Cấu trúc đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2013-2014

doc22 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1037 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Cấu trúc đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2013-2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC 
 CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN 
GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
******************************** 
TÀI LIỆU ÔN THI TNTHPT
MÔN NGỮ VĂN 12
****
 TÀI LIỆU ÔN THI TNTHPT 
 DÙNG CHO GIÁO VIÊN 
THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 
 THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG


LỜI NÓI ĐẦU

 Nhằm giúp giáo viên và học sinh thuận tiện trong việc giảng dạy học ôn tập kì thi tốt nghiệp sắp tới, tôi biên sọan cuối tài liệu này.Về cơ bản ,tài liệu có 3 phần: nghị luận xã hội, nghị luận văn học , và CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC. Dù đã cố gắng, kể cả việc tham khảo nhiều bài viết rất QUÝ BÁU của các đồng nghiệp khác, nhưng do thời gian có hạn nên bản thân nhóm người soạn đã đưa một số tác giả tác phẩm quan trọng và phương pháp làm văn nghị luận văn học, số lượng, chất lượng câu hỏi văn học nước ngoài…. 
Nhân đây tôi cũng bày tỏ lời cảm ơn đối với một số Gs -Ts -Thạc sĩ- Cử nhân sư phạm cao cấp các thầy cô giáo dạy bộ môn Ngữ văn THPT các trường trong cả nước đã nhiệt tình giúp đỡ nhóm tác giả hoàn thành tài liệu này! Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các quý thầy cô và các em HS trong cả nước có bộ tài liệu có chất lượng dạy và học ôn thi tốt nhất . 
Mọi nhu cầu về tài liệu ôn thi môn ngữ văn xin liên hệ:ĐT 0168.921.8668


MỤC LỤC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 
CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2013-2014
Câu (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.

	VĂN HỌC VIỆT NAM 
	- Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX	
	- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
-Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh	
	- Tây Tiến – Quang Dũng
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Phạm Văn Đồng	
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
	- Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm	
	- Sóng – Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo	
	- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
	- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường	
	- Vợ nhặt – Kim Lân	
	- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài	
	- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi	
	- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu	
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
	VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI	
	- Thuốc - Lỗ Tấn	
	- Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp	
	- Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê.	
Câu (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ).
	- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
	- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.	
Câu (5,0 điểm).Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học.
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó.
	- Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX	
	- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
-Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh	
	- Tây Tiến – Quang Dũng
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Phạm Văn Đồng	-- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
	- Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm	
	- Sóng – Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo	
	- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
	- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường	
	- Vợ nhặt – Kim Lân	
	- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài	
	- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi	
	- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ

	
 (Nguồn từ “Cấu trúc đề thi TN THPT của Bộ giáo dục & Đào tạo”)
**************************************************
PHẦN 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
A/ CÁCH LÀM BÀI NLXH THEO CẤU TRÚC ĐỀ THI TNTHPT 

I/ NHỮNG DẠNG ĐỀ THƯỜNG GẶP
Đề 1: Viết bài văn nghị luận tình bày suy nghĩ của anh/chị về phương châm “ Học đi đôi với hành”.
Đề 2: Hãy viết đoạn văn nghị luận ( khoảng 400 từ) phát biểu ý kiến của anh/chị về vai trò của việc tự học đối với học sinh hiện nay.
Đề 3: Có người cho rằng “ Vào đại học là con đường lập thân duy nhất hiện nay”.
 Hãy phát biểu ý kiến của anh/chị về quan niệm trên .
Đề 4: Hàng năm, cứ đến kì tuyển sinh Đại học – Cao đẳng, trên cả nước ta lại có phong trào “Tiếp sức mùa thi”. Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về phong trào đó.
Đề 5: Hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình trạng bạo lực học đường ở nước ta hiện nay.

