Đề 1 : đây mùa thu tới tác giả Xuân Diệu

pdf33 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề 1 : đây mùa thu tới tác giả Xuân Diệu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 1 
Chuyên đề : Văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 
Đề 1 : ĐÂY MÙA THU TỚI – Xuân Diệu 
1/ Cảm giác chung của bài thơ là buồn. Buồn vì hàng liễu rũ. Buồn vì cái lạnh len lỏi đây 
đây gợi nỗi cô đơn, buồn vì có sự chia lìa, tan tác từ hoa cỏ, chim muông tới con người. Buồn 
vì có một cái gì như là nỗi nhớ nhung ngẩn ngơ, phảng phất ở không gian và lòng người. 
 Hồi ấy, khi bài thơ ra đời (rút trong tập Thơ thơ – 1938) mùa thu là mùa buồn, tuy 
thường là nỗi buồn man mác có cái vẻ đẹp và cái nên thơ riêng của nó. Thực ra đây là một 
cảm hứng rất tự nhiên và có tính truyền thống về mùa thu của thơ ca nhân loại (Nguyễn Du, 
Nguyễn Khuyến, Tản Đà... cũng như Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị...). Bài Đây mùa thu tới cũng nằm 
trong truyền thống. Nhưng cảnh thu của thơ Xuân Diệu có cái mới , cái riêng của nó. Ấy là 
chất trẻ trung tươi mới được phát hiện qua con mắt “Xanh non” của tác giả, là sức sống của 
tuổi trẻ và tình yêu, là cái cảm giác cô đơn “run rẩy” của cái tôi cá nhân biểu hiện niềm 
khao khát giao cảm với đời. 
 Cảm giác chung, linh hồn chung ấy của bài thơ đã được thể hiện cụ thể qua các chi 
tiết, các câu thơ, đoạn thơ của tác phẩm. 
 2/ Đoạn một: 
 Trong thi ca truyền thống phương Đông, oanh vàng liễu biếc thường để nói mùa 
xuân, tuổi trẻ và tình yêu. Người ta dành sen tàn, lá ngô đồng rụng, cúc nở hoa để diễn tả 
mùa thu. Xuân Diệu lại thấy tín hiệu của mùa thu trước hết n ơi những hàng liễu rũ bên hồ. 
 Trong thơ Xuân Diệu, dường như đầu mối của mọi so sánh liên tưởng là những cô 
gái đẹp. Vậy thì những hàng liễu bên hồ, cành mềm, lá mướt dài rũ xuống thướt tha, có thể 
tưởng tượng là những thiếu nữ đứng cúi đầu cho những làn tóc dài đổ xuống song song... Là 
mái tóc mà cũng là những dòng lệ (lệ liễu). Những dòng lệ tuôn rơi hàng nối hàng cùng 
chiều với những áng tóc dài. 
 Vậy là mùa thu của Xuân Diệu tuy buồn mà vẫn đẹp, và nhất là vẫn trẻ trung. Ở 
hai câu đầu của đoạn thơ, nhà thơ khai thác triệt để thủ pháp láy âm để tạo nên giọng điệu 
buồn, đồng thời gợi tả cái dáng liễu (hay những áng tóc dài) buông xuống, rủ mãi xuống. 
Những “nàng liễu” đứng chịu tang một mùa hè rực rỡ vừa đi qua chăng? 
 Tin thu tới trên hàng liễu, nhà thơ như khẽ reo lên “Đây mùa thu tới – mùa thu 
tới”. Đàng sau tiếng reo thầm, ta hình dung cặp mắt long lanh, trẻ trung của nhà thơ. Mùa 
thu của Xuân Diệu không gợi sự tàn tạ, mà như khoác bộ áo mới tuy không rực rỡ, nhưng mà 
đẹp và thật là thơ mộng rất phù hợp với mùa thu: “Với áo mơ phai dệt lá vàng”. 
 3/ Ở hai đoạn hai và ba, nhà thơ chủ yếu cảm nhận mùa thu bằng xúc giác: sương 
lạnh, gió lạnh. Có lẽ cái lạnh không chỉ đến với nhà thơ bằng xúc giác. Ông đem đến thêm 
cho cảnh thu cái run rẩy của tâm hồn mình nữa chăng? Một tâm hồn rất nhạy cảm với thân 
phận của hoa tàn, lá rụng, những nhánh cây gầy guộc trơ trụi... Chúng đang rét run lên trước 
gió thu! Lại một thành công nữa trong thủ pháp láy âm “những luồng run rẩy rung rinh lá”. 
