Đề cương địa lí

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Cương Địa Lí
Câu 1: Bản đồ là gì? Bản đồ có vai trò như thế nào trong việc học môn địa lí?
- Bản đồ là 1 hình vẽ tương đối chính xác về 1 khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
- Bản đồ có vai trò quan trọng trong việc học môn địa lí là:
+ Dựa vào bản đồ, chúng ta có thể thu nhập được nhiều thông tin như vị trí, đặc điểm.
Câu 2: Thế nào là tỉ lệ bản đồ? ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ?
- Tỉ lệ bản đồ là tỉ số khoảng cách trên bản đồ so với thực địa ( thực tế )
- Tỉ lệ bản đồ có 2 dạng thường dùng: + Tỉ lệ số + Tỉ lệ thước
ý nghĩa: Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết được khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần.
Tỉ lệ bản đồ lớn thì mức độ chi tiết càng cao.
Câu 3: Thế nào là kí hiệu bản đồ? Có mấy loại kí hiệu bản đồ?
- Kí hiệu bản đồ là: những hình vẽ màu sắc đươc dùng 1 cách quy ước để thể hiện các sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ.
- Kí hiệu bản đồ thể hiện đặc điểm, số lượng, cấu trúc vị trí của chúng trong không gian.
Có 3 loại kí hiệu bản đồ:
+ Kí hiệu điểm + Kí hiệu đường + Kí hiệu diện tích
Câu 4: Tại sao khi sử dụng bản đồ ta phải đọc bảng chú giải?
- Khi đọc bản đồ ta phải đọc bảng chú giải vì: để nắm được đầy đủ ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng trên bản đồ
Câu 5: Nêu hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?
- Khắp nơi trên bề mặt Trái Đất đều có ngày và đêm.
- Mọi vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.
+ Nửa cầu Bắc lệch về phía bên phải.
+ Nửa cầu Nam lệch về phía bên trái.
Câu 6: Tại sao có hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau?
- Vì Trái Đất có dạng hình cầu, do đó Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng được 1 nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm.
- Nhờ có sự vận động quanh Trái Đất từ Tây sang Đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
Câu 7: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra những hệ quả nào?
+ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra 2 hệ quả:
- Hệ quả thứ nhất: sinh ra hiện tượng các mùa.
- Hệ quả thứ hai: hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa.
Câu 8: Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra 2 thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở 2 cực trong 1 năm?
- Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục của Trái Đất bao giờ cung có độ nghiêng và 
hướng nghiêng không đổi nên Trái Đất có lúc ngả về phía cầu Bắc, có lúc ngả về phía cầu Nam, luân phiên nhau ngả về phía Mặt Trời nên sinh ra 2 thời kì nóng và lạnh.
- Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu sáng lớn, nhận được nhiệt và ánh sáng lớn, đó là mùa nóng ở nửa cầu đó.
- Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu sáng nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt, đó là mùa lạnh ở nửa cầu đó. 
Câu 9: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của các lớp?
- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp:
- Lớp vỏ Trái Đất - Lớp trung gian - Lớp lõi (nhân)
+ Lớp vỏ Trái Đất: Dày từ 5 km đến 70 km; Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ tới 10000c
+ Lớp trung gian: Dày gần 3000 km: trạng thái quấn dẻo đến lỏng; nhiệt độ từ 15000c
+ Lớp lõi: Dày trên 3000 km; trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong; nhiệt độ cao nhất khoảng 50000c.
Câu 10: Hãy trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất và nêu rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động của con người?
+ Đặc điểm: - Vỏ Trái Đất rất mỏng và ở trạng thái rắn chắc, nhưng nó chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng Trái Đất.
- Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ 10000C.
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo từ 1 số địa mảng nằm liền kề nhau, chung có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.
+ Vai trò: - là nơi tồn tai các thành phần tự nhiên như không khí, nước, các sinh vật,... 
- Là nơi sinh sống và tồn tại của xã hội loài người.
Câu 11: Thế nào là nội lực, ngoại lực? Vì sao nói nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau?
 Nội lực: là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá làm cho chúng bị uốn nếp hoặc đứt gãy nên sinh ra núi lửa và động đất.
 Ngoại lực: là những lực sinh ra ở bên ngoài Trái Đất gồm 2 quá trình: phong hóa, xâm thực.
+ Nội lực và ngoại lực là 2 lực dối nghịch nhau vì: 
- Nội lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, ngoại lực là lực sinh ra ở bên ngoài Trái Đất.
- Nội lực có tác động làm cho đất nhô lên.
- Ngoài lực có tác động bào mòn.
- Và chúng xãy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.
Câu 12: Hãy nêu rõ sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo độ cao tuyệt đối?
 Đo độ cao tương đối
 Đo độ cao tuyệt đối
 Đo theo chiều thẳng đứng từ 1 điểm ở trên cao(đỉnh núi đến 1 điểm ở dưới thấp) như sườn hoặc chân núi,...
 Đo theo chiều thẳng đứng từ 1 điểm ở trên cao như đỉnh núi so với mực nước biển.

Câu 13: Núi già núi trẻ khác nhau ở những điểm nào?
 -
 Núi già
 Núi trẻ
Hình thành cách đây hàng chục triệu năm, có đỉnh tròn, sườn thoải,thung lũng rộng và nông.
Hình thành cách đây vài chục triệu năm, có đỉnh nhọn, sườn dóc, thung hẹp và sâu. 

File đính kèm:

  • docDe cuong dia li on tap hoc ki 1.doc
Đề thi liên quan