II/ HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC LÀM BÀI.
Bước 1: Tìm hiểu đề .
1/ Xác định dạng đề:
- Cần xác định rõ một trong hai dạng đề: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ( đề 1,đề 2,đề 3) hay nghị luận về một hiện tượng đời sống ( đề 4,đề 5,). Nếu là nghị luận về một tư tưởng đạo lí thì cần xác định rõ : có câu trích ( đề 1) hay không có câu trích (đề 2)
- Để phân biệt dạng đề, cần chú ý:
 + Đề bài yêu cầu bàn về một tư tưởng, quan niệm thì đó là đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Tư tưởng, quan niệm ấy có khi thể hiện qua một câu trích, có khi người viết phải bày tỏ ( đề 2 : việc tự học rất quan trọng) .
 + Nếu đề bài yêu cầu bàn về một hiện tượng, sự việc mang tính thời sự, được nhiều người quan tâm; hoặc bàn về hành vi, thái độ, tốt xấu của con người thì đó là đề nghị luận về một hiện tượng đời sống
2/ Xác định các yêu cầu của đề:
 	- Có ba yêu cầu cần xác định: Nội dung, thao tác nghị luận, phạm vi tư liệu.
- Ở dạng đề nghị luận về tư tưởng, đạo lí, cần hiểu rõ tư tưởng đó là như thế nào? Tư tưởng đó đúng hay không đúng? Bài làm cần có những ý nào?
 - Đề nghị luận về một hiện tượng đời sống thì cần hiểu rõ hiện tượng đó tốt hay xấu? Bài văn cần có những ý nào?

Bước 2: Lập dàn ý
(Học sinh phải hiểu và học thuộc cấu trúc bài văn như một “công thức chung”.)

CẤU TRÚC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG (HT) ĐỜI SỐNG
1/ Mở bài:
 - Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào hiện tượng.
 - Nêu vấn đề: Nêu hiện tượng và nhận định chung (là hiện tượng tốt, cần học tập, phát huy, hay xấu, nhiều tác hại, cần khắc phục; hoặc từ ngữ phù hợp với đề bài).
 2/ Thân bài: ( 4 ý cơ bản )

Ý	HIỆN TƯỢNG XẤU	 HIỆN TƯỢNG TỐT
1
Thực trạng (giải thích, nêu biểu hiện)
Thực trạng (giải thích, nêu biểu hiện)
2
Những nguyên nhân của HT 
Phân tích ý nghĩa, tác dụng của HT
3
Những hậu quả của HT
Phê phán hiện tượng trái ngược
4
Đề xuất biện pháp khắc phục HT
Đề xuất phương hướng rèn luyện.
 3/ Kết bài:
 Kết luận chung về hiện tượng. Cảm nghĩ cá nhân.
CẤU TRÚC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ (TTĐL)
1 / Mở bài:
Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào tư tưởng, đạo lí
Nêu vấn đề: Đề bài có câu trích thì ghi lại nguyên văn câu trích. Đề bài không có câu trích thì nêu ý của đề và nhận định phù hợp với đề bài.
2/ Thân bài. ( 4 ý cơ bản )
 Ý	TƯ TƯỞNG ĐÚNG	 TƯ TƯỞNG KHÔNG ĐÚNG
1
Giải thích đề
Giải thích đề
2
Phân tích những mặt đúng (lí lẽ, dẫn chứng), chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của TTĐL.
Phân tích các mặt sai, chỉ ra tác hại của TTĐL.
3
Phân tích mặt tiêu cực: Bác bỏ những tư tưởng sai lệch, chỉ ra tác hại.
Nêu quan niệm đúng có liên quan đến tư tưởng, chỉ rõ ý nghĩa, tác dụng.
4
Rút ra bài học nhận thức và hành động
Rút ra bài học nhận thức và hành động
3/ Kết bài: Nhận định chung, cảm nghĩ chung về tư tưởng, đạo lí.

Bước 3: Viết thành bài văn hòan chỉnh, đọc lại, chỉnh sửa.
 LƯU Ý :
- Phải có sự phân cách rõ ràng giữa các phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Mỗi ý ở thân bài phải viết thành một đọan văn riêng.
- Đề văn NLXH rất đa dạng, cần biết cập nhật thông tin, nhận diện đề để làm bài.

