Đề cương ôn thi học kì I môn: Vật lý lớp 6

doc6 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 773 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kì I môn: Vật lý lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I
MÔN:VẬT LÝ 6
I. Lý thuyết
Câu1: Hãy nêu tên các dụng cụ dùng để đo:
 a. Độ dài b. Thể tích chất lỏng c. Lực
 d. Khối lượng e. Thể tích vật rắn không thấm nước
Câu 2: Nêu đơn vị của các đại lượng sau:
 a. Độ dài b. Khối lượng c. Thể tích
 d. Lực e. Khối lượng riêng h. Trọng lượng riêng
Câu 3: Nêu kí hiệu của các đại lượng sau:
 a. Khối lượng b. Thể tích c. Trọng lượng
 d. Khối lượng riêng e. Trọng lượng riêng 
 Câu 4:Viết công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng
Câu 5:Nêu khái niệm khối lượng riêng và trọng lượng riêng của một chất
Viết công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của một chất
Câu 6:
a. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật đang đứng yên mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó gọi là hai lực gì ?
b. Thế nào là hai lực cân bằng?Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đó sẽ như thế nào?
c. Một vật đang đứng yêu chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đó sẽ như thế nào?
Câu 7:
a. Lực đàn hồi xuất hiện khi nào?
b. Độ biến của lò xo được tính như thế nào?
c. Nêu đặc điểm của lực đàn hồi?
Câu 8:Nêu các kết quả tác dụng của lực?
Câu 9:
a. Kể tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng?
b. Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có độ lớn như thế nào so với trọng lượng của vật?
Câu 10:
a. Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với một lực có độ lớn như thế nào so với trọng lượng của vật?
b. Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực cần để kéo vật lên sẽ như thế nào?
II. Bài tập
Bài tập 1:Xác định ĐCNN của dụng cụ đo dùng trong mỗi bài báo cáo thực hành với kết quả sau
 a. l = 15,2 cm b. l = 15,1 cm
 Bài tập 2:Xác định GHĐ và ĐCNN của các dụng cụ sau:
 00
Bài tập 3: . Hãy kể tên những loại thước đo độ dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất nhiều loại thước khác nhau như vậy ?
Bài tập 4: . Một bạn dùng thước đo độ dài ĐCNN là 1dm để đo chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng ?
	A. 5m	B. 50dm
	C. 500cm	D. 50,0dm
Bài tập 5: Một bạn dùng thước đo độ dài ĐCNN là 0,2cm để đo độ dài cuốn sách giáo khoa Vật lí 6. Trong các cách ghi kết quả đo dưới dây, cách ghi nào là đúng ?
	A. 240mm	B. 23cm
	C. 24cm	D. 24,0cm
Bài tập 6: Các kết quả đo độ dài trong ba bài báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau:
	a. l1 = 20,1cm
	b. l2 = 21cm
	c. l3 = 20,5cm
Hãy cho biết ĐCNN của thước đo dùng trong mỗi bài thực hành
Bài tập 7: Những người đi ôtô, xe máythường xem độ dài quãng đường đã đi được qua số chỉ độ dài hiện trên đồ hồ “tốc độ” của xe. Không đi ôtô, xe máy, em làm thế nào để xác định gần đúng độ dài quãng đường em đi từ nhà đến trường ?
Bài tập 8: Đổi các đơn vị sau: 
	2 kg =g ; 5 g = kg
2 tấn =yến ; 3yến = tấn
 	2 lạng = g ; 2 g = lạng
Bài tập 9: Các kết quả đo thể tích trong hai bản báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau:
	a. V1 = 15,4 cm3	b. V2 = 15,5 cm3
Hãy cho biết độ chia nhỏ nhất của bình chia độ dùng trong mỗi bài thực hành. Biết rằng, trong phòng thí nghiệm chỉ có các bình chia độ có ĐCNN là 0,1 cm3, 0,2 cm3 và 0,5 cm3
Bài tập 10: Ba bạn Bắc, Trung, Nam dùng các bình chia độ khác nhau để đo cùng một lượng chất lỏng. Kết quả đo được ghi đúng như sau:
Bạn Bắc: V = 63 cm3
Bạn Trung: V = 62,7 cm3
Bạn Nam: V = 62,5 cm3
Hãy xác định ĐCNN của các bình chia độ đã được dùng
Bài tập 11: Người ta muốn chứa 20 lít nước bằng các can nhỏ có ghi 1,5 lít.
	a. Số ghi trên can có ý nghĩa là gì?
	b. Phải dùng ít nhất bao nhiêu can?
