Đề cương ôn tập học kì I môn công nghệ 8

doc3 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I môn công nghệ 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK I MÔN CÔNG NGHỆ 8
* LÝ THUYẾT
Câu 1: Thế nào là phép chiếu vuông góc?Nêu các hình chiếu và các mặt phẳng chiếu?
* Phép chiếu vuông góc là phép chiếu mà các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu
*Các MP chiếu
-Mặt chính diện gọi là MP chiếu đứng
-Mặt nằm ngang gọi là MP chiếu bằng
-Mặt cạnh bên phải gọi là MP chiếu cạnh
*Các hình chiếu
-HC đứng có hướng chiếu từ trước tới
-HC bằng có hướng chiếu từ trên xuống.
-HC cạnh có hướng chiếu từ trái qua
Câu 2: Nêu sự tạo thành của các khối tròn xoay?
-Khi quay hình chữ nhật 1 vòng quanh 1 cạnh cố định ta được hình trụ.
-Khi quay hình tam giác vuông một vòng quanh 1 cạnh góc vuông cố định ta được hình nón.
-Khi quay nửa hình tròn 1 vòng quanh đường kính cố định ta được hình cầu.
Câu 3: Nêu khái niệm của bản vẽ kĩ thuật ,hình cắt?
-Bản vẽ kỹ thuật (bản vẽ) trình bày các thông tin kỹ thuật dưới dạng các hình vẽ và các ký hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỷ lệ.
-Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt.
-Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể.
Câu 4: Nêu qui ước vẽ ren ngoài và ren trong?Nêu tên một số vật dụng có ren mà em biết?
Quy ước vẽ ren
1.Ren ngoài (ren trục)
-Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm ở phía ngoài
-Đường chân ren được vẻ bằng nét liền mảnh ở phía trong.
-Vòng giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.
-Vòng tròn đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm ở phía ngoài.
-Vòng tròn chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh ở phía trong, chỉ vẽ ¾ vòng.
2.Ren trong (ren lỗ)
-Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm ở phía trong
-Đường chân ren được vẻ bằng nét liền mảnh ở phía ngoài.
-Vòng giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.
-Vòng tròn đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm ở phía trong.
-Vòng tròn chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh ở phía ngoài, chỉ vẽ ¾ vòng.
Câu 5: Nêu các tính chất cơ bản của vật liệu kim loại?
1.Tính chất cơ học
-Tính cứng, tính dẻo, tính bền.
2.Tính chất vật lý
-Nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt,
3.Tính chất hóa học
-Tính chịu axít, tính chống ăn mòn, 
4.Tính chất công nghệ
-Khả năng gia công của vật liệu, tính đúc, tính rèn
Câu 6: Hãy nêu kĩ thuật và an toàn khi cưa?
Kỹ thuật cưa
a. Chuẩn bị
-Lắp lưỡi cưa vào khung cưa.
-Lấy dấu trên vật cần cưa.
-Chọn êtô phù hợp.
-Gá kẹp vật lên êtô.
b. Tư thế đứng và thao tác cưa
-Người cưa: đứng thẳng, thoải mái, trọng lượng phân đều lên hai chân.
-Cách cầm cưa: Tay phải nắm cán cưa, tay trái nắm đầu kia khung cưa.
-Thao tác: đẩy và kéo cưa, quá trình lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi kết thúc.
3.An toàn khi cưa
-Kep vật cưa phải đủ chặt.
-Lưỡi cưa căng vừa phải.
-Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn.
-Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vào mạch cưa.
Câu 7: Nêu khái niệm, dấu hiệu nhận biết và phân loại chi tiết máy?Hãy kể tên một số chi tiết máy?
a, Khái niệm:Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
b. Dấu hiệu nhận biết: là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được nữa
c. Phân loại:
*Nhóm có công dụng chung: bu lông, đai ốc, bánh răng ,lòù xo  được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau.
*Nhóm có công dụng riêng: kim khâu, khung xe đạp ... dùng trong 1 loại máy nhất định.
Câu 8: Các chi tiết đựơc lắp ghép với nhau như thế nào?
a. Mối ghép cố định: là mối ghép mà các chi tiết đuợc ghép không có chuyển động tương đối với nhau.
-Mối ghép tháo được: bulông, đai ốc, vít .....
-Mối ghép không tháo được: đinh tán, hàn.
b. Mối ghép động: Là mối ghép mà các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau 
Câu 9: Nêu cấu tạo đặc điểm và ứng dụng mối ghép bằng đinh tán?
a. Cấu tạo mối ghép
-Các chi tiết được ghép thường có dạng tấm. Chi tiết ghép là đinh tán. Lỗ trên chi tiết được ghép tạo ra bằng cách đột hoặc khoan.
-Đinh tán: hình trụ, đầu có mũ (chỏm cầu hay hình nón cụt), làm bằng nhôm, thép cacbon thấp.
-Khi ghép, thân đinh được luồn qua lỗ các chi tiết được ghép, dùng búa tạo mũ đinh thứ hai.
b. Đặc điểm và ứng dụng
-Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn.
-Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao (như nồi hơi).
-Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh, 
-Dùng trong kết cấu cầu, giàn cần trục, các dụng cụ gia đình,
Câu 10: Nêu khái niệm, đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng hàn?
a. Khái niệm
-Làm nóng chảy cục bộ kim loại chỗ tiếp xúc để dính kết các chi tiết với nhau.
-Có các kiểu hàn:
 +Hàn nóng chảy.
 +Hàn áp lực.
 +Hàn thiếc (hàn mềm)
b. Đặc diểm và ứng dụng
-Mối ghép hình thành trong thời gian ngắn.
-Kết cấu nhỏ gọn, tiết kiệm được vật liệu và giảm giá thành.
-Mối hàn dễ bị nứt, giòn, chịu lực kém.
-Tạo khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp, xe máy, công nghiệp điện tử, 
Câu 11: Nêu cấu tạo ,nguyên lí làm việc và ứng dụng của bộ truyền động đại- ma sát?
a. Cấu tạo : gồm
Bánh dẫn ,Bánh bị dẫn,Dây đai 
b. Nguyên lý làm việc 
-Khi bánh dẫn 1 quay với tốc độ n1 (vòng/phút) nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai, bánh bị dẫn 2 quay với tốc độ n2.
-Tỉ số truyền: 
c. Ứng dụng: 
Bộ truyền động đai co cấu tạo đơn giản, làm việc êm, ít ồn có thể truyễn chuyển động giữa các trục cách xa nhau,nên được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại máy khác nhau như máy khâu , máy khoan , máy tiện , ôtô , máy kéo
Khi ma sát giữa bánh và dây đai không đủ đảm bảo thì chúng có thể bị trượt nên tỉ số truyên bị thay đổi
Câu 12: Nêu cấu tạo , nguyên lí làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay – con trượt?
a. Cấu tạo
Gồm: Tay quay ,thanh truyền ,con trượt ,giá 
b. Nguyên lý làm việc 
 Khi quay đều tay quay quanh trục , nhờ thanh truyền con trượt sẽ chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ
c. Ứng dụng: cơ cấu tay quay con trượt được dùng nhiều trong các loại máy nhu máy khâu đạp chân ,máy cưa gỗ , ôtô, máy hơi nước
* BÀI TẬP: 
Vẽ các hình chiếu của vật thể ( hình chiếu đứng, bằng, cạnh)
Tính tỉ số truyền và các đại lượng khác trong công thức 

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP CN8 HKI.doc