Đề cương ôn tập sinh học 11 ( năm học 2011- 2012)

doc8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 924 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập sinh học 11 ( năm học 2011- 2012), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 11 ( NĂM HỌC 2011- 2012)
CÂU 1: CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
- Cảm ứng: là khả năng phản ứng của thực vật đối với các kích thích của môi trường.
	+ Đặc điểm: Phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.
	+ Có 2 hình thức: 
Hướng động (vận động định hướng): là vận động sinh trưởng định hướng đối với kích thích từ một phía của tác nhân từ ngoại cảnh
Ứng động (vận động cảm ứng): là vận động của cây nhằm phản ứng lại sự thay đổi của tác nhân kích thích không định hướng tác động đồng đều đến các bộ phận của cây 
Thân, cành
Rễ
+ Ứng động sinh trưởng : Là vận động cảm ứng có sự sinh trưởng khác biệt của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa). 
Gồm: Quang ứng động, nhiệt ứng động; Vận động quấn vòng, vận động nở hoa do nhiệt độ hoặc ánh sáng, vận động thức, ngủ
+ Ứng động không sinh trưởng: Là vận động cảm ứng không có sự sinh trưởng của các tế bào. Các vận động cảm ứng có liên quan đến sức trương nước của các miền chuyên hóa.
Gồm: Ứng động sức trương (như vận động tự vệ), ứng động tiếp xúc và hóa ứng động 
+ Hướng sáng
+( hướng tới) 
- ( tránh xa)
+ Hướng đất
-
+
+ Hướng hóa
0
+ hoặc -
+ Hướng nước
0
+
+ Hướng tiếp xúc
+
0
- Giải thích tính hướng sáng: Khi ánh sáng tác động từ một phía ® auxin phân bố ở phía không được chiếu sáng nhiều hơn ® các tế bào phía không được chiếu sáng sinh trưởng kéo dài nhanh hơn ® đẩy ngọn cây mọc hướng về phía được chiếu sáng. 
- Cơ chế chung của tính hướng ở thực vật: do sự phân bố nồng độ hoocmon sinh trưởng (auxin) không đồng đều tại hai phía của cơ quanà tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (rễ, thân, tua cuốn).
- Cơ chế: tốc độ sinh trưởng của các tế bào ở hai phia của cơ quan dẹp( lá, cánh hoa) khác nhau
Cơ chế: do sự thay đổi trương nước, co rút chất nguyên sinh của các bộ phận chuyên hóa: u phình, tế bào khí khổng
	- Vai trò của hướng động đối với đời sống thực vật: Hướng động giúp cây sinh trưởng hướng tới tác nhân môi trường thuận lợi ® giúp cây thích ứng với những biến động của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển.
- Ứng động giúp thực vật thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
CÂU 2: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
- Phản xạ là một dạng cảm ứng chỉ có ở động vật có hệ thần kinh.
- Cung phản xạ bao gồm các bộ phận:
+ Bộ phận tiếp nhận kích thích (cơ quan thụ cảm).
+ Bộ phận dẫn truyền kích thích : dây thần kinh cảm giác
+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (hệ thần kinh).
+ Bộ phận dẫn truyền phản ứng: dây thần kinh vận động
+ Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến)
- Cấu tạo của hệ thần kinh càng phức tạp thì số lượng phản xạ càng nhiều, phản xạ càng chính xác.
- Có các loại phản xạ: Phản xạ không điều kiện (số lượng hạn chế) và phản xạ có điều kiện (số lượng ngày càng nhiều trong quá trình sống). 
Nhóm
Đặc điểm cấu tạo hệ thần kinh
Đặc điểm cảm ứng
Ví dụ
Động vật có hệ thần kinh dạng lưới
Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh 
Phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể, do vậy tiêu tốn nhiều năng lượng.
Thủy tức, sao biển
Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
Các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài của cơ thể tạo thành 1 hoặc 2 chuỗi.
Phản ứng mang tính chất định khu, chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.
Côn trùng, chân khớp, giun, sâu bọ, thân mềm
Động vật có hệ thần kinh dạng ống
Các tế bào thần kinh tập hợp lại ống thần kinh nằm dọc theo vùng lưng của cơ thể. Bao gồm thần kinh trung ương và TK ngoại biên. Não bộ ngày càng phát triển theo mức tiến hóa . 