 Cái rét càng dễ cảm thấy ở nơi trống vắng, nhất là cảnh trống vắng ở những bến 
đò. Bến đò là nơi lộng gió. Bến đò lại là nơi tụ hội đông vui. Thu về, gió lạnh, người ta cũng 
ngại qua lại bên sông. Xuân Diệu đã diển tả cái lạnh bằng một câu thơ đặc sắc “Đã nghe rét 
mướt luồn trong gió”. Một chữ “luồn” khiến cái rét như được vật chất hóa hơn, có sự tiếp 
xúc da thịt cụ thể hơn. 
 văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 2 
 4/ Đoạn bốn 
 Nguyễn Du nói “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Ở đây người cũng buồn mà 
cảnh cũng buồn. Buồn nhất là sự trống vắng và cảnh chia lìa. Cả bài thơ gợi ý này, nhưng 
đến đoạn cuối nhà thơ mới nói trực tiếp như muốn đưa ra một kết luận chăng: 
Mây vẫn từng không chim bay đi 
Khi trời u uất hận chia li 
 Tuy nhiên cảm giác về mùa thu, tâm sự về mùa thu là một cái gì mông lung, làm 
sao có thể kết luận thành một ý nào rõ rệt. Vậy thì tốt nhất là nói lửng lơ: 
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói 
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì? 
 Lời kết luận nằm ở trong lòng những thiếu nữ đứng tựa cửa bâng khuâng. Nét mặt 
các cô thì buồn và cặp mắt các cô thì nhìn ra xa, nghĩa là không nhìn một cái gì cụ thể – 
chắc hẳn là đang nhìn vào bên trong lòng mình để lắng nghe những cảm giác buồn nhớ 
mông lung khi mùa thu tới. Lời kết luận không nói gì rõ rệt nhưng lại gợi mở rất nhiều cảm 
nghĩ cho người đọc. 
 Trong tập Trường ca, Xuân Diệu từng viết: Trời muốn lạnh nên người ta cần nhau 
hơn. Và người nào chỉ có một thân thì cần một người khác (...) Thu, người ta vì lạnh sắp đến 
mà rất cần đôi, cho nên không gian đầy những lời nhớ nhung, những hồn cô đơn thảo ra 
những tiếng thở dài để gọi nhau”. 
 Đó phải chăng cũng là tâm trạng của tác giả Đây mùa thu tới và của những thiếu 
nữ trong bài thơ này chăng? 
Đề 2 : TRÀNG GIANG của Huy Cận 
 Trước Cách mạng tháng Tám, Huy Cận viết nhiều về thiên nhiên, vũ trụ – Đây là 
một hồn thơ buồn, nỗi buồn của một con người gắn bó với đất nước, quê hương, nhưng cô 
đơn bất lực, thường tìm đến những cảnh mênh mông bát ngát, hoang vắng lúc chiều tà và 
đem đối lập nó với những sự vật gợi lên hình ảnh những thân phận nhỏ nhoi, tội nghiệp, bơ 
vơ trong tàn tạ và chia lìa. 
 Bài thơ Tràng giang là một trường hợp tiêu biểu cho những đặc điểm phong cách 
nói trên. 
 1/ Tràng giang nghĩa là sông dài. Nhưng hai chữ nôm na “ sông dài” không có 
được sắc thái trừu tượng và cổ xưa của hai âm Hán Việt “tràng giang”. Với hai âm Hán Việt, 
con sông trong thơ tự nhiên trở thành dài hơn, trong tâm tưởng người đọc, rộng hơn, xa hơn, 
vĩnh viễn hơn trong tâm tưởng người đọc. Một con sông dường như của một thuở xa xưa nào 
đã từng chảy qua hàng nghìn năm lịch sử, hàng nghìn năm văn hóa và in bóng trong hàng 
nghìn áng cổ thi. Cái cảm giác Tràng giang ấy lại được tô đậm thêm bởi lời thơ đề là “Bâng 
khuâng trời rộng nhớ sông dài” (Nhớ hờ – Lửa thiêng) 
 2/ Khổ một: Ở hai câu đầu, cảnh vật thực ra tự nó không có gì đáng buồn. Nhưng 
lòng đã buồn thì tự nhiên vẫn thấy buồn. Đây là cái buồn tự trong lòng lan tỏa ra theo những 
gợn sóng nhỏ nhấp nhô “điệp điệp” với nhau trên mặt nước mông mênh. Cũng nỗi buồn ấy, 
tác giả thả trôi theo con thuyền xuôi mái lặng lẽ để lại sau mình những rẽ nước song song. 