************** ĐỂ CÓ TRỌN BỘ TÀI LIỆU XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ 
ĐT 0168.921.8668
*************************************************************************************************************************************************************************

 CÒN NỮA XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ ĐT 0168.921.8668

PHẦN 2: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC.
A/ CÁC TÁC PHẨM THƠ.
 ( ĐẦY ĐỦ CHI TIẾT 15 BÀI VÀ LỜI GIẢI HƯỚNG DẪN )
VĂN HỌC VIỆT NAM

Bài 1. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
A. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN 1975
a * Hoàn cảnh lịch sử
- 9.1945, nước ta được hoàn toàn độc lập. Nước Việt Nam DCCH ra đời.
- 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ.
- 7.1954 đất nước bị chia cắt làm 2 miền. - hai nhiệm vụ chiến lược: vừa sản xuất, vừa chiến đấu, xây dựng và bảo vệ miền Bắc hậu phương, chi viện cho miền Nam tiền tuyến lớn anh hùng.
- Hiện thực cách mạng ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ và phong phú của nền Văn học Việt Nam hiện đại từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.
b*Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975
 1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu nặng với vận mệnh chúng của đất nước
 2. Nền văn học hướng về đại chúng 
3. Một nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
c *Những nét lớn về thành tựu
 	 1. Đội ngũ nhà văn ngày một đông đảo, xuất hiện nhiều thế hệ nhà văn trẻ tài năng. Nhà văn mang tâm thế: nhà văn - chiến sĩ, có sự kế thừa và phát trriển liên tục.
 	 2. Về đề tài và nội dung sáng tác
	- Hiện thực cách mạng rộng mở, đề tài đa dạng, bám lấy hiện thực cách mạng để phản ánh 
 	 - Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, truyền thống anh hùng của đất nước và con người Việt Nam.
 	 - Tình nhân ái, mối quan hệ cộng đồng tốt đẹp của con người mới.
 	 - Lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 
 	 3. Về mặt hình thức thể loại và tác phẩm 
 	 - Tiếng Việt hiện đại giàu có, trong sáng, nhuần nhị, lối diễn đạt khúc chiết, thanh thoát
 	 - Thơ là thành tựu nổi bật nhất. Thơ anh hùng ca, thơ trữ tình. Chất trí tuệ, trong thơ. Mở rộng câu thơ. Hình tượng người lính và người phụ nữ trong thơ.
 	 - Truyện ngắn, tiểu thuyết, các loại ký… phát triển mạnh, có nhiều tác phẩm hay nói về con người mới trong sản xuất, chiến đấu, trong tình yêu. Nghệ thuật kể chuyện, bố cục, xây dựng nhân vật… đổi mới và hiện đại…
 	 - Nghiên cứu, phê bình văn học, dịch thuật… có nhiều công trình khai thác tính truyền thống của văn học dân tộc và tinh hoa văn học thế giới.
B. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 1975 - XX
a * Hoàn cảnh lịch sử
- 1975, đất nước hoàn toàn độc lập. 
- 1986, đất nước bước sang giai đoạn đổi mới và phát triển
- Đời sống và hiện thực xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực
-> Hiện thực cách mạng ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ và phong phú của nền văn học 
b*Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học từ 1975 - XX
	- Về đề tài và khuynh hướng sáng tác:
	+ Khuynh hướng đi sâu vào hiện thực đời sống, đi sâu vào cái tôi cá nhân với những mưu thuẫn, những mối quan hệ của đời sống xã hội.
	+ Khuynh hướng nhìn lại chiến tranh với những góc độ khác nhau, nhiều chiều
	+ Khuynh hướng nhạy cảm với hiện thực với những vấn đề mới mẻ đặt ra cho hiện thực đời sống xã hội..
	- Về tác phẩm và thể loại:
+ Nhiều tác phẩm đã có bước chuyển biến về sự đổi mới trong nghệ thuật
+ Thơ ca và truyện ngắn đã có những đóng góp tích cực trong công cuộc đổi mới văn học
+ Những tác giả trẻ đã có những bước đột phá, tìm tòi để cách tân trong nghệ thuật



2. NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

I. Những kiến thức cơ bản: 
1. Quan điểm sáng tác văn học: 
- HCM coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại, phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Người quan niệm: nhà văn là chiến sĩ - văn hoá văn nghệ là một mặt trận
- Người đặc biệt chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Theo Người tính chân thật là cái gốc nảy nở nhiều vấn đề “chớ mơ mộng nhiều quá mà cái chất thật của sinh hoạt rất ít”
- HCM luôn chú ý đến đối tượng sáng tác....
2. Sự nghiệp văn học: Những đặc điểm cơ bản về sự nghiệp văn học của Người? 
Văn chính luận: nhằm mục đích đấu tranh chính trị. Đó là những áng văn chính luận mẫu mực, lí lẽ chặt chẽ đanh thép đầy tính chiến đấu. (Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bản án chế độ td Pháp)
Truyện và kí: chủ yếu viết bằng tiếng Pháp rất đặc sắc, sáng tạo và hiện đại. (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành...)
Thơ ca: (lĩnh vực nổi bật trong giá trị sáng tạo văn chương HCM) phản ánh khá phong phú tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ CM trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
3. Phong cách nghệ thuật: 
Đặc điểm phong cách nghệ thuật trong văn chương của NAQ _HCM? 
Phong cách đa dạng mà thống nhất, kết hợp sâu sắc giữa ctrị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. ở mỗi loại lại có phong cách riêng, độc đáo hấp dẫn. 
Văn chính luận: bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn.
Truyện kí rất chủ động và sáng tạo. lối kể chân thực, tạo không khí gần gũi,có khi giọng điệu châm biếm, sắc sảo, thâm thuý và tinh tế. Truyện ngắn của Người rất giàu chất trí tuệ và tính hiện đại.
Thơ ca có phong cách đa dạng: nhiều bài cổ thi hàm súc, uyên thâm đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật, có những bài là lời kêu gọi ... dễ hiểu.
4. Tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” 
- Hoàn cảnh sáng tác: CM tháng Tám thắng lợi, chính quyền HN về tay nd. Ngày 26/9/1945 Chủ tịch HCM từ chiến khu VB trở về HN. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Bác soạn thảo TNĐL. Ngày 2/9/1945 tại quảng trường BĐ HN thay mặt Chính phủ lâm thời nước VN DC CH, Người đọc bản TNĐL. TNĐL tuyên bố trước quốc dân và tg về sự ra đời của nước VN DC CH đồng thờ đập tan luận điệu xảo trá của bọn đế quốc Mĩ, Anh, Pháp.
- TNĐL là một văn bản chính luận mẫu mực, bố cục chặt chẽ, dânc chứng xác thực, lí lẽ đanh thép, lập luận chặt chẽ.
- Nội dung:
+ Tg trích dẫn hai bản tuyên ngôn của P, Mĩ làm cơ sở lí luận cho bản TN 
+ Đưa ra những dẫn chứng xác thực tố cáo tội ác thực dân P để vạch trần luận điệu cướp nước của chúng. 
+ Khẳng định và tuyên bố quyền độc lập chính đáng của nd VN. Tg khẳng định chính người Vn đã tự dành được quyền độc lập và sẽ bảo vệ nó đến cùng.



 TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP - HỒ CHÍ MINH
I. Hoàn cảnh lịch sử
-19/8/1945 chính quyền ở thủ đô Hà Nội đã về tay nhân dân ta. 23/8/1945, tại Huế trước hàng vạn đồng bào ta, vua Bảo Đại thoái vị. 25/8/1945, gần 1 triệu đồng bào Sài Gòn - Chợ Lớn quật khởi đứng lên giành chính quyền. Chỉ không đầy 10 ngày, Tổng khởi nghĩa và Cách mạng tháng Tám đã thành công rực rỡ.
Cuối tháng 8/1945, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, lãnh tụ Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Và ngày 2/9/1945; tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới Độc lập, Tự do.
Bố cục
1. Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập (Từ đầu đến “không ai chối cãi được”)
2. Bản cáo trạng tội ác của thực dân Pháp và quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta (“Thế mà hơn 80 năm nay… Dân tộc đó phải được độc lập!”)
3. Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố với thế giới (Phần còn lại).
 Những điều cần biết
1. Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Đó là những quyền không ai có thể xâm phạm được; người ta sinh ra phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Hồ Chủ Tịch đã trích dẫn 2 câu nổi tiếng trong 2 bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp, trước hết là để khẳng định Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng lớn, cao đẹp của thời đại, sau nữa là “suy rộng ra…” nhằm nêu cao một lý tưởng về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của các dân tộc trên thế giới.
Cách mở bài rất đặc sắc, từ công nhận Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng thời đại đi đến khẳng định Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là khát vọng của các dân tộc. Câu văn “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” là sự khẳng định một cách hùng hồn chân lí thời đại: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc, Bình đẳng của con người, của các dân tộc cần được tôn trọng và bảo vệ.
Cách mở bài rất hay, hùng hồn trang nghiêm. Người không chỉ nói với nhân dân Việt Nam ta, mà còn tuyên bố với thế giới. Trong hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ, thế chiến 2 vừa kết thúc, Người trích dẫn như vậy là để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ thế giới, nhất là các nước trong phe Đồng minh, đồng thời ngăn chặn âm mưu tái chiếm Đông Dương làm thuộc địa của Đờ Gôn và bọn thực dân Pháp hiếu chiến, đầy tham vọng.
2. a. Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp.
- Vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”.
- Năm tội ác về chính trị: 1- tước đoạt tự do dân chủ, 2- luật pháp dã man, chia để trị, 3- chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta, 4- ràng buộc dư luận và thi hành chính sách ngu dân, 5- đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện.
 - Năm tội ác lớn về kinh tế: 1- bóc lột tước đoạt, 2- độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng, 3- sưu thuế nặng nề, vô lý đã bần cùng nhân dân ta, 4- đè nén khống chế các nhà tư sản ta, bóc lột tàn nhẫn công nhân ta, 5- gây ra thảm họa làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói năm 1945.
- Trong vòng 5 năm (1940 – 1945) thực dân Pháp đã hèn hạ và nhục nhã “bán nước ta 2 lần cho Nhật”.
- Thẳng tay khủng bố Việt Minh; “thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”.
b. Quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta
- Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền khi Nhật hàng Đồng minh.
- Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
- Chế độ thực dân Pháp trên đất nước ta vĩnh viễn chấm dứt và xoá bỏ.
- Trên nguyên tắc dân tộc bình đẳng mà tin rằng các nước Đồng minh “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”:
 “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do. Dân tộc đó phải được độc lập.
Phần thứ hai là những bằng chứng lịch sử không ai chối cãi được, đó là cơ sở thực tế và lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh lập luận một cách chặt chẽ với những lí lẽ đanh thép, hùng hồn.
3. Lời tuyên bố với thế giới
- Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập (từ khát vọng đến sự thật lịch sử hiển nhiên)
- Nhân dân đã quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy (được làm nên bằng xương máu và lòng yêu nước).
Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc ta, thể hiện phong cách chính luận của Hồ Chí Minh
*Câu hỏi tham khảo
1) Chứng minh TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (Hồ Chí Minh) là một văn bản chính luận mẫu mực…
 2) Phân tích nghệ thuật của văn bản TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP…	



