Đáp án và hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi toàn tỉnh năm học 2007 – 2008 môn thi: ngữ văn lớp 12 bổ túc trung học phổ thông

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đáp án và hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi toàn tỉnh năm học 2007 – 2008 môn thi: ngữ văn lớp 12 bổ túc trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục đào tạo
Nam định

Đề 2

đáp án và hướng dẫn chấm thi hsg toàn tỉnh
Năm học 2007 – 2008
Môn: ngữ văn Lớp 12 BT- THPT
 	
 (Đáp án - Thang điểm có 03 trang)

 
Câu
ý
Nội dung
Điểm
I

 Những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân:

4,0

1
 Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân bắt nguồn và hội tụ ở chữ “ngông”, bao trùm là tính chất tài hoa uyên bác:( 2,0 điểm)



+ Luôn tiếp cận mọi sự vật hiện tượng ở phương diện văn hoá thẩm mĩ để khám phá, phát hiện, để khen hay chê.
+ Luôn luôn nhìn nhận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ, sáng tạo nên những nhân vật có tài năng xuất chúng, có tâm hồn và nhân cách cao thượng để đối lập với những con người tầm thường phàm tục.
+ Thường vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hoá nghệ thuật, để quan sát hiện thực và sáng tạo văn chương, vì thế văn của Nguyễn Tuân thường pha chất khảo cứu với thông tin giàu có ngồn ngộn chất sống.
+ Trong sáng tác của Nguyễn Tuân ông thường tô đậm những gì phi thường xuất chúng gây cảm giác mãnh liệt, dữ dội đến khủng khiếp, đẹp đến mức tuyệt vời, tài đến mức nghệ thuật siêu phàm.
2,0

2
Tác giả đã đóng góp lớn cho sự phát triển về ngôn ngữ của VHVN, văn Nguyễn Tuân vừa đĩnh đạc, vừa trẻ trung hiện đại(1,0 điểm)



- Nhà văn đã sử dụng kho từ vựng phong phú và khả năng tổ chức câu văn đầy giá trị tạo hình với nhạc điệu trầm bổng.
1,0

3
 Thể loại sáng tác chủ yếu của Nguyễn Tuân phù hợp với phong cách của ông – thể loại tuỳ bút, vì đây là thể loại mang tính chủ quan rất cao,tự do và phóng túng.( 1,0 điểm)
1,0

II

Phân tích đoạn thơ trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng( 6,0 điểm)


1
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ(1,0 điểm)



-Quang Dũng là một tài năng nhiều mặt : thơ ca, nhạc, viết chuyện, vẽ tranh, hồn thơ Quang Dũng rất đặc sắc, tài hoa lãng mạn, có những cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp của thiên nhiên, tình người.
- Bài thơ được sáng tác năm 1948, khi Quang Dũng rời xa đơn vị Tây tiến, rât tiêu biểu cho hồn thơ Quang Dũng, mang đậm màu sắc lãng mạn và tinh thần bi tráng, ca ngợi vẻ đẹp của người lính Tây tiến, khắc hoạ hình ảnh thiên nhiên hiểm trở, dữ dội, nhưng rất hùng vĩ, nên thơ. Đoạn thơ trên nằm ở phần đầu bài thơ, làm hiện lên bức tranh thiên nhiên đặc sắc ấy.
1,0







2
Phân tích đoạn thơ:( 4,0 điểm) 



- Câu 1: Tác giả sử dụng thủ pháp đối lập, cùng với những từ láy gợi hình diễn tả con đường hành quân gian nan hiểm trở, những thanh trắc đậm đặc như những hơi thở nặng nhọc của người lính khi lên dốc cao gập ghềnh khúc khuỷu.
- Câu 2: Đặc tả con đường hành quân, cách dùng từ ngữ và hình ảnh sáng tạo mới lạ, ngôn ngữ giàu hình tượng,con đường hành quân lên cao heo hút, vắng lặng, như đi trong mây, súng chạm đỉnh trời, từ “ ngửi” là hình ảnh nhân hoá ngộ ngĩnh có sức biểu hiện cao, được coi là “nhãn tự” của câu thơ, làm hiện lên ý chí của người lính Tây Tiến. 
- Câu 3 : Sử dụng thủ pháp đối lập, vẽ ra một đường gấp khúc, diễn tả hai bên dốc núi thẳng đứng chất ngất, lên cao, xuống sâu, thâm thẳm, hun hút.
- Câu 4: Sử dụng toàn thanh bằng, âm điệu nhẹ nhàng thanh thoát, gợi ra cảnh tượng êm đềm, người lính đang dừng chân nghỉ lại lưng chừng núi, ngắm nhìn nhà ai trong màn mưa chập chờn. 
4,0