 Ở hai câu sau, nỗi buồn đã tìm được cách thể hiện sâu sắc hơn trong nỗi buồn của 
cảnh: ấy là sự chia lìa của “thuyền về nươ ùc lại” và nhất là cảnh ngộ của một cành củi lìa 
 văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 3 
rừng không biết trôi về đâu giữa bao dòng xuôi ngược. Thử tưởng tượng: một cành củi khô 
gầy guộc chìm nổi giữa bát ngát tràng giang... Buồn biết mấy! 
 3/ Khổ hai: Bức tranh vẽ thêm đất thêm người. Cái buồn ở đây gợi lên ở cái 
tiếng xào xạc chợ chiều đã vãn từ một làng xa nơi một cồn cát heo hút nào vẳng lại. Có 
thoáng hơi tiếng của con người đấy, nhưng mơ hồ và chỉ gợi thêm không khí tàn tạ, vắng vẻ, 
chia lìa. Hai câu cuối của khổ thơ đột ngột đẩy cao và mở rộng không gian của cảnh thơ 
thêm để càng làm cho cái bến sông vắng kia trở thành cô liêu hơn: 
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót. 
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu 
 4/ Khổ ba: Cảnh mênh mông buồn vắng càng được nhấn mạnh hơn bằng hai lần 
phủ định: 
Mênh mông không một chuyến đò ngang 
Không cầu gợi chút niềm thân mật... 
 Không có một con đò, không có một cây cầu, nghĩa là hoàn toàn không bóng người 
hay một cái gì gợi đến tình người, lòng người muốn qua lại gặp gỡ nhau nơi sông nước. 
 Chỉ có những cánh bèo đang trôi dạt về đâu: lại thêm một hình ảnh của cô đơn, 
của tan tác, chia lìa. 
 5/ Khổ bốn: Chỉ có một cánh chim xuất hiện trên cảnh thơ. Xưa nay thơ ca nói 
về cảnh hoàng hôn thường vẫn tô điểm thêm một cánh chim trên nền trời: 
Chim hôm thoi thóp về rừng 
(Nguyễn Du) 
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi. 
(Bà Huyện Thanh Quan) 
Chim mỏi về rừng tìm chốn trú 
(Hồ Chí Minh) 
 Bài thơ Huy Cận cũng có một cánh chim chiều nhưng đúng là một cánh chim chiều 
trong “thơ mới”, nên nó nhỏ nhoi hơn, cô đơn hơn. Nó chỉ là một cánh chim nhỏ (chim 
nghiêng cánh nhỏ) trên một nền trời “lớp lớp mây cao đùn núi bạc”. Và cánh chim nhỏ đang 
sa xuống phía chân trời xa như một tia nắng chiều rớt xuống. 
 Người ta vẫn nói đến ý vị cổ điển của bài thơ. Nó thể hiện ở hình ảnh nhà thơ một 
mình trước vũ trụ để cảm nhận cái vĩnh viễn, cái vô cùng của không gian, thời gian đối với 
kiếp người. Ý vị cổ điển ấy lại được tô đậm thêm bằng một tứ thơ Đường. 
Lòng quê dợn dợn vời con nước 
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà 
 Tác giả Tràng giang tuy nói “không khói hoàng hôn” nhưng chính là đã bằng cách 
ấy đưa thêm “khói hoàng hôn Thôi Hiệu” vào trong bài thơ của mình để làm giàu thêm cái 
buồn và nỗi nhớ của người lữ thứ trước cảnh tràng giang. 
 6/ Mỗi người Việt Nam đọc Tràng giang đều liên tưởng đến một cảnh sông nước 
nào mình đã đi qua. Có một cái gì rất quen thuộc ở hình ảnh một cành củi khô hay những 
cánh bèo chìm nổi trên sóng nước mênh mông, ở hình ảnh những cồn cát, làng mạc ven 
sông, ở cảnh chợ chiều xào xạc, ở một cánh chim chiều. 
 văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 4 
 Một nhà cách mạng hoạt động bí mật thời Pháp thuộc mỗi lần qua sông Hồng lại 
nhớ đến bài Tràng giang. Tình yêu đất nước quê hương là nội dung cảm động nhất của bài 
thơ. 