Do có não bộ nên xử lí thông tin tốt hơn ® Phản ứng mau lẹ, chính xác và tinh tế hơn, ít tiêu tốn năng lượng hơn. Có thể thực hiện các phản xạ đơn giản và phản xạ phức tạp.
Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
CÂU 3: ĐIỆN THẾ TẾ BÀO
- Điện sinh học là khả năng tích điện của tế bào, cơ thể, Là sự chênh lệch điện thế trong và ngoài màng tế bào
Điện thế nghỉ: là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi (không bị kích thích), phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương. VD: tế bào TK mực ống: -70mv
Điện thế hoạt động: Là sự thay đổi điện thế giữa trong và ngoài màng khi nơron bị kích thích.
Cơ chế hình thành :
- Sự phân bố ion không đều ở hai bên màng.
- Tính thấm của màng đối với ion K+ (cổng Kali mở để ion kali đi từ trong ra ngoài).
- Hoạt động của bơm Na – K.
Cơ chế hình thành: 
- Sự thay đổi tính thấm của màng đối với các ion thay đổi, gây nên sự mất phân cực (khi Na+ từ ngoài vào tế bào) à đảo cực (Na+ tiếp tục vào) à tái phân cực (khi K+ từ trong tế bào ra ngoài).
CÂU 4: LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH:
- Xung thần kinh là điện thế hoạt động của tế bào thần kinh.
- Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh:
	+ Trên sợi thần kinh không có bao miêlin, xung thần kinh truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kế tiếp qua 3 giai đoạn của điện thế hoạt động ® tốc độ truyền xung chậm hơn, 3-5 m/s.
	+ Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie tiếp theo ® tốc độ truyền xung nhanh hơn trên sợi không có bao miêlin, 100m/s.
- Quá trình truyền tin qua xináp:
 + Xi náp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với TBTK, TB cơ, TB tuyếnà có 3 loại xinap
 + Cấu tạo xináp: + Chuỳ xináp có các bóng chứa chất trung gian hoá học (axetin côlin, norađrenalin…).
	 + màng trước xináp.
	 + Khe xináp.
	 + Màng sau xináp có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học.
 + Quá trình truyền tin qua xináp hoá học: Xung thần kinh truyền đến tận cùng của mỗi sợi thần kinh, tới các chuỳ xináp sẽ làm thay đổi tính thấm của màng đối với Ca2+ ® Ca2+ tràn từ dịch mô vào dịch bào ở chuỳ xi náp ® các bóng gắn vào màng trước và giải phóng chất trung gian hoá học vào khe xi náp ® chất trung gian hoá học đi đến màng sau xináp ® làm thay đổi tính thấm màng sau xináp tạo thành xung thần kinh truyền đi tiếp
 Xung thần kinh chỉ truyền 1 chiều từ chùy xinap à màng sau xinap. Do đó: Trong cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng.
CÂU 5: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
- Khái niệm và ý nghĩa của tập tính: Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống để tồn tại và phát triển.
- Cơ sở thần kinh của tập tính : là phản xạ.
- Các loại tập tính : 
Tiêu chí
Tập tính bẩm sinh
Tập tính học được
Định nghĩa
Là chuỗi phản xạ không điều kiện
Là những phản xạ có điều kiện
Đặc điểm
những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra
- Do kiểu gen quy định
- được di truyền từ bố mẹ
- đặc trưng cho loài.
- Bền vững
là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua hoạt động và rút kinh nghiệm.
- Do sự hình thành mối liên hệ giữa các nơron thần kinh
- Không di truyền
- Có thể hình thành ở nhiều loài
- Không bền vững.
Ví dụ
- Một số dạng tập tính của động vật :
Tập tính kiếm ăn:
- Là tập tính bẩm sinh và học được
- Có ở tất cả các loài
- Hình thành trong quá trình sống qua học tập ở bố mẹ, đồng loại hoặc trải nghiệm của bản thân.
- Đối với động vật ăn thịt thì hình ảnh, mùi, âm thanh phát ra từ con mồi dẫn đến tập tính rình mồi và vồ mồi hay rượt theo con mồi để tấn công.
- Đối với con mồi thì có tập tính lẩn trốn, bỏ chạy hay tự vệ.
- Đối với động vật có hệ thần kinh phát triển → Tập tính phức tạp và phong phú.
Tập tính bảo vệ lãnh thổ:
- Chủ yếu là tập tính học được, Có ở 1 số loài thú, chim.
