Đề Cương Ôn Tập Học Kì II Công Nghệ 6

doc6 trang | Chia sẻ: hongdao | Lượt xem: 4270 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Cương Ôn Tập Học Kì II Công Nghệ 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
MÔN: Công nghệ 6 _ Năm học: 2010 -2011 
š›
Câu 1: - Nhận biết – 3 điểm 
+ Kể các chất dinh dưỡng đã học?
­Chất đạm, đường bột, chất béo, sinh tố, chất khoáng, nước và chất xơ.
Câu 2: - Nhận biết – 2 điểm
+ Nêu vai trò của chất đường bột. 
­ Vai trò của chất đường bột: 
- Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
 - Giúp cơ thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng khác.
 Câu 3: - Nhận biết – 3 điểm 
+ Nêu vai trò của chất đạm.. 
­ Vai trò của chất đạm: 
 - Cấu tạo và tái tạo các mô.
 - Tăng khả năng đề kháng của cơ thể đối với các bệnh tật.
 - Giúp sự tăng trưởng thể chất.
 - Cung cấp năng lượng. 
Câu 4: - Nhận biết – 2 điểm 
+ Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng, thức ăn được phân làm mấy nhóm?Kể ra? 
 ­ Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng, thức ăn được phân làm 4 nhóm:
 ú Nhóm giàu đạm.
 ú Nhóm giàu chất bột đường.
 ú Nhóm giàu chất béo.
 ú Nhóm giàu vitamin và muối khoáng.
Câu 5: - Nhận biết – 2 điểm 
+ Tại sao phải thay thế thức ăn lẫn nhau? Trình bày cách thay thế thức ăn. 
­- Phải thay thế thức ăn lẫn nhau để được ngon miệng, hợp khẩu vị
 - Nên thay thế thức ăn trong cùng nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng không thay đổi. 
Câu 6: - Thông hiểu – 2 điểm 
+ Chất đạm thừa sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của cơ thể?
­ Chất đạm thừa sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ: Gây bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch.
Câu 7: - Nhận biết – 2 điểm 
+ Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm, cần lưu ý những yếu tố nào ? 
­Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm, cần lưu ý những yếu tố : 
 - Đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản.
Câu 8: - Vận dụng – 2 điểm 
 + Nêu biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà ?
 ­ Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà:
 - Giữ vệ sinh: vệ sinh trong ăn uống, vệ sinh trong chế biến, vệ sinh nơi chế biến
 - Thực phẩm phải được nấu chín
 - Thức ăn phải được đậy cẩn thận tránh ruồi, chuột
 - Thức ăn phải được bảo quản chu đáo.
 Câu 9: - Nhận biết – 2 điểm 
 + Tại sao cần bảo quản thực phẩm cá khi chuẩn bị chế biến? 
 ­ Cần bảo quản thực phẩm cá một cách chu đáo(không để ruồi bâu, giữ thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp) để góp phần làm tăng giá trị dinh dưỡng của thực phẩm
Câu 10: - Thông hiểu – 3 điểm 
 + Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến? 
 ­ Phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến. Vì:
 - Thực phẩm đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố nhất là sinh tố tan trong nước như sinh tố C, sinh tố nhóm B và PP.
 - Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố nhất là sinh tố tan trong chất béo như sinh tố A, D, E, K.
Câu 11: - Vận dụng – 3 điểm 
+ Để rau, củ, quả tươi không bị mất chất dinh dưỡng ta cần làm gì?
­ Để rau, củ, quả tươi không bị mất chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh nên rửa rau thật sạch, chỉ nên cắt thái sau khi rửa và không để rau khô héo.
Rau, củ, quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn. 
Câu 12: - Vận dụng – 2 điểm 
 + Khi chế biến thức ăn cần chú ý điều gì để không mất nguồn dinh dưỡng trong thực phẩm? 
 ­ Khi chế biến thức ăn cần chú ý không để mất nguồn dinh dưỡng trong thực phẩm:
 - Cho thực phẩm vào luộc, nấu khi nước sôi.
 - Khi nấu tránh đảo nhiều.
 - Không đun lại thức ăn nhiều lần.
 - Không dùng gạo xát quá trắng và không vo quá kĩ khi nấu.
 - Không chắt nước cơm vì sẽ mất vitamin B1.
Câu 13: - Thông hiểu – 2 điểm 
+ Nêu sự khác nhau giữa món rán và món xào? 
­ Sự khác nhau giữa món rán và món xào:
 + Xào: thời gian chế biến nhanh, lượng mỡ hay dầu vừa, lửa to.
 + Rán: thời gian chế biến lâu, lượng mỡ (dầu) nhiều, lửa vừa. 
Câu 14:- Nhận biết – 3 điểm 	
+ Kể tên các phương pháp làm chín thực phẩm thường được sử dụng hàng ngày. 
 ­ Các phương pháp làm chín thực phẩm thường được sử dụng hàng ngày:
 + Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước (luộc, nấu, kho).
 + Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước (hấp).
 + Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa (nướng)
Câu 15: - Nhận biết – 2 điểm 
 + Thế nào là bữa ăn hợp lí?
 ­ Bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng kết hợp thành bữa ăn hoàn chỉnh cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng. 