 Còn “cái tôi Thơ mới” thì tất nhiên là phải buồn. Thơ Huy Cận lại càng buồn. 
Buồn thì cảnh không thể vui. Huống chi lại gặp cảnh buồn. Nhưng trong nỗi cô đơn của nhà 
thơ, ta cảm thấy một niềm khát khao được gần gũi,hòa hợp, cảm thông giữa người với người 
trong tình đất nước , tình nhân loại – niềm khát khao có một chuyến đò ngang hay một chiếc 
cầu thân mật nối liền hai bờ sông nước Tràng giang. 
Đề 3 : ĐÂY THÔN VĨ DẠ – Hàn Mặc Tử 
 Căn cứ vào bản thân văn bản thơ, ta thấy nổi lên hàng đầu là hình ảnh Huế đẹp và 
thơ. Bài thơ gồm 3 khổ, 12 câu thất ngôn. Mỗi khổ thơ dường như được dành để nói về một 
phương diện của Huế. 
 1/ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” Câu hỏi làm sống dậy kỷ niệm về thôn Vĩ, 
nói rộng hơn về xứ Huế, trong tâm hồn đằm thắm và thơ mộng của Hàn Mặc Tử. 
 Cảnh buổi sớm nơi thôn Vĩ: Nắng mới lên, chiếu sáng, lấp loáng những hàng cau. 
Vĩ Dạ có những hàng cau thẳng tắp thân cao vượt lên trên các mái nhà và những tán cây. 
Những tàu cao con bóng loáng sương đêm như hút lấy ánh sáng lúc ban mai. 
 “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” là câu thơ không có gì đặc sắc tân kỳ lắm về 
mặt sáng tạo hình ảnh và từ ngữ, nhưng càng nghĩ càng thấy tả những vườn cây tươi tốt, xum 
xuê của Vĩ Dạ cũng chỉ có thể nói như thế mà thôi. Mỗi ngôi nhà ở Vĩ Dạ, nói chung ở Huế, 
được gọi là những nhà vườn. Vườn bọc quanh nhà, gắn với ngôi nhà xinh xinh thường là nhà 
trệt, thành một cấu trúc thẩm mĩ chặt chẽ. Xuân Diệu gọi mỗi cấu trúc ấy là một bài thơ tứ 
tuyệt. Vì thế vườn được chăm sóc chu đáo – Những cây cảnh và cây ăn quả đều xanh tốt 
mơn mởn và sạch sẽ, dường như được cắt tỉa, lau chùi, mài giũa thành những cành vàng lá 
ngọc. Sự ví von ở đây được nâng lên theo hướng cách điệu hoá. Khuynh hướng cách điệu 
hóa được đẩy lên cao hơn nữa ở câu thứ tư: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Đã gọi là 
cách điệu hóa thì không nên hiểu theo nghĩa tả thực, tuy rằng cách điệu hoá cũng xuất phát 
từ sự thực: thấp thoáng đằng sau những hàng rào xinh xắn, những khóm trúc, có bóng ai đó 
kín đáo, dịu dàng, phúc hậu. 
 2/ Trong khổ thơ thứ hai, dòng kỷ niệm vẫn tiếp tục. Nhớ Huế không thể không 
nhớ dòng sông Hương. 
 Dòng sông Hương, gió và mây. Con thuyền ai đó đậu dưới ánh trăng nơi bến 
vắng... Bốn câu thơ như diễn tả cái nhịp điệu nhẹ nhàng, chậm rãi của Huế. 
Gió theo lối gió mây đường mây 
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay 
 Cái tinh tế ở đây tả làn gió thổi rất nhẹ, không đủ cho mây bay, không đủ cho nước 
gợn, nhưng gió vẫn run lên nhè nhẹ cho hoa bắp lay. Tất nhiên đây phải là cảnh sông Hương 
chảy qua Vĩ Dạ lững lờ trôi về phía cửa Thuận. Đúng là nhịp điệu của Huế rồi. 