- Chúng dùng các chất tiết từ tuyến thơm(hươu), nước tiểu( chó sói), tiếng hú, tiếng hót(chim) để đánh dấu và xác định vùng lãnh thổ à Chúng chiến đấu quyết liệt, chống lại các cá thể cùng loài để giữ gìn nguồn thức ăn, nơi ở, đối tượng sinh sản.
Tập tính sinh sản:
- Mọi sinh vật đều sinh sản để duy trì nồi giống.
- Tập tính sinh sản thuộc tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng, có ở tất cả các loài.
- Thể hiện là do kích thích của môi trường ngoài (thời tiết, ánh sáng, âm thanh...) hay do môi trường bên trong (tác động của hormone sinh dục).
Tập tính di cư:
- Thường thấy ở một số loài chim, cá, thú. 
- Là tập tính bẩm sinh, học được. 
- Di cư 2 chiều: theo mùa, để tránh thời tiết khắc nghiệt: chim én.
- Di cư 1 chiều: để tìm nơi ở mới( ngựa vằn, trâu… ở thảo nguyên) hoặc di cư sinh sản: cá hồi
- Định hướng đường đi: nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình ( ĐV trên cạn), từ trường trái đất ( chim bồ câu), thành phần hóa học của nước, dòng nước chảy( ĐV dưới nước).
Tập tính xã hội: Là tập tính sống bầy đàn.
- Tập tính thứ bậc: Thể hiện có con đầu đàn. Có ở 1 số thú, chim, ong, kiến, mối, một số cá.
- Tập tính vị tha: Bỏ qua quyền lợi cá nhân, giữ lại quyền lợi bầy đàn. Có ở ong, kiến, mối.
- Một số hình thức học tập của động vật:
Các hình thức
Nội dung
Ví dụ
Quen nhờn
Động vật không có phản ứng trả lời khi Kích thích điều kiện lặp đi lặp lại nhiều lần mà không kèm theo kích thích không điều kiện. (kích thích ĐK trở thành quen nhờn).
Vỗ tay nhiều lần mà không cho ănà Cá không đến.
In vết
Động vật mới sinh thường “in vết” , đi theo những vật gì chuyển động đầu tiên mà chúng nhìn thấy. 
Ngỗng mới nở đi theo ông chủ lò ấp vì đó là vật chuyển động đầu tiên mà nó nhìn thấy
Điều kiện hoá:
 + Điều kiện hoá đáp ứng
 + Điều kiện hoá hành động
- Do liên kết kích thích không điều kiện với kích thích có điều kiện, tác động đồng thời. ( Mèo nghe thấy tiếng bát đũa à chạy xuống bếp) – Pxạ thụ động
- Động vật chủ động thực hiện hành động để đạt được mục đích là một phần thưởng (hoặc phạt) 
- Bật đèn và cho chó ăn→ chó tiết nước bọt, lặp lại nhiều lần → chỉ bật đèn chó đã tiết nước bọt.
- Mèo chủ động mở vung xoong để lấy thức ăn.
Học ngầm
Là hình thức học không chủ định hay không có ý thức; khi gặp tình huống thì tái hiện lại để giải quyết.
- ĐV, người nhớ đường đi
- Người làm các hoạt động s.hoạt
Học khôn
Học có chủ định, có chú ý → Phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới. (Chỉ có ở động vật có hệ thần kinh phát triển: người, linh trưởng).
Quá trình học trên lớp của học sinh
- Ứng dụng những hiểu biết của tập tính vào đời sống và sản suất:
Lợi dụng tập tính của động vật để diệt trừ sâu hại trong nông, lâm nghiệp; làm thay đổi tập tính vốn có của động vật (qua huấn luyện, thuần dưỡng) để phục vụ đời sống con người (giải trí, chăn nuôi, vũ trang…) bằng con đường hình thành phản xạ có điều kiện.
CÂU 6: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
- Khái niệm: 
Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, kích thước tế bào làm cho cây lớn lên trong từng giai đoạn, tạo cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá.
Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng (cấu trúc và chức năng sinh lí) các thành phần tế bào, mô, cơ quan làm cho cây ra hoa, kết quả, tạo hạt. Phát triển biểu hiện ở 3 quá trình: Sinh trưởng; phân hoá tế bào và mô ; phát sinh hình thái.
- Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp : 
Tiêu chí
Sinh trưởng sơ cấp
Sinh trưởng thứ cấp
Khái niệm
Sinh trưởng của thân và rễ cây theo chiều dài 
Sinh trưởng theo chiều ngang (chu vi) của thân và rễ 
Nguyên nhân – cơ chế
Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh, MPS lóng
Do hoạt động của mô phân sinh bên, sinh ra mạch gỗ thứ cấp (gỗ lõi, gỗ dác), mạch rây thứ cấp
Đối tượng
Cây một lá mầm và phần thân non của cây 2 lá mầm
Cây hai lá mầm
- Sinh trưởng của thực vật phụ thuộc vào các yếu tố bên trong (đặc điểm di truyền của loài, các hoocmon sinh trưởng) và các yếu tố bên ngoài (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng khoáng).
- Mô phân sinh: Là nhóm tế bào chưa phân hóa, có khả năng nguyên phân thành các loại tế bào khác nhau.
Mô phân sinh
Có ở cây
Vai trò
MPS đỉnh
- Ở chồi đỉnh, chồi nách, đỉnh rễ cây 1 lá mầm, 2 lá mầm
- Sinh trưởng sơ cấp
MPS lóng
- Ở tiếp giáp 2 lóng cây 1 lá mầm
- Sinh trưởng sơ cấp
MPS bên
- Ở thân cây 2 lá mầm; gồm tầng sinh bần sinh ra bần, tầng sinh mạch sinh ra mạch rây, mạch gỗ.
- Sinh trưởng thứ cấp
CÂU 7: HORMON THỰC VẬT:
- Khái niệm: Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ được sản sinh ra từ cơ thể thực vật, với một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò điều tiết hoạt động sinh trưởng, phát triển của cây.
- Đặc điểm : 
+ Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác trong cây. Được vận chuyển nhờ mạch gỗ và mạch rây
+ Với nồng độ thấp gây ra tác động mạnh. ( Nếu nồng độ cao có thể gây ức chế)
+ Tính chuyên hóa thấp( Một loại hoocmon có thể tác động đến nhiều cơ quan)
- Các loại hoocmôn:
Loại
Nơi phân bố
Tác dụng sinh lí
Ứng dụng chính
Auxin
Có nhiều trong chồi ngọn và các lá non; phôi trong hạt.
- Làm tăng kéo dài tế bào ® Kích thích thân, rễ kéo dài.
- Tăng ưu thế ngọn, ức chế chồi bên.
- Gây hiện tượng hướng động 
- Phát triển quả, tạo quả không hạt. 
- Kích thích nảy mầm, ra chồi, ra rễ.
- Kích thích sinh trưởng
- Giâm cành
- Diệt cỏ (n.độ cao)
Giberelin
Các cơ quan đang sinh trưởng như lá non, quả non, hạt đang nảy mầm, phôi, lóng đang sinh trưởng.
- Kích thích phân chia tế bào ® thân mọc dài ra, lóng vươn dài.
- Kích thích nảy mầm của hạt, củ , chồi
- Kích thích sinh trưởng chiều cao, tạo quả không hạt.
- TĂng tốc độ phân giaỉ tinh bột 
- Kích thích sinh trưởng ở cây lấy sợi, lóng, nảy mầm của hạt, củ
- Tạo quả k hạt
- Sản xuất mạch nha, đồ uống
Xitokinin
Các tế bào đang phân chia trong rễ, lá non, quả non. 
- Kích thích phân chia tế bào mạnh mẽ 
- Làm yếu ưu thế ngọn, kích thích sinh trưởng chồi bên.
- Kìm hãm già hóa.
- Kết hợp với Auxin tạo chồi ở mô trong nuôi cấy mô.
- Nuôi cấy mô
Etylen
Các mô của quả chín, lá già.
- Thúc đẩy quá trình chín của quả
- Ức chế quá trình sinh trưởng của cây non, mầm thân
- Gây rụng lá, quả.
- Làm quả nhanh chín
Axit abxixic
Chủ yếu ở lá, tích luỹ trong các cơ quan già, cơ quan đang ngủ, nghỉ hoặc sắp rụng.
- Ức chế sinh trưởng. 
- Gây rụng lá, quả.
- Kích thích đóng khí khổng trong điều kiện khô hạn.
- Gây ra trạng thái ngủ, nghỉ của hạt.
- Bảo quản hạt.
