Đề 3 Kiểm tra 1 tiết công nghệ 10

doc4 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 3 Kiểm tra 1 tiết công nghệ 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD VÀ ĐT THÁI BÌNH
TRƯỜNG THPT LÝ BÔN
= = = = = = = = 
KIỂM TRA 1 TIẾT CÔNG NGHỆ 10
	Điểm
 Họ và tên: ..
 Lớp: .
Đề 485
I. DÙNG BÚT CHÌ TÔ ĐEN VÀO ĐÁP ÁN ĐÚNG:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
B
C
D
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
A
B
C
D
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Bảo quản không nhằm mục đích
A. Duy trì đặc tính ban đầu của sản phẩm	
B. Tránh hao hụt chất lượng sản phẩm
C. Nâng cao chất lượng sản phẩm	
D. Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng
Câu 2: Quy trình chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp gồm mấy bước?
A. 14	B. 13	C. 12	D. 11
Câu 3: Quy trình chế biến cà phê nhân theo phương pháp ướt gồm mấy bước?
A. 13	B. 11	C. 14	D. 12
Câu 4: Khi nào sâu bệnh phát triển thành dịch?
A. Sâu bệnh có đủ thành phần gen
B. Sâu bệnh đủ thức ăn và gặp điều kiện môi trường thuận lợi
C. Sâu bệnh đủ vật chất di truyền
D. Sâu, bệnh có đủ thức ăn
Câu 5: Lượng nước trong cơ thể côn trùng ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường sau:
A. Độ ẩm và lượng mưa.	B. Nhiệt độ và độ ẩm.
C. Lượng mưa và nhiệt độ	D. Nhiệt độ và lượng mưa.
Câu 6: Bảo quản hạt giống ở điều kiện nhiệt độ là 00C, độ ẩm khoảng 35-40%, thời gian bảo quản dưới 20 năm, là phương pháp bảo quản:
A. Kho lạnh.	B. Ngắn hạn (thường).	
C. Trung hạn (lạnh).	D. Dài hạn (lạnh sâu).
Câu 7: Để đánh giá chất lượng xirô sau khi chế biến cần dựa vào:
A. Mùi vị của nước xirô
B. Màu sắc và mùi vị của nước xirô sau khi chế biến
C. Màu sắc nước xirô
D. Màu sắc quả
Câu 8: Sâu bị nhiễm chế phẩm trừ sâu nào thì cơ thể bị mềm nhũn rồi chết?
A. Chế phẩm nấm trừ sâu	B. Chế phẩm virus trừ sâu
C. Chế phẩm thảo mộc trừ sâu	D. Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu
Câu 9: Biện pháp phòng trừ dịch hại cho cây trồng được người dân sử dụng chủ yếu là biện pháp:
A. Biện pháp sinh học.	B. Biện pháp hoá học.
C. Biện pháp kỹ thuật.	D. Cơ giới, vật lý.
Câu 10: Mục đích của công tác chế biến Nông, Lâm, Thủy sản là:
A. Tránh bị hư hỏng	B. Duy trì, nâng cao chất lượng
C. Để làm giống	D. Duy trì những đặc tính ban đầu
Câu 11: Loại lâm sản nào chiếm tỉ trọng lớn trong chế biến thủ công mỹ nghệ ?
A. Tre.	B. Mây.	C. Gỗ	D. Nứa.
Câu 12: Đối với chế phẩm vi khuẩn trừ sâu, trước khi cấy vi khuẩn vào môi trường chúng ta cần phải khử trùng nhằm mục đích:
A. Diệt trừ mầm bệnh cho cây trồng.	
B. Làm sạch môi trường.
C. Tăng độ thuần khiết của protêin gây độc.	
D. Tạo môi trường sống tốt cho vi khuẩn.
Câu 13: Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu là:
A. Sử dụng tinh thể protêin độc ở giai đoạn bào tử.
B. Dùng vi khuẩn gây bệnh cho sâu.
C. Dùng nấm gây bệnh cho sâu.
D. Dùng virút gây bệnh cho sâu.
Câu 14: Trong quy trình chế biến chè xanh .. là bước 1:
A. vò chè	B. sao chè	C. làm héo	D. làm khô chè
Câu 15: Có mấy phương pháp chế biến chè?