3
Đánh giá khái quát đoạn thơ:( 1,0 điểm)



 Đoạn thơ thể hiện trí tưởng tượng bay bổng, bút pháp lãng mạn, ghi lại không gian nghệ thuật hoành tráng, tô đậm những nét phi thường của cảnh vật, để gây ấn tượng mạnh về sự hùng vĩ dữ dội của núi rừng Tây bắc trên con đường hành quân của người chiến binh Tây tiến
1,0
III

. Hãy phân tích nhân vật Đào trong truyện ngắn “ Mùalạc”để làm sáng tỏ ý kiến trên( 10,0 điểm)


1
Giới thiệu tác giả, tác phẩm( 1,0 điểm)



 - Mùa lạc là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Khải, sáng tác năm 1960, bối cảnh là nông trường Điện biên sau ngày chiến thắng,
- Cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm là cảm hứng về sự hồi sinh, hiện lên qua khung cảnh nông trường, nhưng tập trung nhất là ở nhân vật Đào.
1,0

2
Số phận éo le, đau khổ của Đào:( 3,0 điểm)



- Rất nghèo khổ, không có ruộng, phải làm nhiều nghề, lấy phải anh chồng chẳng ra gì, chồng con đều chết,trở thành goá bụa, phải gồng gánh ngược xuôi vất vả kiếm sống.
- Tinh thần mệt mỏi, chán nản, buông xuôi, bi quan về tương lai, nhan sắc tàn phai theo năm tháng và nỗi vất vả của cuộc đời.
- Khi lên nông trường Điện biên, vẫn còn mặc cảm, sống thu mình trước những lời bủa vây, trêu chọc của mọi người, còn hờn giận với bản thân, ghen tị với mọi người.
3,0

3
Sự hồi sinh số phận của Đào khi lên nông trường Điện biên
(4,0 đỉêm)



-Sau một thời gian, Đào đã hoà nhập với cuộc sống nông trường, quen hết mọi người trong đội sản xuất, còn làm thơ để ca ngợi nông trường, tình cảm tâm trạng đã có sự thay đổi.
- Đào còn cởi mở tâm hồn, có được những tình cảm tốt đẹp,tình bạn với Huân, đặc biệt chị tìm thấy ở nơi đây một cảm giác êm đềm. . .
- Sau bao năm goá bụa, Đào đã nhận được lời yêu thương, nhờ có cuộc sống mới, tình yêu thương của những con người tốt bụng, số phận của Đào đã thực sự được hồi sinh.
- Sự hồi sinh còn rõ nét hơn khi tâm hồn, tình cảm, nhan sắc của Đào cũng được hồi sinh trở lại.
4,0

4
Đánh giá giá trị tác phẩm( 2,0 điểm)



 - Nghệ thuật khắc hoạ khung cảnh thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt con người rất sống động, sắc sảo, nhận xét, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc nét, giọng kể chuyện linh hoạt, hóm hỉnh.
-Tác phẩm khắc hoạ rõ sự hồi sinh của số phận người lao động, biểu hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. 
2,0

Lưu ý chung toàn bài: 
- Giám khảo cho điểm tối đa trong trường hợp thí sinh bám sát yêu cầu của đề, trình bày đủ hệ thống ý cần thiết, diễn đạt trôi chảy, rõ ý, đúng văn phạm, có cảm xúc . 
- Có thể chấp nhận cách sắp xếp ý không theo thứ tự trong đáp án, nhưng cần đảm bảo tính lôgíc, có thể có những ý nằm ngoài đáp án, nhưng cần hợp lý, có cơ sở từ đề bài.
- Khuyến khích những ý kiến riêng, độc đáo, nhưng liên quan trực tiếp đến vấn đề. 
	 ____________ Hết_____________

File đính kèm:

  • docDap an HSG12Nam Dinh .doc
Đề thi liên quan