Đề cương ôn tập môn Lịch sử Khối 4

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Lịch sử Khối 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiến thắng Chi Lăng: (giặc Minh)
* Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
Ải Chi Lăng là vùng núi đá hiểm trở, đường nhỏ hẹp khe sâu, rừng cây um tùm.
* Em hãy kể trận phục kích của quân ta ở Ải Chi Lăng?
+ Lê Lợi chiệu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh (khởi nghĩa Lam Sơn). Trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Diễn biến: quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng , bị binh ta nghênh chiến nhữ Liễu Thăng và kị binh địch vào ải . Khi kị binh của giặc vào ải, quân ta tấn công Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy.
+ Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hang và rút về nước.
Nhà hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước.
Khi thua trận lở Ải chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hang và rút về nước. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế mở đầu thời Hậu Lê (1428)
Tại sao nói vua có uy quyền tuyệt đối?
Vì: Mọi quyền hành đều tập chung vào tay vua. Vua trực tiếp là Tổng chi huy quân đội, Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức quan cao cấp như Tướng Quốc, Đại tổng quản, Đại hành khiển.
Nhà Hậu Lê, đặc biệt là Lê Thánh Tông, đã làm gì để quản lí đất nước?
Nhà vua đã ban hành bộ luật Hồng Đức đây là bộ luật đầu tiên của nước ta, với nội dung: là bảo về quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ, bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi ích của phụ nữ.
Trường học thời Hậu Lê.
Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào?
- Thời Lý, nhà nước lập Văn Miếu, mở Quốc Tử Giám để đào tạo nhân tài.
- Thời Trần, việc tổ chức dạy học và thi cử bắt đầu có quy củ.
- Thời Hậu Lê, giáo dục được phát triển và chế độ đào tạo mới thực sự được quy định chặt chẽ.
Em hãy mô tả tổ chức giáo dục thời Hậu Lê (về tổ chức trường học, người được đi học, nội dung học, nề nếp thi cử)
Nội dung học tập và thi cử là nho giáo, học sinh phải học thuộc lòng những điều nho giáo dạy để suy nghĩ và hành động theo đúng quy định của nho giáo,.
Cứ 3 năm có 1 kì thi hương ở địa phương và kì thi hội ở kinh thành những người đỗ kì thi Hội được dự kì thi Đình để chọn tiến sĩ, ngoài ra theo định kì còn kiểm tra trình độ của quan lại.
Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập:
đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy, khắc tên người đỗ cao vòa bia đá dựng ở Văn Miếu (tiến sĩ)
Nhà Hậu Lê đã làm những việc gì để phát triển giáo dục?
Cho dựng lại nhà Thái Học, dựng lại Quốc Tử Giám. Tại đây có lớp học, có chỗ ở cho học sinh và cả kho sách, trường không chỉ đón nhận con cháu của vua, quan mà còn đón nhận cả con em thường dân nếu học giỏi.
Trịnh Nguyễn phân tranh.
Do đâu mà đầu thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì chia cắt?
Là do cuộc tranh giành quyền lực của phe phái phong kiến, (các tập đoàn phong kiến xâu xé nhau giành quyền lợi)
Cuộc xung đột giữa tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả gì?
Đất nước bị chia cắt, nhân dân khổ cực, sản xuất không phát triển được, đời sống đói khát, phải đi lính và chết trận.
Cuộc khẩn hoang ở Đàng trong.
Cuộc khẩn hoang ở đang trong diễn ra như thế nào?(mô tả hành trình của đoàn người khẩn hoang)
Từ thế kỉ XVI các chúa Nguyễn tổ chức khai hoang ở Đàng Trong, những đoàn người khẩn hoang được cung cấp lương thực trong nửa năm và một số dụng cụ đoàn người cứ tiến dần vào phía nam.Từ Phú Yên, Khánh Hòa đến Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đoàn người tiếp tục đi sâu vào đồng bằng song Cửu Long ngày nay. Đi đến đâu họ lập làng,ấp mới đến đó, ruộng đất được khai phá xom làng phát triển.
Kết quả của cuộc khẩn hoang là gì?
Ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển. Tình đoàn kết giữa các dân tộ ngày càng bền chặt.
Thành thị thế kỉ XVI – XVII
Em hãy mô tả một số thành thị của nước ta thế kỉ XVI - XVII.
Thăng Long: có thể so với nhiều thành thị ở Á Châu, nhưng lại đông dân hơn, những ngày phiên chợ dân gánh hành hóa đến không thể tưởng tượng được, con đường rộng bây giờ chở nên chặt chội, Phạm Đình Hổ miêu tả lại: Đât kinh thành (Thăng Long) người nhiều nhà ở san sát, thường hay có hỏa hoạn, phường Hàng Ngang, Hàng Đào là nơi bán áo, tơ, lụa,. Hàng buồm là một phố buôn bán rât huyên náo.
Phố Hiến: có trên 2000 nóc nhà của dân cử từ nhiều nước, trong đó người Trung Quốc và Nhật Bản rất đông, ngoài ra còn có người Hà Lan, Anh, Pháp, nơi đây buôn bán rất tấp nập.
Hội An: là thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong, các nhà buôn Nhật Bản cùng với dân cư địa phương dựng nên phố này, năm 1618 giáo sĩ người Pháp đã nhận xét Hội An “ là hải cảng đẹp nhất, nơi mà thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán.
Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long. (năm 1786)
Năm 1786 nghĩa quân tây sơn tiến ra thăng long để làm gì?"Để lật đổ chúa trịnh, thống nhất giang sơn.