 Hai câu tiếp theo đầy trăng. Cảnh trong kỷ niệm nên cảnh cũng chuyển theo lôgich 
của kỷ niệm. Cảnh sông Hương không gì thơ mộng hơn là dưới ánh trăng – Hàn Mặc Tử 
cũng không mê gì hơn là mê trăng. Trăng trở thành nhân vật có tính huyền thoại trong nhiều 
 văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 5 
bài thơ của ông. Ánh trăng huyền ảo tràn đầy vũ trụ, tạo nên một không khí hư ảo, như là 
trong mộng: 
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó 
Có chở trăng về kịp tối nay? 
 Phải ở trong mộng thì sông mới có thể là “sông trăng” và thuyền mới có thể “chở 
trăng về” như một du khách trên sông Hương... Hình ảnh thuyền chở trăng không gì mới, 
nhưng “sông trăng” thì có lẽ là của Hàn Mặc Tử. 
 3/ Khổ thứ ba: Người xưa nơi thôn Vĩ. 
 Nhớ cảnh không thể không nhớ người. Người phù hợp với cảnh Huế không gì hơn 
là những cô gái Huế. Ai làm thơ về Huế mà chẳng nhớ đến những cô gái này (Huế đẹp và 
thơ của Nam Trân. Dửng dưng của Tố Hữu...) 
 Những khổ thơ dường như mở đầu bằng một lời thốt ra trước một hình ảnh ai đó tuy 
mờ ảo nhưng có thực: 
Mơ khách đường xa khách đường xa 
Áo em trắng quá nhìn không ra 
 Mờ ảo vì “khách đường xa” và “nhìn không ra” nhưng có thực vì “áo em trắng 
quá”. Hình ảnh biết bao thân thiết nhưng cũng rất đỗi xa vời. Xa, không chỉ là khoảng cách 
không gian mà còn là khoảng cách của thời gian, và mối tình cũng xa vời – vì vốn xưa đã 
gắn bó, đã hứa hẹn gì đâu. Vì thế mà “ai biết tình ai có đậm đà?” 
 “Ai” là anh hay là em? Có lẽ là cả hai. Giữa hai người (Hàn Mặc Tử và cô gái mà 
nhà thơ đã từng thầm yêu trộm nhớ) là “sương khói” của không gian, của thời gian, của mối 
tình chưa có lời ước hẹn, làm sao biết được có đậm đà hay không? Lời thơ cứ bâng khuâng 
hư thực và gợi một nỗi buồn xót xa. 
 Nhưng khổ thơ không chỉ minh hoạ cho mối tình cụ thể giữa nhà thơ và người bạn 
gái. Đặt trong dòng kỷ niệm về Huế, ta thấy hiện lên trong sương khói của đất kinh đô hình 
ảnh rất đặc trưng của các cô gái Huế. Những cô gái Huế thường e lệ quá, kín đáo quá nên 
xa vời, hư ảo quá. Những cô gái ấy khi yêu, liệu tình yêu có đậm đà chăng? Đây không phải 
là sự đánh giá hay trách móc ai. Tình yêu càng thiết tha, càng hay đặt ra những nghi vấn như 
vậy. 
 Tình trong thơ bao giờ cũng là tình riêng. Nhưng tình riêng chỉ có ý nghĩa khi nói 
được tình của mọi người. Phép biện chứng của tình cảm nghệ sĩ là như vậy. Đối với sự tiếp 
nhận của người đọc, nổi lên trước hết trong khổ thơ này, cũng như trong toàn bộ bài thơ vẫn 
là hình ảnh thơ mộng và đáng yêu của cảnh và người xứ Huế. 
Đề 4 : TỐNG BIỆT HÀNH của Thâm Tâm 
 Trong phong trào Thơ mới của những nhà thơ sáng tác không nhiều nhưng ấn tượng 
để lại rất sâu đậm. Thâm Tâm là một trường hợp như vậy. Nét riêng trong thơ ông là giọng 
điệu trầm hùng và rắn rỏi, nói lên nỗi day dứt về thế sự và con người. 
 1/ Tống biệt hành là một bài thơ hay. Đề tài “ Tống biệt” là một đe à tài quen 
thuộc trong kho tàng thơ ca Việt Nam và thơ ca thế giới. Thâm Tâm đã chọn đề tài này và 
viết theo thể hành, một thể thơ cổ phong có trước thơ Đường luật, viết khá tự do, phóng 
khoáng. Ngoài Tống biệt hành, ông còn viết một số bài thơ khác theo thể thơ này như Can 
trường hành, Vọng nhân hành, Tạm biệt hành. 
 văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 6 
 Đề tài không mới, thể thơ cổ, nhưng tác giả lại đưa được vào đó cái không khí của 
thời đại mình đang sống, cái hoài bão của con người đương thời nên đã tạo ra nét độc đáo 
của bài thơ. 
