Chuyên đề phương pháp dạy học phân môn học vần lớp 1

doc10 trang | Chia sẻ: trangpham20 | Lượt xem: 3776 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề phương pháp dạy học phân môn học vần lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
PPDH PHÂN MÔN HỌC VẦN – LỚP 1 
1/ Kĩ năng.
. Nghe:
- Nghe trong hội thoại :
+ Nhận biết sự khác nhau của các âm, thanh và kết hợp của chúng; nhận biết sự thay đổi về độ cao, ngắt, nghỉ hơi.
+ Nghe hiểu câu kể, câu hỏi đơn giản.
+ Nghe hiểu lời hướng dẫn hoặc yêu cầu.
- Nghe hiểu văn bản : Nghe hiểu một câu chuyện ngắn có nội dung thích hợp với học sinh lớp 1.
. Nói :
- Nói trong hội thoại:
+ Nói đủ to, rõ ràng, thành câu.
+ Biết đặt và trả lời câu hỏi lựa chọn về đối tượng.
+ Biết chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học.
- Nói thành bài : Kể lại một câu chuyện đơn giản đã được nghe.
. Đọc.
- Đọc thành tiếng :
+ Biết cầm sách đọc đúng tư thế.
+ Đọc đúng và trơn tiếng : đọc liền từ, đọc cụm từ và câu ; tập ngắt , nghỉ (hơi) đúng chỗ.
+ Đọc hiểu : Hiểu nghĩa các từ thông thường , hiểu ý được diễn đạt trong câu đã đọc ( độ dài câu khoảng 10 tiếng ).
 - Học thuộc lòng một số bài văn vần ( thơ, ca dao, ) trong SGK.
	1.4. Viết :
	- Viết chữ : Tập viết đúng tư thế, hợp vệ sinh; viết các chữ cái cỡ vừa và nhỏ; tập ghi dấu thanh đúng vị trí; làm quen với chữ hoa cỡ lớn và cỡ vừa theo mẫu chữ quy định; tập viết các số đã học.
	- Viết chính tả :
	+ Hình thức chính tả : Tập chép, bước đầu tập nghe đọc để viết chính tả.
	+ Luyện viết các vần khó , các chữ mở đầu bằng : g/gh; ng/ngh ; c/k/q,
Kiến thức :
( không có tiết học riêng , chỉ trình bày các kiến thức học sinh cần làm quen và nhận biết chúng thông qua các bài thực hành kỹ năng )
2.1. Ngữ âm và chữ viết :
- Bước đầu nhận biết sự tương ứng giữa âm và chữ cái, thanh điệu và dấu ghi thanh.
- Chính tả : Bước đầu nhận biết một số quy tắc chính tả.
2.2. Từ vựng :
	Học thêm 200 đến 300 từ ngữ ( kể cả thành ngữ, tục ngữ ).
	2.3 . Ngữ pháp :
- Nhận biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
- Ghi nhớ các nghi thức lời nói.
2.4. Văn :
Làm quen với các bài dạng văn vần, văn xuôi.
Ngữ liệu :
3.1. Giai đoạn học chữ : 
là những từ ngữ, câu ngắn, đoạn ngắn, các thành ngữ, tục ngữ, ca dao, phù hợp với yêu cầu học chữ và rèn kỹ năng. Ngữ liệu phù hợp với lứa tuổi của HS, có tác dụng giáo dục và mở rộng sự hiểu biết.
3.2. Giai đoạn sau học chữ : 
	 Là những câu đoạn nói về thiên nhiên, gia đình, trường học, thiếu nhi. Ngữ liệu có cách diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, có tác dụng giáo dục giá trị nhân văn và bước đầu cung cấp cho học sinh những hiểu biết về cuộc sống. Chú ý chính đáng đến các văn bản phản anùh đặc điểm về thiên nhiên , đời sống văn hoá, xã hội,. của các địa phương trên đất nước ta.
Chương trình SGK Tiếng Việt 1.
4.1. Phần Học vần :
	Gồm 103 bài ( 83 bài thuộc tập một và 20 bài thuộc tập 2). Mỗi bài của phần Học vần được trình bày trên 2 trang sách ( trang thứ nhất là trang số chẵn và trang thứ hai là trang số lẻ) . Mỗi bài dạy – học trong 2 tiết. Mỗi tuần có 5 bài dạy – học trong 10 tiết và 1 tiết Tập viết. Nội dung bài Tập viết ở mỗi tuần không trình bày trong SGK mà đưa vào vở Tập viết. Khi dạy loại bài này, GV chú ý hướng dẫn HS tập viết theo các nét tạo ra con chữ.
