Đề cương ôn tập môn sinh học – lớp 6

docx3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn sinh học – lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC – LỚP 6
HỌ VÀ TÊN:_________________________________________________LỚP____________
Bài 35-Tiết 42: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
Hạt muốn nảy mầm tốt ngoài chất lượng hạt giống, còn cần có đủ nước, có đủ không khí và nhiệt độ thích hợp.
Áp dụng:
Gieo hạt bị úng phải tháo nước ngay để khỏi bị thối.
Làm đất tươi xốp trước khi gieo hạt để đủ không khí.
Trời rét thì phải phủ rơm rạ, mền để hạt có nhiết độ thích hợp.
Gieo hạt đúng thời vụ sẽ đảm bảo được điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
Bảo quản hạt giống tốt đây là điều kiện chất lượng của hạt giống (điều kiện đủ) cho hạt nảy mầm.
Bài 42- Tiết 53: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm.
I/ Cây hai lá mầm và cây một lá mầm.
Để biết cây hai lá mầm, cây một lá mầm ta dựa vào hạt của cây đó nhưng cây đậu hai lá mầm thì hạt của nó hai lá mầm.
Muốn biết hạt hai lá mầm và hạt một lá mầm thì dựa vào số lá mầm trong phôi của hạt
Nhưng hạt đậu có hai lá mầm vì phôi của hạt có hai lá mầm; hạt lúa một lá mầm vì phôi của hạt có một lá mầm.
Để biết nhanh nhất người ta còn dựa vào đặc điểm bên ngoài như kiễu rễ gì, gân lá, số cánh hoa và dạng hoa nào?
Cây hai lá mầm thường có kiểu rễ cọc, gân lá hình mạng, số cánh hoa 5, dạng thân gỗ, cỏ leo.
Cây một lá mầm: thường có kiểu rễ chùm, gân lá song song, cung, số cánh hoa 6, dạng thân chủ yếu là thân gỗ.
*Lưu ý: Trừ trường hợp ngoại lề nên phải dựa vào nhiều đặc điểm mới kết luận chính xác.
II/Đặc điểm phân biệt giữa lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm.
Hai lớp này phân biệt với nhau chủ yếu cũng dựa vào số lá mầm trong phôi của hạt; ngoài ra còn dựa vào các dấu hiệu bên ngoài như kiểu rễ, số cánh hoa, gân lá, dạng thân…
Trừ trường hợp ngoại lệ, đặc điểm khác thường
Bài 41- Tiết 52: Hạt kín. Đặc điểm của thực vật hạt kín.
I/ Quan sát cây có hoa
Cơ quan sinh dưỡng; rễ, thân, lá
Có 3 dạng thân chính: Thân đứng: Thân gỗ, thân cột, thân cỏ___Thân leo__Thân bò.
Các loại thân biến dạng: Thân củ - Thân rễ - Thân mọng nước
Có hai nhóm: Lá đơn – Lá kép.
Có ba kiểu gân lá: Gân hình mạng – Gân song song – Gân hình cung.
Các loại lá biến dạng: Lá biến thành gai – Lá biến thành tua cuốn – Lá dự trữ chất hữu cơ – Lá bắt mồi
Có hai dạng rễ chính: Rễ cọc – Rễ chùm: Rễ củ - Rễ giáp mút – Rễ thở - Rễ móc 
Cơ quan sinh sản:
Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
Hoa đơn tính
Hoa lưỡng tính
Hoa mọc đơn độc: hoa hồng,…
Hoa mọc thành cụm; hoa cúc,…
Cấu tạo hoa, cách xếp hoa, màu sắc hoa thực vật hạt kín rất đa dạng.
Giúp chúng thích nghi với môi trường sống.
Đa dạng về môi trường sống.
Bài 48- Tiết 58: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người.
Vai trò của thực vật đối với động vật.
Thực vật cung cấp ô xi và thức ăn cho động vật
 Nhờ quá trinh quang hợp cây xanh đã nhã ra một lượng ô xi vào không khí khổng lồ để cung cấp cho mọi loài sinh vật hô hấp
Nhờ quá trinh quang hợp cây xanh đã tổng hợp được các chất hữu cơ để cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật kể cả động vật 
Ngoài ra một số thực vật còn gây hại cho động vật như cây suốt cá.
Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.
Thực vật chẳng những cung cấp nơi ở mà còn là nơi sinh sản cho rất nhiều động vật.
Thực vật với đời sống con người.
Những cây có giá trị sử dụng.
Thực vật nói chung, thực vật hạt kín nói riêng có rất nhiều công dụng và có ý nghĩa kinh tế rất lớn.
Cung cấp lương thực: lúa
Cung cấp thực phẩm chất béo, chất đạm: cây đậu phụng, dừa, đậu xanh.
Cây ăn quả: xoài, bơ, mít.
Cây công nghiệp: cao su
Cây lấy gỗ: liêm
Cây làm thuốc: cây trắc bắc diệp, nhân sâm
Cây làm cảnh: cây cau cảnh, cây vạn tuế.
Ngoài ra còn có rất nhiều công dụng khác tùy theo các bộ phận để sử dụng
Những cây có hại cho sức khỏe con người.
Cây thuốc lá
Cây thuốc phiện
Cây cần sa.
Bài 50 – Tiết 62: VI KHUẨN (TT)
Vai trò của vi khuẩn
Vi khuẩn có ích:
Trong tự nhên:
Phân hủ chất hữu cơ chất vô cơ để cây sử dụng
Góp phần hình thành than đá
Nông nghiệp: vi khuẩn cố ddingj đạm bổ sung lượng đạm trong đất
Chế biến thực phẩm vi khuẩn len men làm dấm, tương, rượu,…
Vai trò trong công nghệ sinh học
Vi khuẩn có hại:
Các vi khuẩn kí sinh gây bệnh cho nhiều người.
Nhiều vi khuẩn hoại sinh làm hồng thực phẩm, gây ô nhiểm môi trường
Có một số vi khuẩn vừa có lợi nhưng cũng vừa có hại như vi khuẩn hủy chất hữu cơ.
Sơ lược về vi rút
Vi khuẩn đã nhỏ và cấu tạo đơn giản, nhưng virut còn nhỏ và đơn giản hơn nhiều.
Đặc điểm của virut
Kích thước: rất nhỏ, chỉ khoảng 12-50 phần triệu milimet.
Hình dạng: dạng cầu, dạng khối nhiều mặt, dạng que, dạng nòng nọc với một phần đầu hình khối và phần đuôi hình trụ.
Cấu tạo: rất đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào. Chúng chưa phải là dạng cơ thể sống điển hình.
Đời sống: kí sinh bắt buộc trên các cơ thể sống khác.
Vai trò: khi kí sinh virut thường gây bệnh cho vật chủ

File đính kèm:

  • docxDE CUONG ON TAP MON SINH 6 NGUYEN DU PLEIKU.docx