Đề 4 kiểm tra khảo sát học kì 2

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 4 kiểm tra khảo sát học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II 

 
M«n: Ng÷ v¨n 9
 Thời gian 90 phút( không kể thời gian giao đề)
 ---------------------

Phần I. Trắc nghiệm.( 2 đi ểm)
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu của đáp án đúng nhất.
C âu 1: Tập thơ nào giúp Tago là người Châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nôben về văn học:
 A. Thơ Dâng. B. Su Si. C. Trăng non. D. Cả 3 tập thơ trên.
Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ “ Mây và sóng” là ai
Mây. B. Sóng. C. Người mẹ. D. Em bé, Mây và Sóng.
Câu 3: Những nét đặc sắc về nội dung của bài thơ “ Mây và sóng” là gì?
Tình mẫu tử thiêng liêng và triết lí sâu sắc về tình yêu cuộc sống.
Tái hiện bức tranh về cuộc sống sinh động, chân thực.
Thể hiện ước mơ tự do, bay bổng, lãng mạn.
Tái hiện bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng, kì ảo.
Câu 4: Dòng nào nêu đúng đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “ Mây và sóng”?
 A. Nghệ thuật độc thoại và sử dụng từ ngữ chọn lọc.
 B. Nghệ thuật đối thoại và xây dựng hình ảnh so sánh.
 C. Nghệ thuật đối thoại lồng độc thoại, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng.
 D. Nghệ thuật đối thoại, sử dụng điệp từ, điệp ngữ.
Câu 5. Câu văn “ Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn 
trông như một con sông nước đen” có sử dụng phép tu từ nào?
 A.So sánh, liệt kê. B. Ẩn d ụ, so s ánh. 
 C. Nh ân ho á, ẩn d ụ. D. Liệt kê, nhân hoá.
Câu 6: Câu nào dưới đây là câu đặc biệt?
A. Tôi, một qủa trên đồi. B. Vắng lặng đến phát sợ.
C. Cây còn lại xơ xác. D. Đất nóng.
Câu 7: Câu nào sau đây chứa hàm ý?
A. Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó.
B. Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ!
C. Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…
D. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy.
Câu 8: Trường hợp nào sau đây cần viết biên bản?
Em bị ốm và không thể đi học được.
Lớp em muốn tổ chức đi tham quan nhà bảo tàng thành phố.
Ghi lại diễn b iến và kết quả của Đại hội Đoàn trường.
Một nhóm học sinh tự ý đi tham quan khi chưa được phép của thầy.
Phần II: Tự luận:
Câu 1( 2 điểm)
 Dưới hình thức đoạn văn quy nạp hãy trình bày cảm nhận của em về hình ảnh thơ:
 “ Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi”
 ( Hữu Thỉnh- “ Sang thu”)
Câu 2: ( 6 điểm) 
 Cảm nhận của em về đoạn thơ:
 … Ta làm con chim hót 
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hòa ca
 Một nốt trầm xao xuyến.

 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc.
 ( “Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải).

 ---------------Hết-------------
 





UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
_______________
HƯỚNG DẤN KHẢO SÁT HỌC KÌ II 
M«n: Ng÷ v¨n 9

 
 I. Trắc nghiệm ( 2điểm).
 - Mỗi câu trả lời đúng: 0,25 điểm.
 - Không chấp nhận những trường hợp 2 đáp án.
 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
D
A
C
A
D
A
C
 
 II. Tự luận( 8 điểm)
Câu
Đáp án
Thang điểm
1
- Đúng hình thức đoạn văn, trình bày sạch đẹp, đúng chính tả
0,25đ.

- Nội dung được trình bày theo đúng cách quy nạp.
0,25đ.


Đảm bảo một số ý sau:
- Đó là hai câu thơ kết trong bài thơ “ Sang thu” của Hữu Thỉnh. 
- Ý nghĩa tả thực: “ Sấm” vốn là một dấu hiệu đặc trưng của mùa hạ nhưng mức độ đã giảm dần, bớt dần “ Bớt bất ngờ”. Thiên nhiên đã chuyển hóa thành dịu êm. Và hàng cây khi đã đứng tuổi, khi đã trải qua mưa nắng 2 mùa xuân hạ, giờ đây đã trưởng thành, cứng cáp hơn, nhìn già đi. Và như vậy, hàng cây không còn bị giật mình vì những tiếng sấm bất ngờ nữa. Đó là hiện tượng tự nhiên trong thời khắc chuy ến m ùa. .
- Ý nghĩa ẩn dụ: Từ “ bất ngờ”, “ đúng tuổi” được dùng ở đây lại gợi liên tưởng đến tầng nghĩa khác. “ Sấm” ẩn dụ cho những tác động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời, “ hàng cây đứng tuổi” ẩn dụ cho những con người khi đã có tuổi, đã từng va chạm, nếm trải trong cuộc sống thì sẽ vững vàng hơn, chin chắn hơn trước mọi tác động bất thường của cuộc đời.
- Từ cảnh vật nhà thơ đã gợi những suy ngẫm sâu xa, kín đáo về cuộc đời. 