	Các bài của phần Học vần có 3 dạng cơ bản, là :
Làm quen với âm và chữ.
Dạy – học âm , vần mới.
Oân tập âm , vần.
4.2. Luyện tập tổng hợp :
Bố trí theo tuần ( tính từ tuần 23 trở về sau 0 . Nội dung của phần luyện tập tổng hợp bắt đầu thể hiện theo phân môn, đó là :
Tập đọc.
Chính tả.
Kể chuyện.
Tập viết.
Thiết kế của mỗi bài được thể hiện qua các nội dung chính sau :
Mụcđích , yêu cầu.
Đồ dùng dạy – học.
I – Kiểm tra bài cũ
II – Dạy – học bài mới.
giới thiệu bài.
Dạy bài mới.
Luyện tập.
 III – Củng cố dặn dò.
QUY TRÌNH VÀ PPDH TẬP ĐỌC – LỚP 1.
A/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
- Đọc trơn cả bài, phát âm đúng những tiếng có âm, vần các vùng phương ngữ dễ phát âm sai.
- Ôn các vần, tìm được tiếng có vần theo yêu cầu của bài học.
- Hiểu các từ ngữ và nội dung của bài.
- Học thuộc lòng bài thơ hoặc đoạn văn ( nếu có).
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Các tranh minh hoạ trong SGK phóng to ( nếu có ).
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Tiết 1
I/ Kiểm tra bài cũ:
II/ Dạy bài mới :
1/ Giới thiệu bài :
GV có thể giới thiệu bài theo nhiều cách :
Sử dụng tranh minh hoạ rồi dẫn vào bài.
Giới thiệu nội dung chính của bài đọc.
Nhắc lại vấn đề đặt ra trong bài cũ rồi dẫn vào bài mới.
2/ Hướng dẫn luyện đọc :
a/ GV đọc mẫu :
Lời đọc mẫu đúng và hay của GV có tác dụng định hướng cách đọc cho HS, giúp HS nhận thức đúng hơn nội dung bài. Với bài đọc là văn bản nghệ thuệt, lời đọc của GV còn có ý nghĩa khơi gợi hứng thú và tưởng tượng của HS.
GV đọc xong bài, cần hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK giúp các em hiểu phần nào nội dung của bài.
b/ Học sinh luyện đọc :
Đọc tiếng, từ khó ( từ khó, từ phát âm dễ lẫn, giải nghĩa từ ). Tuỳ đặc điểm phát âm của HS lớp mình , GV tự tìm những tiếng HS dễ phát âm sai cho các em luyện phát âm đúng.
Đọc tiếp nối từng câu ( có thể đọc tiếp nối từng dòng với văn bản thơ ). 
Đọc đoạn, bài ( thi đọc cá nhân hoặc theo nhóm, lớp ).
Chú ý về phương pháp :
- Sử dụng SGK ngay từ tiết 1 để khai thác tranh minh họa , giúp HS quen làm việc với SGK, cá thể hoá việc đọc.
- Dùng cách đọc nối tiếp để tiết kiệm thời gian, tạo nhịp khẩn trương , làm cho mọi HS trong lớp đều được luyện đọc, đọc nhiều lần.
- Yêu cầu HS bắt đầu đọc từ các vị trí khác nhau trong bài để tránh đọc vẹt ( sau khi các em đã đọc bài một vài lần ). 
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm, các tổ hoặc tổ chức trò chơi đọc tiếp sức , truyền điện,..
c/ Ôn và học một cặp vần mà HS nói, viết dễ lẫn, trong đó có ít nhất một vần trong bài.
	Các hình thức tổ chức dạy học cần vui, khẩn trương để trong thời gian có hạn, mọi HS đều được nói tiếng, từ, câu các em tìm được.
Ví dụ : Thi tìm từ chứa tiếng; thi nói câu chứa tiếng; thi ghép âm với vần để tạo thành tiếng; nói câu thuyết minh cho tranh chứa tiếng có vần ôn; trò chơi bằng thẻ từ, bằng nam châm; ghép tiếng trên Bộ chữ học vần thực hành Tiếng việt
Tiết 2
3/ Đọc và trả lời các câu hỏi về bài đọc.