Câu 16: - Thông hiểu – 2 điểm 
 + Để tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình cần tuân theo những nguyên tắc nào ? Hãy giải thích từng nguyên tắc đó. 
 ­ Các nguyên tắc tổ chức bữa ăn : 
- Đáp ứng nhu cầu các thành viên trong gia đình.
- Phù hợp với điều kiện tài chính. 
- Đảm bảo cân bằng chất dinh dưỡng. 
- Thay đổi món ăn, phương pháp chế biến. 
Giải thích từng nguyên tắc :
- Các thành viên trong gia đình có lứa tuổi, giới tính, thể trạng, công việc khác nhau vì vậy có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. 
- Tùy số tiền được chi để cân nhắc mua thực phẩm đủ chất, đủ lượng. 
- Thực phẩm phải ở cả 4 nhóm để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. 
- Thay đổi món ăn để tránh nhàm chán, thay đổi phương pháp chế biến để có món ăn ngon miệng. 
 Câu 17: - Thông hiểu – 3 điểm 
+ Kĩ thuật chế biến món ăn được tiến hành qua mấy khâu? Kể ra?
 ­ Kĩ thuật chế biến món ăn được tiến hành qua 3 khâu: 
 1. Sơ chế thực phẩm: Là khâu chuẩn bị thực phẩm trước khi chế biến
 2. Chế biến món ăn: Bằng các phương pháp chế biến. 
 3. Trình bày món ăn: Tạo vẻ đẹp, thẩm mĩ, tăng tính hấp dẫn, kích thích ngon miệng.
Câu 18: - Thông hiểu – 3 điểm 
+ Kể các nguyên tắc cơ bản xây dựng thực đơn?
 ­ Các nguyên tắc cơ bản xây dựng thực đơn: 
 a) Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn.
 b) Thực đơn phải có đủ các món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn.
 c) Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.
Câu 19: - Vận dụng – 2 điểm
 + Thực đơn là gì? Hãy xây dựng một thực đơn cho bữa ăn hàng ngày ở gia đình gồm có 6 người ăn? 
­ Thực đơn là bảng ghi chép lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa ăn, bữa tiệc, bữa cỗ hay bữa liên hoan. 
 + Xây dựng một thực đơn cho bữa ăn hàng ngày ở gia đình gồm có 6 người ăn. 
 - Bữa ăn thường ngày gồm có 3 đến 4 món ăn: 
 - Món chính: + Cá trê chiên.
 + Đậu đủa xào mực. 
 + Canh thịt heo bằm nấu với mồng tơi. 
 - Món phụ:+ Rau muống luộc, nước chấm. 
Câu 20: - Nhận biết – 2 điểm 
 + Thu nhập gia đình là gì ? Nêu hình thức thu nhập của các gia đình ở Việt Nam. 
 ­- Thu nhập gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.
 - Các hình thức thu nhập của các gia đình ở Việt Nam: 
 a) Thu nhập gia đình công nhân viên chức. 
	 b) Thu nhập gia đình sản xuất. 
	 c) Thu nhập của người buôn bán dịch vụ. 
 Long thành Bắc, ngày 14 tháng 3 năm 2011 
 GVBM 
 Lương Thị Nguyệt Hằng 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
MÔN: Công nghệ 6 _ Năm học: 2010 -2011 
š›
Câu 1: - Nhận biết – 3 điểm 
+ Kể các chất dinh dưỡng đã học?
Câu 2: - Nhận biết – 2 điểm
+ Nêu vai trò của chất đường bột. 
 Câu 3: - Nhận biết – 3 điểm 
+ Nêu vai trò của chất đạm.. 
Câu 4: - Nhận biết – 2 điểm 
+ Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng, thức ăn được phân làm mấy nhóm?Kể ra? 
Câu 5: - Nhận biết – 2 điểm 
+ Tại sao phải thay thế thức ăn lẫn nhau? Trình bày cách thay thế thức ăn. 
Câu 6: - Thông hiểu – 2 điểm 
+ Chất đạm thừa sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của cơ thể?
Câu 7: - Nhận biết – 2 điểm 
+ Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm, cần lưu ý những yếu tố nào ? 
Câu 8: - Vận dụng – 2 điểm 
 + Nêu biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà ?
 Câu 9: - Nhận biết – 2 điểm 
 + Tại sao cần bảo quản thực phẩm cá khi chuẩn bị chế biến? 
 Câu 10: - Thông hiểu – 3 điểm 
 + Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến? 
 Câu 11: - Vận dụng – 3 điểm 
+ Để rau, củ, quả tươi không bị mất chất dinh dưỡng ta cần làm gì?
Câu 12: - Vận dụng – 2 điểm 
 + Khi chế biến thức ăn cần chú ý điều gì để không mất nguồn dinh dưỡng trong thực phẩm? 
Câu 13: - Thông hiểu – 2 điểm 
+ Nêu sự khác nhau giữa món rán và món xào? 
Câu 14: - Nhận biết – 3 điểm 
 + Kể tên các phương pháp làm chín thực phẩm thường được sử dụng hàng ngày. 
 Câu 15: - Nhận biết – 2 điểm 
 + Thế nào là bữa ăn hợp lí?
 Câu 16: - Thông hiểu – 2 điểm 
 + Để tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình cần tuân theo những nguyên tắc nào ? Hãy giải thích từng nguyên tắc đó. 
 Câu 17: - Thông hiểu – 3 điểm 
+ Kĩ thuật chế biến món ăn được tiến hành qua mấy khâu? Kể ra?
 Câu 18: - Thông hiểu – 3 điểm 
+ Kể các nguyên tắc cơ bản xây dựng thực đơn?
Câu 19: - Vận dụng – 2 điểm
 + Thực đơn là gì? Hãy xây dựng một thực đơn cho bữa ăn hàng ngày ở gia đình gồm có 6 người ăn? 
Câu 20: - Nhận biết – 2 điểm 
 + Thu nhập gia đình là gì ? Nêu hình thức thu nhập của các gia đình ở Việt Nam. 
 Long thành Bắc, ngày 14 tháng 3 năm 2011 
 GVBM 
 Lương Thị Nguyệt Hằng 

File đính kèm:

  • docCN 6.doc