Đề cương ôn tập kiểm tra môn Địa lí Lớp 4

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập kiểm tra môn Địa lí Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÝ – KHỐI 4
BÀI: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của đồng bằng Nam Bộ.
Trả lời: Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía Nam nước ta. Đây là đồng bằng lớn nhất cả nước(gấp 3 lần diện tích đồng bằng Bắc Bộ), do hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp. Đồng bằng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
Câu 2: Kể tên một số vùng trũng do ngập nước thuộc đồng bằng Nam Bộ.
Trả lời: Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.
Câu 3: Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông?
Trả lời: Nước lũ dâng cao từ từ (không lên nhanh và dữ dội như sông Hồng), ít gây thiệt hại về nhà cửa và cuộc sống người dân.
BÀI: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
Câu 1: Nêu nguyên nhân để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước?
Trả lời: Nhờ có đất màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động.
Câu 2: Các sản phẩm nông nghiệp của đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở đâu?
Trả lời: Cung cấp cho nhiều nơi trong nước và xuất khẩu.
Câu 3: Nêu thứ tự các công việc trong thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu ở đồng bằng Nam Bộ.
Trả lời: Gặt lúa – Tuốt lúa – Phơi thóc – Xay xát gạo và đóng bao – Xếp gạo lên tàu để xuất khẩu.
Câu 4: Điều kiện nào làm cho đồng bằng Nam Bộ đánh bắt được nhiều thủy sản?
Trả lời: Mạng lưới sông ngòi dày đặc là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi và đánh bắt thủy sản ở đồng bằng Nam Bộ. Đây là vùng có sản lượng thủy sản lớn nhất cả nước, sản phẩm được tiêu thụ nhiều nơi trong nước và trên thế giới.
Câu 5: Kể tên một số loại thủy sản được nuôi nhiều ở đồng bằng Nam Bộ.
Trả lời: Cá tra, cá ba sa, tôm hùm,
BÀI: THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Câu 1: Nêu vị trí địa lí của thành phố Cần Thơ.
Trả lời: Thành phố Cần Thơ có vị trí ở trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, nằm bên sông Hậu.
Câu 2: Nêu dẫn chứng cho thấy Cần thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.
Kinh tế: Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh khác của đồng bằng sông Cửu Long và với các tỉnh trong nước, các nước khác trên thế giới. Hàng hóa nông sản, thủy sản có thể ra vào Cần Thơ một cách dễ dàng nhờ đường thủy. Vi trí trung tâm của vùng sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thủy, hải sản nhất cả nước; đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, các ngành công nghiệp sản xuất máy móc, thuốc, phân bón, phục vụ nông nghiệp.
Văn hóa, khoa học: Có viện nghiên cứu lúa, tạo ra nhiều giống lúa mới cho đồng bằng sông Cửu Long. Có trường Đại học Cần Thơ và nhiều trường Cao đẳng, trường dạy nghề đào tạo nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật có chuyên môn giỏi. Là nơi sản xuất máy nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu.
Câu 3: Ở Cần Thơ, có thể đến những nơi nào du lịch?
Trả lời: Chợ nổi, bến Ninh Kiều, vườn cò, vườn chim, các khu miệt vườn ven sông và kênh rạch.
BÀI: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
Câu 1: Dân cư ở dải đồng bằng duyên hải miền Trung tập trung như thế nào? Có những dân tộc nào sinh sống?
Trả lời: Dân cư tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác cùng sống bên nhau hòa thuận.
Câu 2: Vì sao dân cư lại tập trung đông đúc ở dải đồng bằng duyên hải miền Trung?
Trả lời: Do đồng bằng duyên hải miền Trung có điều kiện tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Câu 3: Nêu các hoạt động sản xuất chính của người dân ở dải đồng bằng duyên hải miền Trung. Giải thích vì sao đồng bằng duyên hải miền Trung lại có các hoạt động sản xuất trên.
Trả lời:
Tên hoạt động
 sản xuất
Một số điều kiện cần thiết để sản xuất
Trồng lúa
Đất phù sa tương đối màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.
Trồng mía. Lạc
Đất cát pha, khí hậu nóng.
Làm muối
- Nước biển mặn.
- Nhiều nắng.
Nuôi, đánh bắt thủy sản
- Biển, đầm phá, sông.
- Người dân có kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản.
BÀI: THÀNH PHỐ HUẾ
Câu 1: Nêu vị trí địa lý của thành phố Huế.
Trả lời: TP Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế, tựa lưng vào dãy Trường Sơn, nằm cách biển không xa, trên vùng chuyển tiếp từ đồi thấp sang đồng bằng.
Câu 2: Em hãy kể tên một vài công trình kiến trúc cổ kính của Huế.
Trả lời: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén,
Câu 3: Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch?
Trả lời: Thành phố Huế được xây dựng cách đây trên 400 năm và đã từng là kinh đô của nước ta thời nhà Nguyễn và đã được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Huế có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp với dòng sông Hương thơ mộng, nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao như: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, khu lưu niệm Bác Hồ
BÀI: THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Câu 1: Em hãy mô tả vị trí địa lý của thành phố Đà Nẵng.
Trả lời: TP Đà Nẵng nằm ở phía Nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà, giáp các tỉnh: Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam.
Câu 2: Vì sao Đà Nẵng được gọi là thành phố cảng?
Trả lời: Vì có cảng sông Hàn và cảng biển Tiên Sa là nơi tiếp đón và xuất phát của rất nhiều tàu biển trong và ngoài nước.
Câu 3: Kể tên một số loại hàng hóa được đưa đến Đà Nẵng và đưa đi các nơi khác bằng tàu biển.
Trả lời: 
Một số hàng đưa đến
Một số hàng đưa đi nơi khác
Ô tô, máy móc, thiết bị.
Hàng may mặc.
Đồ dùng sinh hoạt.
Vật liệu xây dựng, đá mĩ nghệ.
Vải may quần áo.
Hải sản (đông lạnh, khô).
Câu 4: Vì sao Đà Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch?
Trả lời: Đà Nẵng hấp dẫn khách du lịch bởi có bãi biển đẹp liền kề núi Non Nước, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi, có bảo tàng Chăm với những hiện vật của người Chăm cổ xưa.

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP MON DIA LI LOP 4 6 BAI TRONG TAM.doc