- Ở khâu tìm hiểu bài, GV hướng dẫn HS đọc ( đọc thành tiếng, đọc thầm )và tìm hiểu bài, tổ chức để mọi HS đều được tham gia trao đổi về nội dung của bài dựa theo các câu hỏi, bài tập trong SGK ( các câu hỏi, bài tập này đơn giản có thể giúp HS tái hiện, nhớ bài, hiểu nội dung chính của bài).
- Trước khi hỏi HS về nội dung 1 câu, 1 đoạn trong bài, cần yêu cầu các em đọc đi đọc lại câu, đoạn đó ( đọc thành tiếng, đọc thầm ) cho thông thạo. ( Với lớp HS đọc kém, nên để thời gian dài hơn cho việc luyện đọc ).
- Sau khi HS đã hiểu bài, GV mời một vài em đọc lại bài với yêu cầu nâng cao ( đọc vừa đúng , vừa hay ) . Hình thức tổ chức : thi đọc giữa các cá nhân, hoặc đọc theo vai ( với văn bản có nhân vật đối thoại ). Yêu cầu chính là luyện cho HS đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức. GV có thể hướng dẫn HS đọc hay, thể hiện đúng, tự nhiên một vài câu hoặc 1 đoạn trong bài.
Ví dụ : Khi HS đọc phân vai các nhân vật trong bài “ Mời vào” , GV có thể hướng dẫn các em đọc đúng lời hỏi đáp của từng nhân vật theo giọng của từng nhân vật.
- Với các bài Tập đọc là thơ có yêu cầu HTL ( 1 khổ hoặc cả bài thơ ), GV hướng dẫn HS học thuộc lòng ngay tại lớp, về nhà tiếp tục học thuộc.
Như vậy khâu luyện đọc luôn được thực hiện trước khâu tìm hiểu nội dung bài. HS được luyện đọc một cách kĩ lưỡng trước khi tìm hiểu bài. Nhờ đọc lĩ bài, các em sẽ hiểu bài tốt hơn. Sau khi đã tìm hiểu bài, HS được luyện đọc lại để hoàn chỉnh kĩ năng đọc toàn bài, nâng cao chất lượng đọc.
4/ Luyện nói theo bài đọc ( kí hiệu N )
	Đây là một điểm mới trong SGK, có mục đích giúp phát triển ngôn ngữ trẻ, rèn cho các em nói năng mạnh dạn , tự tin. GV cần biết cách khơi gợi, kích thích HS nói năng, bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của mình.
	Yêu cầu luyện nói có thể là :
Nối các từ ngữ hoặc mệnh đề thể hiện sự hiểu biết nội dung.
Trả lời câu hỏi theo tranh.
Trả lời câu hỏi.
Nói tiếp câu dở dang .
Nói một vài câu kể.
Nói về những con vật em yêu thích.
Hỏi và trả lời.
Tập nói lời chào.
Hát.
III. Củng cố, dặn dò.
	GV lưu ý HS về nội dung bài, cách đọc; nhận xét tiết học , khen ngợi những HS học tốt. Dặn HS việc cần làm ở nhà.
	* Giờ học theo hướng đổi mới phương pháp là giờ học mà GV nói ít nhưng biết tổ chức hướng dẫn để HS làm việc và làm việc nhiều. GV không làm hộ, làm thay cho HS. Để giờ học tạo được cảm giác nhẹ nhàng như vậy, GV cần chuẩn bị bài công phu hơn so với việc chuẩn bị bài dạy theo phương pháp cũ.
PP DẠY HỌC PHÂN MÔN HỌC VẦN – LỚP 1
Dạng bài thứ nhất
LÀM QUEN VỚI ÂM VÀ CHỮ
Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu cơ bản ; HS đọc được âm, thanh và viết được chữ ghi âm, dấu ghi thanh của bài kế trước; HS làm quen với nền nếp học tập, mạnh dạn, tự tin trong môi trường học tập mới.