Em hãy kể lại chiến thắng của nghĩa quân tây sơn tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.?
Khi nghe tin chúa trịnh khải đứng ngồi không yên, quan tướng sợ hải, lo cật giấu của cải đưa vợ con đi chốn, trịnh khải triệu tập quân thần bàn kế giữ kinh thành. Trong khi đó quân thủy và quân bộ của Nguyễn Huệ tiến như vũ bão về phía thăng long, chẳng mấy chốc đến Nam Dư. Quân trịnh tưởng quân tây sơn còn xa nên bỏ thuyền lên bờ tản mát, khi quân tây sơn đến quân trịnh không kịp xuống thuyền, phần bị giết phần bỏ chạy, quân tây sơn đánh mạnh vào trận địa của quân trịnh. Trịnh khải phất cờ đánh trả nhưng tướng sĩ không dám tiến, lợi dụng cơ hội ấy, quân tây sơn bắn lửa đạn vào quân trịnh, quân trịnh thất bài.
Em hãy viết một đoạn văn ngắn về cuộc tiến quân của nghĩa quân Tây Sơn ra Thăng Long.
+ Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến quân r a Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh.
+ Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó, năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.
Quan Trung đại phá quân Thanh (1789)
Em hãy kể lại trận Ngọ Hồi, Đống Đa.
- Năm 1788 mượn cớ giúp nhà Lê, quân Thanh sang chiếm nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, hiệu là Quan Trung, kéo quân ra Bắc.
- Ngày 20 tháng chạp năm 1788 Quan Trung chỉ huy quân ra đến Tam Điệp, quân sĩ được lệnh ăn tết trước, rồi chia thành 5 đạo quân tiến ra Thăng Long, chủ tướng nhà thanh là Tôn Sĩ Nghị biết được nhưng khinh thường.
- Đêm mồng 3 tết năm 1789 quân ta kéo tới sát đồn Hà Hồi mà giặc không hề hay biết. Vào lúc nửa đêm , quân ta vây kinh đồn Hà Hồi, Quan Trung bắc loa gọi. Tướng sĩ dạ rầm trời, Quan Thanh trong đồn hoảng sợ.
- Sáng mùng 5 tết quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi, cuộc chiến diễn ra quyết liệt ta chiếm được Ngọc Hồi. Cũng sáng mùng 5 tết quân ta đánh mạnh vào vùng Đống Đa, tướng sĩ Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, quân ta thắng lớn quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn bỏ chạy về nước.
Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quan Trung
Chính sách về phát triển kinh tế và văn hóa, giáo dục của Vua Quan Trung?
“Chiếu khuyến nông”: lệnh cho dân từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, phá ruộng khai hoang, với chính sách này chỉ vài năm sau, mùa màng chở lại tươi tốt, làng xóm thanh bình.
“Chiếu lập học” ông nói: “ Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu”
Vì sao quan trung đề cao chữ nôm? " Vì bảo tồn và phát triển chữ viết dân tộc.
Em hiểu thế nào là câu nói của quan trung : “ xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu”?
Nhà Nguyễn thành lập
Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
Khi Quan Trung mất, triều đại tây sơn suy yếu, Nguyễn Ánh lật đổ tây sơn năm 1802 lên ngôi hoàng đế đống đô Phú Xuân (Huế)
Em hãy dẫn ra một số sự kiện để chứng minh rằng, các vua triều Nguyễn không muốn chia sẽ quyền hành cho ai?
Các vua nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng từ trung ương đến địa phương, từ việc đặt luật pháp đến kì thi Hội, từ việc thay đổi quan trong triều, điều động quân đi đánh xa đến việc trực tiếp điều hành các quan đứng đầu tỉnh đều do vua quyết định.
Em hãy trình bày nhà Nguyễn chừng trị tàn bạo với những người chống đối?
Những kẻ mưu phản và cùng mưu không phân biệt thủ phạm hay tòng phạm đều bị xử lăng trì. Cháu,anh, em của những kẻ đó từ 16 tuổi trở lên đềubị chém đầu, con trai từ 15 tuổi trở xuống, mẹ, con gái phải làm nô tì cho quan tài sản bị tịch thu.
Kinh thành Huế.
Em hãy mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế?
Thành có 10 cửa chính ra vào. Bên trên của thành xây các vọng gác mái uốn cong hình chim phượng, cửa Nam tòa thành có cột cờ cao 37m, từ đỉnh cột có thể nhìn thấy cửa biển Thuận An.
Nằm giữa kinh thành Huế là Hoàng thành, cửa chính vào Hoàng thành gọi là Ngọ Môn, tiếp đến là hồ sen, ven hồ là hang cây đại, một chiếc cầu bắc qua hồ dẫn đến điện Thái Hòa nguy nga tráng lệ. Điện Thái Hòa là nơi tổ chức cuộc lễ lớn, quanh điện Thái Hòa là hệ thống giành riêng cho vua và hoàng tộc.
Văn học và khoa học thời Hậu Lê. (chữ Hán)
Em hãy kể tên các tác phẩm và tác giả tiêu biểu của văn học thời Hậu Lê?
Quốc âm thi tập, Bình ngô đại cáo, Ức trai thi tập của Nguyễn Trải
 Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông,
Tác phẩm của hội tao đàn của Lê Thánh Tông sáng lập.
Em hãy nêu tên các công trình khoa học thời Hậu Lê?
Dư địa chí, Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi.
Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên.
Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh.
Vì sao có thể coi Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông là nhà văn hóa tiêu biểu của thời này (thời Hậu Lê)

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap.doc