CÂU 8: CÁC NHÂN TỐ CHI PHỐ SỰ RA HOA
	Tuổi cây: Cây chỉ ra hoa khi đến độ tuổi nhất định: cây 1 năm: tính bằng số lá( CÀ chua: 14 lá), cây nhiều năm: tính bằng số năm( Tre: 50 năm)
	Nhiệt độ thấp: Một số thực vật mùa đông, thực vật 2 năm( lúa mì, cải bắp) chỉ ra hoa khi trải qua mùa đông lạnh giá hoặc thời kì nhiệt độ thấp nhân tạo ( Hiện tượng Xuân hóa: Ra hoa phụ thuộc nhiệt độ thấp)
 Quang chu kì: 
- Là sự nở hoa phụ thuộc tương quan độ dài ngày đêm.
	- Theo quang chu kì, có thể chia thành 3 loại cây: Cây ngày ngắn (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ: cà phê, chè, lúa), cây ngày dài (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ: dâu tây, lúa mì, đại mạch, thanh long, rau bina), cây trung tính (ra hoa trong cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn: cà chua, lạc, hướng dương
( thực chất của quang chu kì là thời gian tối quyết định sự ra hoa)
Phitocrôm:
- Là sắc tố cảm nhận quang chu kì và cũng là sắc tố cảm nhận ánh sáng trong các loại hạt cần ánh sáng để nảy mầm
- Là một loại protein hấp thụ ánh sáng
- Tồn tại ở 2 dạng:
+ Dạng Pđ hấp thụ ánh sáng đỏ (bước sóng là 660 nm )
+ Dạng Pđx hấp thụ ánh sáng đỏ xa (bước sóng là 730 nm).
 - Pđx làm cho hạt nảy mầm, nở hoa, khí khổng mở
	- Nhờ có đặc tính chuyển hóa Pđ ßàPđx, sắc tố này tham gia vào phản ứng quang chu kì của TV.
	Hoocmon ra hoa ( florigen): Ở điều kiện quang chu kì thích hợp, Hoocmon ra hoa ( florigen) hình thành trong lá rồi di chyển vào đỉnh sinh trưởng của thân làm cây ra hoa.
- Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển:
	 - Ứng dụng sinh trưởng: Sử dụng Auxin để kích thích sinh trưởng, ra rễ ở cành giâm, tạo chất diệt cỏ
Sử dụng Giberelin để kích thích nảy chồi, sinh trưởng của cây lấy sợi, tạo quả không hạt, trong công nghệ rượu bia
Sử dụng Xitôkinin cùng auxin để nuôi cấy mô
Sử dụng Etylen để kích thích quả chín
Sử dụng ABA để bảo quản hạt
	- Ứng dụng của phát triển: Trong sản xuất nông nghiệp, dựa vào nhu cầu ánh sáng để gieo trồng đúng thời vụ, nhập nội, chuyển vùng cây trồng; sử dụng ánh sáng nhân tạo để kích thích hoặc kìm hãm sự ra hoa, ra quả của cây trồng ( Tạo hoa quả trái vụ)
CÂU 9: SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
- Khái niệm sinh trưởng phát triển ở động vật: 
- Sinh trưởng và phát triển ở động vật có thể trải qua biến thái hoặc không qua biến thái:
+ Phát triển không qua biến thái: Là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.
+ Phát triển qua biến thái: Là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí khác nhau giữa các giai đoạn và khác với con trưởng thành.
 Phát triển qua biến thái bao gồm:
* Phát triển qua biến thái hoàn toàn: Là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành.
Ví dụ, ở tằm có các giai đoạn: Trứng, tằm (sâu), nhộng (nằm trong kén) và ngài (bướm có cánh).
	* Phát triển qua biến thái không hoàn toàn: Là kiểu phát triển mà con non chưa hoàn thiện, phải trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành con trưởng thành.
- Các kiểu phát triển của động vật: 
Đặc điểm phân biệt
Không qua biến thái
Qua biến thái hoàn toàn
Qua biến thái không hoàn toàn
Hình dạng, cấu tạo, sinh lí của con non so với con trưởng thành
Gần giống 
Khác nhau
Tương tự nhau
Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển 
Hợp tửàphôiàcon nonà trưởng thành
Hợp tử à phôià con nonànhộngàtrưởng thành
Hợp tửàphôiàcon non: lột xácà trưởng thành
Trải qua lột xác
Không
Có
Có
Trải qua biến thái ( Nhộng)
Không
Có
Không
Xảy ra ở nhóm động vật 
Cá, bò sát, chim, thú, 1 số ĐV không xương
Côn trùng: sâu bọ, ong, ruồi, muỗi, chuồn chuồn…, lưỡng cư
1 số côn trùng: cào cào, gián, dế… 
CÂU 10: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT:
- Ảnh hưởng của nhân tố bên trong 
Hoocmon
Nơi sản xuất
Tác dụng sinh lí
1. Ở Động vật có xương:
Hoocmon sinh trưởng (GH)
Tuyến yên
- Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin trong tế bào, mô, cơ quan
- Kích thích phát triển xương à Cơ thể lớn lên.