Bài tập 12: Có ba chiếc can, can thứ nhất ghi 10 lít và chứa 10 lít nước, can thứ hai ghi 8 lít, can thứ ba ghi 5 lít. Làm thế nào để trong can thứ nhất chỉ còn 7 lít nước?
Bài tập 13: Người ta dùng bình chia độ ghi tới cm3,chứa 50 cm3 nước để đo thể tích của 15 viên sỏi giống nhau có cùng kích thước,Khi thả 15 viên sỏi vào bình chia độ thì mực nước trong bình dâng lên tới vạch 95 cm3.
a. Xác định thể tích của cả 15 viên sỏi?
b. Xác định thể tích của một viên sỏi?
Bài tập 14: Cho một bình chia độ, một quả trứng (không bỏ lọt bình chia độ), một cái bát, một cái đĩa và nước. Hãy tìm cách xác định thể tích quả trứng
Bài tập 15: Làm thế nào để đo được thể tích của một vật có hình dạng bất kì và thấm nước bằng bình chia độ, chẳng hạn như viên phấn?
Bài tập 16: Một bình tràn chỉ có thể chứa được nhiều nhất là 100 cm3, đang đựng 60cm3 nước. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30 cm3. Thể tích của vật rắn là bao nhiêu?
Bài tập 17: Khi thả một quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn vào một bình chia độ có GHĐ 300cm3 và ĐCNN 5cm3. Mực nước trong bình chia độ lên tới vạch số 215. Thể tích của quả cam bằng bao nhiêu?
Bài tập 18: Một cân đĩa thăng bằng khi:
	a.Ở đĩa cân bên trái có 2 gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có các quả cân 100g, 50g, 20g, 20g và 10g
	b. Ở đĩa cân bên trái có 5 gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có 2 gói sữa bột.
Hãy xác định khối lượng của 1 gói kẹo, 1 gói sữa bột. Cho biết các gói kẹo có khối lượng bằng nhau, các gói sữa bột có khối lượng bằng nhau
Bài tập 19: Trên một hộp mứt tết có ghi 250g. Số đo chỉ gì?
Bài tập 20: . Có 6 viên bi nhìn bề ngoài giống hệt nhau, trong đó có 1 viên bi bằng chì, còn 5 viên bi bằng sắt.
Hãy chứng minh rằng chỉ cần dùng cân Rô-béc-van cân nhiều nhất hai lần là có thể tìm ra viên bi bằng chì
Bài tập 21: Tìm những từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
	a. Một em bé giữ chặt một đầu dây làm cho quả bóng bay không bay lên được. Quả bóng đã chịu tác dụng của hai Đó là lực đẩy lên của không khí và lực giữ dây của (H.6.2a)
	b. Một em bé chăn trâu đang kéo sợi dây thừng buộc mũi trâu để lôi trâu đi, nhưng trâu không chịu đi. Sợi dây thừng bị căng ra. Sợi dây thừng đã chịu tác dụng của haiMột lực dotác dụng. Lực kia dotác dụng (H.6.2b)
	c. Một chiếc bè nổi trên một dòng suối chảy xiết. Bè không bị trôi, vì nó đã được buộc chặt vào một cái cọc bằng sợi dây. Bè đã chịu tác dụng của haimột lực do dòng nước tác dụng, lực kia dotác dụng.
Bài tập 22: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tac dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì ?
Bài tập 23: Trong các sự vật và hiện tượng sau, em hãy chỉ ra vật tác dụng và kết quả mà lực đã gây ra cho vật bị nó tác dụng:
	a. Một tấm bêtông làm nắp bể nước mới đổ xong còn chưa đông cứng, trên mặt in hằn lõm các vết chân gà 
	b. Một chiếc nồi nhôm bị bẹp nằm bên dưới một chiếc thang tre bị đổ ngay trên mặt đất 
	c. Trời dông, một chiếc lá bàng bay lên cao 
	d. Một cành cây bàng ở dưới thấp bị gãy 
	e. Chiếc phao của một cần câu đang nổi, bỗng bị chìm xuống nước
Bài tập 24: . Dùng hai tay kéo dãn một sợi dây cao su, rồi giữ cho sợi dây cao su không chuyển động
	a. Hãy cho biết trong trường hợp này có những lực nào tác dụng lên những vật nào
	b. Hãy so sánh phương, chiều và độ mạnh của những lực trên. Biết dây cao su luôn nằm ngang
Bài tập 25: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
 	a.Trọng lực của một quả nặng 
	b. Lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt
	c. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp
	d. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng
Bài tập 26: Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới được gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11cm; nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5cm. Hỏi nếu treo quả cân 500g thì lò xo sẽ có độ dài bao nhiêu?