A. 4	B. 5	C. 6	D. 3
Câu 16: Phương pháp nào sau không sử dụng để chế biến sắn:
A. Thái lát	B. Chế biến tinh bột sắn
C. Phơi cả củ	D. Ngâm chua
Câu 17: Mỗi một loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong một giới hạn nhiệt độ nhất định, nếu ngoài giới hạn này thì sinh vật sẽ:
A. Bị chết.	B. Sinh trưởng và phát triển bị hạn chế.
C. Ngừng hoạt động sống, thậm chí bị chết.	
D. Sinh trưởng và phát triển bình thường.
Câu 18: Phương pháp bảo quản lương thực, thực phẩm phổ biến của nhân dân ta là:
A. sử dụng kho xilo	B. sử dụng nhà kho
C. sử dụng công nghệ cao	D. sử dụng công nghệ hiện đại
Câu 19: Sâu bị nhiễm chế phẩm Beaveria bassiana, thì cơ thể sẽ:
A. trương phồng lên, nứt ra bộc lộ lớp bụi trắng như bi rắc bột
B. mềm nhũn rồi chết
C. bị tê liệt, không ăn uống rồi chết
D. cứng lại và trắng ra như bị rắc bột rồi chết
Câu 20: Mục đích của công tác bảo quản hạt giống, củ giống là:
A. Hạn chế tổn thất về số lượng, chất lượng cho sản xuất, duy trì đa dạng sinh học.
B. Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng, chống lây lan sâu bệnh
C. Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng, nâng cao năng suất cây trồng
D. Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng, duy trì tính chất ban đầu
Câu 21: Tác dụng của việc bao gói trước khi làm lạnh trong bảo quản rau, quả tươi là:
A. Giảm hoạt động sống của rau, quả và vi sinh vật gây hại.
B. Tránh đông cứng rau, quả.
C. Tránh lạnh trực tiếp.
D. Tránh mất nước.
Câu 22: Trong thịt, cá có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, chủ yếu là:
A. Vitamin, Xơ, Khoáng chất	B. Nước
C. Chất bột, chất đường	D. Chất đạm, chất béo
Câu 23: Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát sinh phát triển của sâu, bệnh hại thông qua:
A. Di cư.	B. Hoạt động sống.	C. Mùa sinh sản.	D. Thức ăn.
Câu 24: Sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật có tính chọn lọc cao có:
A. Khả năng diệt loài sâu, bệnh hại thấp.
B. Khả năng diệt nhiều loài sâu, bệnh hại.
C. Khả năng diệt sâu, bệnh hại cao.
D. Khả năng diệt ít loài sâu, bệnh hại.
Câu 25: Người ta có thể dùng phương pháp chiếu xạ để bảo quản:
A. sữa	B. trứng	C. rau, quả tươi	D. thịt
Câu 26: Loài cây cà phê không được trồng phổ biến là:
A. Cà phê chè	B. Cà phê mít
C. Cà phê chè và Cà phê vối	D. Cà phê vối
Câu 27: Biện pháp điều hòa là biện pháp:
A. Giữ cho dịch hại phát triển ở một mức độ nhất định.
B. Dùng ánh sáng, bẫy, mùi, vị để phòng trừ dịch hại.
C. Chọn và trồng các loại cây khỏe mạnh.
D. Sử dụng các loài thiên địch để phòng trừ dịch hại.
Câu 28: Để bảo quản hạt giống dài hạn cần:
A. Giữ ở nhiệt độ - 10oC, độ ẩm 35 – 40%
B. Giữ ở nhiệt độ 30 – 40oC, độ ẩm 35 – 40%
C. Giữ ở nhiệt độ bình thường, độ ẩm 35 – 40%
D. Giữ ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường.
Câu 29: Quy trình công nghệ chế biến chè xanh quy mô công nghiệp gồm mấy bước?