Tiroxin
Tuyến giáp
- Kích thích chuyển hoá ở tế bào.
- Kích thích quá trình sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
- Riêng lưỡng cư tiroxin có tác dụng gây biến thái nòng nọc thành ếch.
Ơstrogen
Buồng trứng
Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì do:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp: tiết sữa, nuôi con ….
Testosteron
Tinh hoàn
Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp: Biết gáy, có bờm, mào …
+ Tăng tổng hợp prôtêin, phát triển cơ bắp.
2. Ở Động vật không xương
Ecđison
Tuyến trước ngực
+ Gây lột xác ở sâu bướm.
+ Kích thích sâu biến thái thành nhộng và bướm.
Juvenin
Thể allata
+ Gây lột xác ở sâu bướm.
+ ức chế quá trình biến thái sâu thành nhộng và bướm.
:
- Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài : Thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng.
- Điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người : 
	+ Cải tạo giống: Bằng phương pháp lai giống, chọn lọc nhân tạo, công nghệ phôi…tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương.
	+ Cải thiện môi trường: Cải thiện môi trường sống tối ưu cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển (thức ăn, vệ sinh chuồng trại…).
	+ Cải thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình: Cải thiện đời sống kinh tế và văn hoá (cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, sinh hoạt văn hoá lành mạnh…); áp dụng các biện pháp tư vấn di truyền và kĩ thuật y học hiện đại trong công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em. 
CÂU 10: SINH SẢN 
- Khái niệm : 
- Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, để đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
- Sinh sản vô tính: Hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra giống nhau và giống mẹ.
- Sinh sản hữu tính: Là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái thông qua thụ tinh tạo nên hợp tử.
- Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:
Điểm phân biệt
Sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính
Khái niệm
Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ. 
Có sự kết hợp của giao tử đực (n) và giao tử cái (n) thông qua thụ tinh tạo hợp tử (2n). Hợp tử phát triển thành cơ thể.
Cơ sở tế bào học
Nguyên phân.
Giảm phân, thụ tinh và nguyên phân.
Đặc điểm di truyền 
- Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền giống nhau và giống mẹ.
- Ít đa dạng về mặt di truyền.
- Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ, có thể xuất hiện tính trạng mới.
- Có sự đa dạng di truyền cao hơn.
Ý nghĩa
- Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định.
- Tạo ra các cá thể thích nghi tốt hơn với đời sống thay đổi
- Sinh sản vô tính ở thực vật: 
	+ Sinh sản bằng bào tử: Cá thể con được hình thành từ tế bào đã được biệt hoá của cơ thể mẹ gọi là bào tử. Bào tử 
được hình thành trong túi bào tử của cây mẹ.
GẶp ở rêu, dương xỉ.
Là 1 giai đoạn xen kẽ với giai đoạn sinh sản hữu tính
+ Sinh sản sinh dưỡng: Cơ thể con có thể phát triển từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ như thân củ, 
rễ, lá…
Gặp ở nhiều thực vật bậc cao: Khoai, sắn, rau ngót, vải, nhãn …
LÀ 1 hình thức sinh sản trọn vẹn.
- Ứng dụng: Phương pháp nhân giống vô tính: Giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô là ứng dụng sinh sản vô tính để nhân nhanh giống và đạt hiệu quả cao trong trồng trọt	
	- Cơ sở sinh học của các biện pháp giâm, chiết ghép là: Lợi dụng khả năng sinh sản sinh dưỡng của thực vật nhờ quá trình nguyên phân. Ưu điểm của các phương pháp nhân giống vô tính so với cây mọc từ hạt:
	+ Duy trì được các đặc tính quý từ cây gốc nhờ nguyên phân.
	+ Rút ngắn được thời gian sinh trưởng, phát triển của cây ® cho thu hoạch sớm.
- Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào thực vật là: Lợi dụng tính toàn năng của tế bào (mọi tế bào nào của thực vật đều chứa bộ gen với đầy đủ thông tin di truyền đặc trưng cho loài, trong những điều kiện nhất định nó có thẻ phát triển thành cây nguyên vẹn, ra hoa, kết hạt bình thường).
Sinh sản hữu tính ở thực vật: 
- Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa bao gồm các giai đoạn: Hình thành hạt phấn (hoặc túi phôi), thụ phấn, thụ tinh, tạo quả và phát triển phôi tạo thành cây non: 
+ Hình thành hạt phấn: 1 tế bào sinh hạt phấn (2n) giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội (n), mỗi tế bào đơn bội nguyên phân 1 lần nữa tạo ra hạt phấn có 2 nhân (nhân sinh dưỡng và nhân sinh sản).
+ Hình thành túi phôi: 1 tế bào sinh noãn (2n) giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội (n), 3 trong 4 bị thóai hóa, 1 tế bào nguyên phân 3 lần tạo túi phôi có 8 tế bào (trong đó có noãn cầu n và nhân phụ 2n). 
+ Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ.
 Thụ phấn có thể là tự thụ phấn (thụ phấn cùng cây) hoặc giao phấn ( thụ phấn khác cây)
+ Thụ tinh: Là sự kết hợp giữa giáo tử đực với giao tử cái tạo thành hợp tử. Thụ tinh ở thực vật có hoa là quá trình thụ tinh kép: 1 tinh tử ( giao tử đực) kết hợp với noãn cầu tạo hợp tử (phát triển thành phôi). 
 1 tinh tử kết hợp với nhân phụ tạo nhân tam bội (phát triển thành phôi nhũ).
	Diễn biến: Hạt phấn nảy mầm tạo thành ống phấn sinh trưởng dọc chiều dài vòi nhụy đến túi phôi à Nhân sinh dưỡng tiêu biến, nhân sinh sản nguyên phân tạo ra 2 tinh tử ( 2 giao tử đực) à Thụ tinh kép: 1 tinh tử kết hợp với noãn cầu tạo hợp tử , phát triển thành phôi; 1 tinh tử kết hợp với nhân phụ tạo nhân tam bội , phát triển thành phôi nhũ giàu dinh dưỡng để nuôi phôi. 
 Nếu nuôi phôi ngay à Hạt không nội nhũ ( ở cây 2 lá mầm: đỗ, lạc); Nếu chưa nuôi phôià Tạo hạt có nội nhũ ( Ở cây 1 lá mầm: lúa, ngô, dừa).
+ Hình thành hạt, quả: Sau thụ tinh, noãn phát triển thành hạt ( Chứa phôi và phôi nhũ), bầu nhụy phát triển thành quả.
 Sinh sản vô tính ở động vật:
Hình thức 
Nội dung
Nhóm sinh vật
Phân đôi
Cơ thể mẹ tự co thắt tạo thành 2 phần giống nhau, mỗi phần sẽ phát triển thành một cá thể. Sự phân đôi có thể theo chiều dọc, ngang hoặc nhiều chiều. Một cơ thể mẹ tạo ra 2 cá thể con.
Động vật nguyên sinh, giun dẹp.
Nảy chồi
Một phần của cơ thể phát triển hơn các vùng lân cận, tạo thành chồi, chồi lớn dần tạo thành cơ thể mới. Cơ thể con có thể sống bám trên cơ thể mẹ hoặc sống tách độc lập. Một cá thể mẹ tạo ra 1 vài cá thể con
Ruột khoang, bọt biển.
Phân mảnh
Cơ thể mẹ tách thành nhiều phần nhỏ, mỗi phần phát triển thành một cơ thể mới. Một cá thể mẹ tạo ra nhiều cá thể con
Bọt biển, giun dẹp
Trinh sản
(trinh sản)
Hiện tượng trứng không qua thụ tinh phát triển thành cơ thể đơn bội (n). Ở ong, kiến, mối: trứng không thụ tinh phát triển thành con đực. Một cá thể mẹ tạo ra rất nhiều cá thể con.
Thường xen kẽ với sinh sản hữu tính
Chân khớp như Ong, kiến, rệp và 1 số cá, lưỡng cư, bò sát.
- Ứng dụng của sinh sản vô tính:
	Nguyên tắc nuôi cấy mô và nh

File đính kèm:

  • docde cuong on tap sinh 11.doc