Bài tập 27: 
	a. Một ô tô tải có khối lượng 28 tấn sẽ nặng bao nhiêu niutơn ?
	b. 20 thếp giấy nặng 18,4 niutơn. Mỗi thếp giấy sẽ có khối lượng bao nhiêu gam ?
	c. Một hòn gạch có khối lượng 1600gam. Một đống gạch có 10000 viên sẽ năng bao nhiêu niutơn ?
Bài tập 28: Một quyển vở có khối lượng 80g có trọng lượng bao nhiêu niutơn ?
Bài tập 29:Một cặp sách có trọng lượng 35N thì có khối lượng bao nhiêu gam ?
Bài tập 30: Một lò xo có độ dài ban đầu là l0 = 20cm. Gọi l(cm) là độ dài của lò xo khi được treo các quả cân có khối lượng m(g). Bảng dưới đây cho ta các giá trị của l theo m.
m(g)
100
200
300
400
500
600
l(cm)
20
21
22
23
24
25
	a.Hãy vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của độ dài thêm ra của lò xo vào trọng lượng của các quả cân treo vào lò xo.
Lấy trục thẳng đứng (trục tung) là trục biểu diễn độ dài thêm ra của lò xo và mỗi cm ứng với độ dãn dài thêm ra 1cm. Trục nằm ngang (trục hoành) là trục biểu diễn trọng lượng của quả cân và mỗi cm ứng với 1N
	b. Dựa vào đường biểu diễn để xác định khối lượng của một vật. Biết khi treo vật đó vào lò xo thì độ dài của lò xo là 22,5cm
Bài tập 31: Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg.
	a. Tính thể tích của 1 tấn cát
	b. Tính trọng lượng của một đống cát 3m3
Bài tập 32: Tính trọng lượng của một con trâu có khối lượng 3 tạ?
Bài tập 33: Tính trọng lượng riêng của một quả cân 500g, biết thể tích của quả cân đó là 200dm3
Bài tập 34: Xác định khối lượng riêng của 250g sỏi có thể tích 100cm3 theo đơn vị g/cm3 và kg/m3 ?
Bài tập 35: Mỗi hòn gạch “hai lỗ” có khối lượng 1,6kg. Hòn gạch có thể tích 1200cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch
Bài tập 36: Khối lượng riêng của sát là 7800kg/m3. Vậy, 1kg sắt sẽ có thể tích là bao nhiêu?
Bài tập 37: . Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800kg/m3. Do đó, 2 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng là bao nhiêu?
Bài tập 38: Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20kg từ dưới giếng lên,người ta phải dùng lực có cường độ ít nhất là bao nhiêu?
Bài tập 39: Người ta thường sử dụng máy cơ đơn giản nào để làm các việc sau:
	a. Đưa thùng hàng lên ô tô b. Đưa xô vữa lên cao
	c. Kéo thùng nước từ dưới giếng lên
Bài tập 40: Tại sao đường ô tô qua đèo thường là đường ngoằn ngoèo rất dài?
Bài tập 41: Một lò xo có chiều dài 8 cm.
a. Sau khi lực tác dụng vào,chiều dài của lò xo là 12 cm.Xác định độ biến dạng của lò xo?Lò xo bị kéo dãn hay bị nén lại?
b. Sau khi lực tác dụng vào,chiều dài của lò xo là 6 cm.Xác định độ biến dạng của lò xo?Lò xo bị kéo dãn hay bị nén lại?
Bài tập 42: Để đưa các thùng đựng dầu lên xe tải, một người đã lần lượt dùng bốn tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Biết với bốn tấm ván này người đó đã đẩy thùng dầu đi lên với các lực lần lượt là : F1 = 1000N; F2 = 200N; F3 = 500N; F4=1200N. Hỏi tấm vào nào dài nhất ?
Bài tập 43: Biết độ dài của mặt phẳng nghiêng lớn hơn độ cao bao nhiêu lần thì lực dùng để kéo vật lên cao có thể nhỏ hơn trọng lượng của vật bấy nhiêu lần. Muốn kéo một vật nặng 2000N lên cao 1,2m với lực kéo 500N thì phải dùng mặt phẳng nghiêng có độ dài l bằng bao nhiêu ?

File đính kèm:

  • docde cuong on thi hk1mon vat li 6.doc
Đề thi liên quan