phân loại hồ: 
+ Căn cứ vào tính chất của nước, hồ được phân thành hai loại: hồ nước mặn và hồ nước ngọt.
+ Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có hồ vết tích của các khúc sông, hồ băng hà, hồ miệng núi lửa, hồ nhân tạo
BÀI 24: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG.
Câu 1: Vì sao độ muối của biển và đại dương lại khác nhau?
TRẢ LỜI:
- Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là 350/00, có sự khác nhau về độ muối trung bình của nước biển và đại dương.
- Độ muối của các biển và đại dương không giống nhau tuỳ thuộc vào nguồn nước sông đổ vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
Câu 2: Nguyên nhân nào sinh ra sóng và các dòng biển?
TRẢ LỜI:
- Sóng biển:
+ Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương
+ Nguyên nhân sinh ra sóng biển chủ yếu là gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.
- Dòng biển (hải lưu):
+ Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt, tạo thành các dòng chảy trong biển và đại dương. 
+ Nguyên nhân sinh ra các dòng biển chủ yếu là các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như Tín phong, gió Tây ôn đới 
Câu 3: Thủy triều là gì? Nguyên nhân sinh ra thủy triều?
TRẢ LỜI:
- Thủy triều 
+ Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.
+ Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
Câu 4: Trình bày hướng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương trên thế giới?
TRẢ LỜI:
- Các dòng biển nóng thường chảy từ các vĩ độ thấp lên các vùng vĩ độ cao; ngược lại, các dòng biển lạnh thường chảy từ các vĩ độ cao về các vùng vĩ độ thấp.
- Các vùng ven biển, nơi có dòng biển nóng chảy qua có nhiệt độ cao hơn và mưa nhiều hơn những nơi có dòng biển lạnh chảy qua.
BÀI 26: ĐẤT. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT.
Câu 1: Nêu đặc điểm hai thành phần chính của đất?
TRẢ LỜI:
- Hai thành phần chính của đất là thành phần khoáng và thành phần hữu cơ.
+ Thành phần khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.
+ Thành phần hữu cơ chiếm một tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất; chất hưu cơ tạo thành chất mùn có màu đen hoặc xám. 
Câu 2: Đất được hình thành từ những nhân tố nào?
TRẢ LỜI:
- Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất. Đá mẹ có ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất.
- Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ.
- Khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.
BÀI 27: LỚP VỎ SINH VẬT, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT.
Câu 1: Lớp vỏ sinh vật là gì? Nêu những ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái đất? 
TRẢ LỜI:
- Khái niệm lớp vỏ sinh vật: Sinh vật sống trong các lớp đất đá, không khí và lớp nước, tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái Đất. Đó là lớp vỏ sinh vật.
- Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất:
+ Đối với thực vật: các nhân tố khí hậu, địa hình, đất.
+ Đối với động vật: các nhân tố khí hậu, thực vật
Câu 2: Nêu những ảnh hưởng của con người đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái đất?
TRẢ LỜI:
- Ảnh hưởng con người đến sự phân bố thực và động vật trên Trái Đất:
+ Ảnh hưởng tích cực: công nhân người đã mở rộng phạm vi phân bố của thực vật và động vật bằng cách mang các giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.
+ Ảnh hưởng tiêu cực: công nhân người đã thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật; việc khai thác rừng bừa bãi làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú.
ChÚC CÁC EM THI TỐT!

File đính kèm:

  • docON THI HK II - LOP 6.doc