Yêu cầu mở rộng : HS biết và tìm được các tiếng , từ có âm , thanh vừa học 
Dạy – học bài mới.
a/ Giới thiệu bài : 
GV dựa vào tranh ở SGK hoặc chuẩn bị tranh ảnh, vật mẫu để giới thiệu chữ ghi âm hoặc dấu thanh mới.
b/ Dạy chữ ghi âm hoặc dâú ghi thanh mới ( trọng tâm ) :
 GV tiến hành dạy chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới theo nội dung bài học được trình bày trong SGK qua các bước sau :
Hướng dẫn HS nhận dạng ( phân tích ) chữ ghi âm, dấu thanh mới.
Hướng dẫn HS tập phát âm mới.
- GV viết mẫu và hướng dẫn HS quy trình viết. HS tập viết chữ ghi âm và dấu thanh mới vào bảng con.
- Đối với 6 bài đầu trong giai đoạn làm quen với âm và chữ, kiến thức trong mỗi bài không nhiều. Ngoài việc dạy kiến thức mới, giai đoạn này , GV cần dành thời gian để ổn định tổ chức lớp và hình thành cho HS nền nếp học tập như : cách cầm vở tập đọc, khoảng cách mắt nhìn, cách ngồi viết, cách đặt vở, cách cầm bút, cách đứng lên đọc bài, giao tiếp với bạn xung quanh
GV có thể sử dụng một cách li nh hoạt phần tranh minh hoạ cho chữ ghi âm và dấu thanh mới ở SGK.
Ví dụ : Cho HS nhìn tranh , tập phát âm từ mới, tìm âm, thanh mới hoặc cho HS quan sát tranh, nhận xét chữ giống nhau ghi trên các tranh ; tìm thêm tiếng , từ ngữ tương tự.
	c/ Luyện tập :
	GV cho HS luyện tập cả 4 kĩ năng theo nội dung bài học ghi trong SGK như sau:
	- Luyện đọc âm mới :
Luyện đọc theo nhiều hình thức : cá nhân, nhóm , cả lớp ( giai đoạn đầu GV cần hướng dẫn HS cách nhìn chữ, nhìn dấu để đọc lên thành tiếng ).
Luyện viết chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới.
Ở 6 bài đầu, việc rèn kĩ năng viết mới chỉ dừng lại ở yêu cầu tập tô theo nét chữ mới học trong vở Tập viết 1, tập 1, Vở bài tập Tiếng Việt 1 , tập 1 ( nếu có ). GV cần dành thời gian hướng dẫn HS tư thế ngồi, cách giữ vở, cầm bút đưa theo nét chữ in sẵn.
Luyện nghe – nói.
Giai đoạn đầu, phần luyện nói theo tranh, theo chủ đề của tranh tương đối tự do, không gò bó trong các âm, thanh vừa học. GV gợi ý bằng các câu hỏi định hướng giúp HS nói qua những câu trả lời đơn giản, nội dung gần gũi với trẻ em. Mục tiêu của phần luyện nói trong giai đoạn này là giúp HS làm quen với không khí học tập mới , không rụt rè, nhút nhát, dám mạnh dạn nói cho các bạn nghe, nghe các bạn nói theo hướng dẫn của GV trong môi trường giao tiếp mới – giao tiếp văn hoá, giao tiếp học đường.
Củng cố, dăn dò.
GV chỉ bảng hoặc SGK cho HS theo dõi và đọc theo.
Hướng dẫn HS tìm tiếng có âm mới học.
Dặn HS ôn lại bài học ở nhà.
PPDH PHÂN MÔN HỌC VẦN – LỚP 1
Dạng bài thứ hai
DẠY – HỌC ÂM VẦN MỚI
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu cơ bản : HS đọc âm , vần và viết được chữ ghi âm, vần; đọc và viết được tiếng ( từ ) ứng dụng; đọc được câu ứng dụng ở bài cũ ( bài trước đó 0.
- Yêu cầu mở rộng : GV có thể tuỳ trình độ HS đưa ra một số yêu cầu mở rộng hoặc nâng cao hơn.
Ví dụ : Tìm thêm các tiếng ( từ ) mới có âm, vần đã học ( gợi ý qua đồ dùng học tập ở lớp, đồ dùng trong gia đình, các loại hoa quả, cây, co vật quen thuộc). 
2/ 
PHÒNG GIÁO DỤC THỚI BÌNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỚI BÌNH C.
CHUYÊN ĐỀ
PPDH PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3
Họ và tên : Trịnh Văn Linh

File đính kèm:

  • docchuyen delinh.doc