Đề cương ôn tập môn: Công nghệ 8

doc2 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn: Công nghệ 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN: Công Nghệ
**************
A. Lý thuyết:
1. Vì sao phải học vẽ kĩ thuật? Thế nào là bản vẽ kĩ thuật?
- Học vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất và đời sống. 
- Bản vẽ kĩ thuật là phương tiện thông tin dùng trong sản xuất và đời sống.
	2. Thế nào là phép chiếu vuông góc? Phép chiếu vuông góc dùng để làm gì? Nêu tên các hình chiếu và hướng chiếu của nó?
- Phép chiếu vuông góc là phép chiếu mà các tia chiếu chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu.
- Phép chiếu vuông góc dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc.
- Các hình chiếu và hướng chiếu:
	+ Hình chiếu đứng: chiếu từ trước tới.
	+ Hình chiếu cạnh: chiếu từ trái sang phải.
	+ Hình chiếu bằng: chiếu từ trên xuống.
3. Các khối hình học thường gặp là những khối nào? Nêu đặc điểm của khối đa diện và khối tròn xoay. Thông thường chúng được biểu diễn bằng mấy hình chiếu?
- Các khối hình học thường gặp là: khối hình hộp chữ nhật, khối lăng trụ đều, khối hình chóp đều.
- Khối đa diện được bao bọc bởi các đa giác phẳng.
- Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định của hình.
- Thông thường chúng được biểu diễn bằng 3 hình chiếu.
4. Thế nào là hình cắt? Hình cắt dùng để làm gì?
- Hình cắt là hình biểu diễn vật thể ở sau mặt phẳng cắt.
- Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể.
5. Ren dùng để làm gì? Nêu qui ước vẽ ren.
- Ren dùng để làm các chi tiết máy như : bu lông, đai ốc, đinh vít, Vật dụng như : đầu bút, các liên kết trong xe đạp, ghế, bóng đèn,
- Qui ước vẽ ren:
	+ Đỉnh ren, giới hạn ren, vòng đỉnh ren vẽ bằng nét liền đậm.
	+ Đường chân ren, vòng chân ren vẽ bằng nét liền mảnh. Vòng chân ren vẽ bằng ¾ hình tròn.
6. Nêu nội dung và cách đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà.
- Nội dung và cách đọc bản vẽ chi tiết:
	+ Nội dung gồm các hình biểu diễn, các kích thước và các thông tin cần thiết khác để xác định chi tiết đó.
	+ Cách đọc: Khung tên→ hình biểu diễn→ kích thước→ yêu cầu kĩ thuật→ tổng hợp.
Nội dung và cách đọc bản vẽ lắp:
	+ Nội dung gồm hình biểu diễn, kích thước, khung tên, bảng kê.
	+ Cách đọc: Khung tên→ bảng kê→ hình biểu diễn→ kích thước→ phân tích chi tiết→ tổng hợp.
7. Hãy nêu sự khác nhau cơ bản của kim loại và phi kim loại, giữa kim loại đen và kim loại màu.
- Kim loại dẫn điện tốt còn phi kim loại dẫn điện kém.
- Kim loại đen có màu đen còn kim loại màu có nhiều màu khác nhau.
8. Kể tên một số dụng cụ kiểm tra, dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt, dụng cụ gia công.
- Một số dụng cụ kiểm tra như thước lá, thước cặp, thước đo góc
- Một số dụng cụ tháo lắp kẹp chặt như cờlê, mỏ lết, tua vít, êtô, kìm
- Một số dụng cụ gia công như búa, cưa, đục, dũa,
9. Những qui ước an toàn khi cưa, đục, dũa, khoan kim loại?
- Những qui ước an toàn khi cưa:
	+ Kẹp vật cưa phải đủ chặt.
	+ Lưỡi cưa căng vừa phải, không dùng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm bị vỡ.
	+ Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật để vật không rơi vào chân.
	+ Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vào mạt cưa vì mạt cưa rất dễ bắn vào mắt.
- Những qui ước an toàn khi đục:
	+ Không dùng búa có cán bị vỡ, nứt.
	+ Không dùng đục bị mẻ.
	+ Kẹp vật vào êtô phải đủ chặt.
	+ Phải có lưỡi chắn phoi ở phía đối diện với người đục.
	+ Cầm đục, búa chắc chắn, đánh búa đúng đầu đục.
-Những qui ước an toàn khi dũa:
	+ Bàn nguội phải chắc chắn, vật dũa phải được kẹp chặt.
	+ Không được dùng không có cán hoặc cán vỡ.
	+ Không thổi phoi, tránh phoi bắn vào mắt.
-Những qui ước an toàn khi khoan:
	+ Không dùng mũi khoan cùn, không khoan khi mũi khoan và vật chưa được kẹp chặt.
	+ Vật khoan phải thẳng góc với mũi khoan để tránh gãy mũi khoan.
	+ Quần áo, tóc gọn gàng, không dùng găng tay khi khoan.
	+ Không cúi gần mũi khoan.
	+ Không dùng tay hoặc vật khác chạm vào mũi khoan khi mũi khoan đang quay.
10. Thế nào là chi tiết máy? Phân loại?
- Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh, có nhiệm vụ nhất định trong máy.
- Gồm hai loại: Chi tiết có công dụng chung và chi tiết có công dụng riêng.
 11. Nêu khái niệm, đặc điểm và công dụng của mối ghép tháo được, không tháo được? Cho ví dụ.
- 

File đính kèm:

  • docDe cuong On tap.doc