 Bài thơ diễn tả tâm trạng và suy tư của “người tiễn” sau khi tiễn “người đi” (ly 
khách) ra đi tìm “chí lớn”. “Người tiễn” và “người đi” là hai người bạn cùng chí hướng, ôm 
ấp chí tung hoành, không muốn sống tầm thường. “Ta” trong bài thơ này là người tiễn; “ly 
khách”, “người” là “người ra đi”. 
 2/ Đoạn đầu bài thơ (“Đưa người... mẹ già cũng đừng mong”) miêu tả nỗi lòng 
người đưa tiễn và sự quyết chí ra đi của người đi. 
 Bốn câu mở đầu cho thấy nỗi lòng xao xuyến thảng thốt của “người tiễn” khi “tống 
biệt” người ra đi. Ở đây có nỗi xúc động phấp phỏng, có nỗi buồn bã lo âu (Sao có tiếng 
sóng ở trong lòng. Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong). Tại sao người đưa tiễn lại có tâm 
trạng ấy? Bởi lẽ người đưa tiễn hiểu rằng mình đang tiễn một người quyết chí ra đi mà 
không thể khuyên can, không thể níu kéo. Người ra đi quyết hiến thân cho “ chí lớn”, quyết 
không trở về với “hai bày tay không”. Cho nên “không bao giờ nói trở lại”, “ba năm mẹ già 
cũng đừng mong”. Cuộc “tống biệt” có thể thành ra cuộc vĩnh biệt. Con đường nhỏ ít người 
đi, đầy khó khăn trắc trở cuốn hút người đi rồi, đừng mong chi ngày gặp lại. Cho nên dù là 
cùng chí hướng, dù không phản đối việc ra đi, mà người tiễn vẫn không khỏi thảng thốt, tái 
tê kêu lên “Ly khách! ly khách! Con đường nhỏ”. Người tiễn gọi theo người ra đi như muốn 
níu kéo lại cái hình bóng dáng khuất dần trên con đường nhỏ. 
 3/ Đoạn hai cũng là đoạn cuối bài thơ (Ta biết người buồn... như hơi rượu say)... 
Sau khi “người đi” đã đi rồi, người tiễn nhớ lại người ra đi và nỗi lòng “người ra đi” hiện lên 
trong sự nhớ lại đó. 
 Nếu như ở đoạn trước “người ra đi” được miêu tả có vẻ nhất quyết (“Một giã gia 
đình, một dửng dưng”) thì ở đoạn này tác giả miêu tả “người ra đi” cũng đầy day dứt: “Ta 
biết người buồn chiều hôm trước” lại ”biết người buồn sáng hôm nay” nữa, chứ không phải 
như cái vẻ “dửng dưng” lúc ra đi. 
 ”Ta biết người buồn chiều hôm trước” vì một chị, rồi hai chị khóc hết nước mắt 
”khuyên nốt em trai dòng lệ sót”. Có gì làm duyên cớ đều được đưa ra khuyên nốt, khuyên 
hết. Dòng lệ sót là những giọt nước mắt cuối cùng. Hết chị này đến chị kia, hết giọt nước 
mắt này đến giọt nước mắt khác đã chảy đến cạn kiệt để khuyên em ở lại. Trước một tình 
cảm như thế ta hiểu người buồn lắm. Đó chính là một nỗi cảm thông. 
 “Ta biết người buồn sáng hôm nay” khi “em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc”, “gói tròn 
thương tie ác” trong chiếc khăn tay đưa tặng... Như thế, hết “chiều hôm trước” đến “sáng hôm 
sau”, hết chị rồi đến em, tất cả những gì yêu thương ruột rà máu mủ đều muốn giữ lại người 
ra đi . 
 Nhưng người ra đi vẫn dứt áo ra đi. “Dòng lệ sót” của chị, “đôi mắt biếc” của em, 
rồi mẹ già “nắng ngã cành dâu” cũng không thể ngăn cản được, níu kéo được sự quyết chí 
ra đi của người đi. Khi người đi đã đi rồi, người tiễn vẫn như chưa dám tin: 
Người đi ? Ừ nhỉ, người đi thực! 