0,25đ.

0,5đ





0,5đ



0,25đ.
2


Mở bài 

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích:
- Mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải- một cây bút tiêu biểu của nền văn học cách mạng Miền Nam, viết trên giường bệnh, khi tác giả ý thức rất rõ thời gian sống của mình còn rất ngắn ngủi. Bài thơ là lời tâm niệm chân thành, lời nhắn gửi thiết tha của nhà thơ để lại cho đời.
- Đoạn thơ thuộc phần cuối tác phẩm bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của tác giả về lẽ sống và ý nghĩa giá trị cuộc đời mỗi con ng ười.
0,5 đ
Thân bài 

Lần lượt trình bày cảm xúc, suy nghĩ về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
* Giới thiệu khái quát mạch cảm xúc của bài thơ là đi từ mùa xuân 
thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân đất nước và cuối cùng là mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của cuộc đời( Dù rằng bài thơ được viết vào tháng 11, thời điểm đang là mùa đông)
* Phân tích cụ thể:
- Đó là một ước nguyện được sống đẹp, có ích cho đời.
+ Phân tích các hình ảnh: “con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao 
xuyến trong bản hoà ca” để thấy được vẻ đẹp uớc nguyện của Thanh 
H ải: Giản dị, tự nhiên.
- Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm 
nhường.
+ Nguyện làm những vật bình thường nhưng có ích cho đời.
+ Ý thức được sự đóng góp của mình dù nhỏ bé nhưng là cái tinh tuý, cao đẹp của tâm hồn mình góp cho đất nước “ nốt trầm xao xuyến”.
+ Điệp ngữ “ ta làm, ta nhập” tạo nên một giọng thơ rắn rỏi, mạnh 
mẽ, khẳng định quyết tâm, ước vọng cống hiến của tác giả.
+ Sự thay đổi cách xưng hô từ “ tôi” sang “ ta” mang ý nghĩa rộng 
lớn, là ước nguyện của nhà thơ, nhưng cũng là ước nguyện chung của nhiều người.
+ Hình ảnh “ mùa xuân nho nhỏ” đầy bất ngờ, thú vị và sâu sắc: Đặt cái vô hạn của của đất trời bên cạnh cái hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ cá nhân và xã hội. Khi nguyện làm mùa xuân nho nhỏ, nghĩa là tác giả nguyện sống đẹp, sống với tất cả sức tươi trẻ của mình góp vào mùa xuâ n lớn của đất nước, làm đẹp mùa xuân đất nước.
+ Uớc nguyện ấy hết sức khiêm nhường, lặng lẽ,không ồn ào, khoe khoang. “ nho nhỏ, lặng lẽ”
+ Uớc nguyện ấy suốt đời. “ Dù là tuổi hai mươi/ dù là khi tóc bạc”. Điệp ngữ “ dù là” vang lên như một thách thức với thời gian, với tuổi tác, với bệnh tật đồng thời như là một lời hứa, lời tự nhủ với lương tâm sẽ mãi mãi là mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của đất nước. 
* Đánh giá khái quát:
- Khổ thơ thể hiện xúc động một vấn đề nhân sinh lớn lao.
- Vấn đề được chuyển tải bằng những hình ảnh thơ sáng, đẹp, bằng giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ, thiết tha.
- Đặt đoạn thơ trong mối quan hệ với hoàn cảnh của Thanh Hải lúc ấy ta cành hiểu hơn vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ.


0,25đ.




4,25đ


























0,5đ
Kết bài

- Khái quát mạch cảm nhận của cá nhân về hai khổ thơ: Giọng thơ tha thiết, bồi hồi, cảm xúc dạt dào, ngôn ngữ và hình tượng thơ đẹp. Đoạn thơ kín đáo gửi gắm tới bạn đọc một quan niệm nhân sinh chân chính, một lối sống khiêm nhường.
- Khẳng định lại vị trí của bài thơ trong để tài viết về thiên nhiên, đất nước, sức sống của bài thơ…
0,5đ
*Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa với những bài viết không mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả và đảm bảo tốt các ý Yêu cầu chung. Có cách diễn đạt hấp dẫn, xúc động và có những sáng tạo mới lạ.


--------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docvan 9_ks2_4.doc
Đề thi liên quan