Đề cương ôn thi học kì I môn văn khối 7 - Năm học 2013 - 2014

pdf4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1886 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kì I môn văn khối 7 - Năm học 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN 1
TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN
NHÓM VĂN 7
------------
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I MÔN VĂN
KHỐI 7 - NĂM HỌC 2013 - 2014
I. PHẦN VĂN:
- Thuộc các bài thơ, nắm được nội dung và nghệ thuật.
- Nắm vững đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú đường luật, ngũ
ngôn tứ tuyệt.
II. PHẦN TIẾNG VIỆT
1. Lý thuyết:
• Từ loại: từ ghép, tứ láy, đại từ, từ Hán - Việt, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ
đồng âm, từ trái nghĩa.
• Thành ngữ
• Các biện pháp tu từ; điệp ngữ, chơi chữ.
• Các chuẩn mực sử dụng từ
2. Thực hành:
• Xem các bài tập trong sách giáo khoa.
• Bài tập viết đoạn văn:
- Theo chủ đề
- Có vận dụng kiến thức ngữ pháp
III.PHẦN TẬP LÀM VĂN
* Ôn kĩ biểu cảm về tác phẩm văn học, với các đề sau:
1. Cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
2. Cảm nghĩ về bài thơ “Rằm tháng Giêng” của Hồ Chí Minh.
3. Cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan
4. Cảm nghĩ về bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương
5. Cảm nghĩ về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến
* Xem dàn ý đã phát ở lớp
* Nắm kĩ phương pháp làm văn cảm nghĩ về tác phẩm văn học để vận dụng vào
bài làm.
GỢI Ý PHẦN TIẾNG VIỆT
Ôn thi HKI Văn 7 - TVO (2012-2013)
2
1. Từ láy
+ Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
+ Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường
hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối
VD: Xinh xinh
+ Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
VD : Liêu xiêu
2. Từ ghép
+ Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
+ Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
VD: Bà ngoại
+ Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng
chính, tiếng phụ).
VD : Sách vở
3. Đại từ
* Đại từ để trỏ dùng để:
- Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xung hô);
- Trỏ số lượng ;
- Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
* Đại từ để hỏi dùng để:
- Hỏi về người, sự vật;
- Hỏi về sổ lượng ;
- Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
4. Từ Hán Việt
* Cũng như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng
lập và từ ghép chính phụ.
* Trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:
- yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
VD : Ái quốc
- Có trường hợp: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau
VD : Thiên thư
5. Quan Hệ Từ
+ Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân
quả,... giữa các bộ phận của câu với câu trong đoạn văn.
+ Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp.
VD : Nếu………thì
* Chữa lỗi quan hệ từ:
Trong việc sử dụng quan hệ từ cần tránh những lỗi sau:
- Thiếu quan hệ từ ;
- Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa ;
- Thừa quan hệ từ ;
- Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
6. Từ trái nghĩa
3Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn
tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
VD : Già >< trẻ
7. Từ đồng âm
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên
quan gì với nhau.
VD : Sâu ( DT ) - Sâu (ĐT )
8. Từ đồnq nqhĩa
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ
nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
Từ đồng nghĩa có hai loại : những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt về
sắc thái nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác
nhau).
VD : Trái - quả ; Hy sinh - bỏ mạng
9. Thành ngữ
Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen nhưng thường thông
qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,...
Thành ngữ ngắn gọn, hàm xúc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
VD : Lên thác xuống ghềnh
10. Điệp ngữ
Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu).
Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
Điệp ngữ có nhiều dạng:
- Điệp ngữ cách quãng
- Điệp ngữ nối tiếp
- Điệp ngữ chuyển tiếp (vòng).
11. Chơi chữ
Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm,
hài hước,... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Các lối chơi chữ thường gặp là:
- Dùng từ ngữ đồng âm
- Dùng lối nói trại âm
- Dùng cách điệp âm
- Dùng lối nói lái
- Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày, trong văn thơ, đặc biệt là
trong thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố
Ôn thi HKI Văn 7 - TVO (2012-2013)
4
Chúc các em ôn tập làm bài thi tốt

File đính kèm:

  • pdfDe cuong huong dan on thi hoc ki 2 mon Ngu Van lop 7(1).pdf
Đề thi liên quan