 “Người đi ?” với một dấu chấm hỏi như ngỡ ngàng: người đi thật rồi sao? Hai tiếng 
“ừ nhỉ” xen vào đây như một sự bàng hoàng đến ngẩn ngơ. “Thế là người đi thực” rồi! Người 
tiễn biết người ra đi đã đi thực rồi, đi thực với một sự gắng gượng, sự dằn lòng đến đau đớn: 
 văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 7 
Mẹ thà coi như chiếc lá bay 
Chị thà coi như là hạt bụi 
Em thà coi như hơi rượu say 
 “Thà coi như” lặp lại ba lần với ba người thân yêu nhất: một sự lựa chọn đau đớn, 
một sự “dứt áo” nặng trĩu lòng, chứ nào đâu phải cố làm ra vẻ “dửng dưng” như ở trên kia. 
 4/ “Tống biệt hành” là một bài thơ “tống biệt”; có kẻ ở người đi. Người ở, lòng 
xao xuyến tái tê; người đi cũng đau đớn trĩu lòng. Nhưng dù sao người đi cũng quyết chí lên 
đường, để thực hiện chí lớn của mình, chứ nhất định không đắm mình trong sự ngột ngạt, tù 
túng. Cái quyết chí “ tống biệt” ấy làm cho bài thơ thật giàu chất lãng mạn và đầy hào khí. 
 Trong Thi nhân Việt Nam nhà phê bình Hoài Thanh thật tinh tế khi cho rằng: 
“Trong bài Tống biệt hành thấy sống lại cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ. Điệu thơ 
gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi, gân guốc, không mềm mại, uyển chuyển như phần nhiều 
thơ bây giờ. Nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại”. Bài thơ khó hiểu vì 
từ ngữ trong thơ hàm súc, dồn nén, nhiều chỗ tĩnh lược; giữa các dòng thơ có nhiều khoảng 
trống tạo thành một vẻ đẹp bí ẩn và cổ kính rất hiếm thấy trong thơ ca hiện đại. 
 Đề 5 : Phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong truyện ngắn 
 “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam 
 “Hai đứa trẻ” tuy chưa phải là truyện ngắn hay nhất nhưng lại khá tiêu biểu cho 
phong cách nghệ thuật của Thạch Lam: bình dị, nhẹ nhàng mà tinh tế, thâm thuý. Truyện 
dường như chẳng có gì: hầu như không có cốt truyện, chẳng có xung đột gay cấn, chắng có gì 
đặc biệt cả. “Hai đứa trẻ” chỉ là một mảng đời thường bình lặng của một phố huyện nghèo từ 
lúc chiều xuống cho tới đêm khuya, với hương vị màu sắc, âm thanh quen thuộc: tiếng trống 
thu không cất trên một chiếc chòi nhỏ, một ráng chiều ở phía chân trời, một mùi vị âm ẩm 
của đất, tiếng chó sủa, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve... những âm thanh của mấy người bé 
nhỏ, thưa thớt, một quán nước chè tươi, một gánh hàng phở, một cảnh vãn chợ chiều với vỏ 
nhãn, vỏ thị, rác rưởi và những đứa trẻ con nhà nghèo đang cúi lom khom tìm tòi, nhặt 
nhạnh, một đoàn tàu đêm lướt qua... và nỗi buồn mơ hồ với những khao khát đến tội nghiệp 
của “Hai đứa trẻ” 
 Chuyện hầu như chỉ có thế. 
 Nhưng những hình ảnh tầm thường ấy, qua tấm lòng nhân hậu, qua ngòi bút tinh tế, 
giàu chất thơ của Thạch Lam lại như có linh hồn, lung linh muôn màu sắc, có khả năng làm 
xao động đến chỗ thầm kín và nhạy cảm nhất của thế giới xúc cảm, có khả năng đánh thức 
và khơi gợi biết bao tình cảm xót thương, day dứt, dịu dàng, nhân ái. 
 Đó là truyện của “Hai đứa trẻ” nhưng cũng là truyện của cả một phố huyện nghèo 
với những con người bé nhỏ thưa thớt, tội nghiệp đang âm thầm đi vào đêm tối. 
 Ít có tác phẩm nào hình ảnh đêm tối lại được miêu tả đậm đặc, trở đi trở lại... như 
một ám ảnh không dứt như trong truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam: tác phẩm mở đầu

File đính kèm:

  • pdfvan hoc lang man va hien thuc phe phan 19301945.pdf