A. 5	B. 7	C. 6	D. 8
Câu 30: Loài sinh vật nào gây hại củ khoai lang?
A. Nhán	B. Bọ rùa	C. Bọ hà	D. Bọ xít
Câu 31: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng ảnh hưởng xâu đến môi trường là biện pháp:
A. Biện pháp sinh học.	B. Biện pháp cơ giới vật lý.
C. Biện pháp hoá học.	D. Biện pháp kỹ thuật.
Câu 32: Đặc điểm không phải của nhà kho:
A. Tường kho xây bằng tôn hay fibrô	B. Dưới sàn kho có gầm thông gió
C. Có trần cách nhiệt.	D. Mái che có vòm cuốn bằng gạch.
Câu 33: Hàm lượng nước trong các sản phẩm rau, quả tươi là:
A. 20 – 30%	B. 70 – 95%	C. 60 – 70%	D. 50 – 80%
Câu 34: Tác hại của thuốc hóa học bảo vệ thực vật:
A. Gây ô nhiễm đất, nước, không khí, phá vỡ cân bằng sinh thái, phát sinh những dòng đột biến có lợi. Gây bệnh hiểm nghèo cho người
B. Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, phát sinh đột biến kháng thuốc, diệt trừ các quần thể sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho người.
C. Rau màu xanh tốt, chất lượng sản phẩm nâng cao, nhưng ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái
D. Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, bảo vệ những loài sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho người
Câu 35: Khi thuốc hoá học bảo vệ thực vật thâm nhập vào cơ thể người gây ngộ độc cho người đó thì chúng ta cần phải làm:
A. Đưa người đó đến cơ quan y tế gần nhất và mang kèm lọ thuốc hoá học bảo vệ thực vật.
B. Gọi người thân của họ.
C. Đưa người đó đến cơ quan y tế gần nhất và mang kèm lọ thuốc hoá học bảo vệ thực vật có nhãn thuốc.
D. Để ở nhà và theo dõi cẩn thận.
Câu 36: Chế phẩm sinh học diệt trừ sâu hại cây trồng bảo vệ thực vật có phổ độc:
A. Hẹp.	B. Nhẹ.	C. Rộng.	D. Mạnh.
Câu 37: Trong bảo quản Nông sản chứa nhiều nước thì:
A. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người.
B. Được sử dụng làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp chế biến.
C. Thuận lợi
D. Dễ bị Vi sinh vật xâm nhiễm
Câu 38: Dùng thuốc hoá học cho thêm ít đường và cho vào chén để bắt ruồi đó là biện pháp phòng trừ nào sau đây:
A. Biện pháp sinh học.	B. Biện pháp kỹ thuật.
C. Biện pháp cơ giới, vật lý.	D. Biện pháp hoá học.
Câu 39: Vai trò của bước diệt men trong quy trình công nghệ chế biến chè xanh là
A. Đình chỉ hoạt động của men trong búp chè, cố định màu sắc cho sản phẩm
B. Làm dập lá chè để dịch chè thoát ra bề mặt lá, dễ hoà tan vào nước và làm xoăn sản phẩm
C. Làm héo nguyên liệu, tạo thuận lợi cho vò chè
D. Làm bay hơi nước, cố định hình dáng sản phẩm, quyết định màu sắc và hương vị chè thành phẩm
Câu 40: Tinh thể protein độc có dạng hình thù:
A. Bình phương hoặc qủa lê.	B. Lập phương hoặc quả lê.
C. Bình phương hoặc hình quả trám.	D. Lập phương hoặc quả trám.

File đính kèm:

  • doc485.doc