BÀI 1: “TÂY TIẾN”
I. GIỚI THIỆU.
1/ Tác giả
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. 
- Một hồn thơ lãng mạn, tài hoa: nhà thơ của xứ Đoài mây trắng, thơ ông giàu chất nhạc, họa...
- Các tác phẩm chính: Rừng về xuôi; Mây đầu ô....Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu của Q.Dũng.
2/ Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời bài thơ
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc của Tổ quốc. Địa bàn hoạt động của đơn vị Tây Tiến chủ yếu là vùng rừng núi hiểm trở. Đó cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Mường, Thái với những nét văn hoá đặc sắc. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Họ sinh hoạt và chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn rất lạc quan và dũng cảm. 
- Quang Dũng là một người lính trong đoàn quân Tây Tiến. Cuối năm 1948, ông chuyển sang đơn vị khác. Một năm sau ngày chia tay đoàn quân Tây Tiến, nhớ về đơn vị cũ ông viết bài thơ Tây Tiến tại làng Phù Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ, nay là Hà Nội). Bài thơ được in trong tập “Mây đầu ô”(1986)
b. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ
Bài thơ được viết trong nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đồng đội, về những kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng rất trữ tình, thơ mộng. 
II/ CÁC Ý CỤ THỂ
1/ Những cuộc hành quân gian khổ của đòan quân Tây Tiến trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ và dữ dội.
 - Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ là một nỗi nhớ da diết bao trùm cả khộng gian và thời gian.
 "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
 ..................................chơi vơi" 
- Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, không kìm nén được, nhà thơ thốt lên thành tiếng gọi “TT ơi!”. - Hai chữ “ chơi vơi” vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ da diết, lửng lơ, mênh mang khôn cùng.
- Nỗi nhớ ấy khơi nguồn cho cảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm...liên tiếp xuất hiện:
 Sài Khao....................
 ...........mưa xa khơi”
+ Đọan thơ này là minh chứng cho câu “ trong thơ có họa”.Tác giả đã vẽ ra một bức tranh hòanh tráng để diễn tả sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút nhưng cũng khá thơ mộng của địa bàn mà đòan quân TT họat động. Đó là nơi có “sương lấp”, có ”hoa về trong đêm hơi”.Nhưng, nổi bật nhất là những từ ngữ có giá trị tạo hình “khúc khuỷu, thăm thẳm, cồn mây súng ngửi trời”. Địa hình ở đây thật hiểm trở, trùng điệp, cao, sâu khôn cùng. 
+ Hai từ “ngửi trời” được dùng rất hồn nhiên, tinh nghịch và sáng tạo. Núi cao tưởng như chạm mây, mây tụ lại thành cồn heo hút. Người lính hành quân trong địa hình ấy khác nào đang đi trong mây, nòng súng chạm đỉnh trời!
- Câu thơ “ Ngàn......xuống” như bẻ đôi một đường thẳng ra mà gấp khúc lại, nhằm tạo dốc núi lên thì cao vút, xuống thì thẳng đứng. Nó làm ta liên tưởng tới câu thơ trong “Chinh phụ ngâm”: Hình khe thế núi gần xa – Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao. 
- Còn câu “ Nhà ai....khơi” lại giúp ta hình dung cảnh người lính TT dừng chân bên đồi, phóng tầm mắt ra xa, họ thấy trong không gian mịt mù mưa sa có những ngôi nhà thấp thóang ẩn hiện.
=>NX: Những câu thơ này tạo một sự hài hòa khá đặc biệt. Sau các câu có những từ ngữ gân guốc, trúc trắc là một câu mềm mại tòan thanh bằng.
-Trong không gian và thời gian ấy, luôn có những mối đe dọa đáng sợ:
 Chiều chiều..........
................trêu người.”
Từ “chiều chiều”, “đêm đêm” như nhấn mạnh sự thường trực của những âm thanh rùng rợn phát ra từ tiếng thác chảy và tiếng gầm của vị chúa sơn lâm.
 - Trong những cuộc hành quân qua những vùng hiểm trở, người lính TT phải đối diện với những gian khó nhọc nhằn, thậm chí những hi sinh: “đòan quân mỏi”, “không bước nữa”, “bỏ quên đời”. Bằng cảm hứng lãng mạn, nhà thơ đã dùng từ” bỏ quên đời” để chỉ cái chết. Cách nói ấy làm cái chết trở nên thanh thản, nỗi mất mát như vơi đi phần nào. 
- Tuy nhiên, hai câu kết lại vẽ ra một cảnh tượng thật đầm ấm:
“Nhớ ôi........
.............thơm nếp xôi”
 Khói cơm nghi ngút và mùi hương của lúa nếp như xua tan đi những mệt nhọc trên khuôn mặt họ.
Nx: Trong nỗi nhớ quay quắt của nhà thơ, thiên nhiên núi rừng miền TB nước ta và nước Lào hiện lên thật dữ dội mà thơ mộng, khắc nghiệt và bí hiểm như muốn thử thách ý chí và sức mạnh của con người. Nhưng, dù có mất mát, hi sinh, đòan quân TT đã vượt qua tất cả bằng sự tin tưởng trẻ trung và ý chí kiên cường, sẵn sàng “ đâu có giặc là ta cứ đi”

2/ Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước TB thơ mộng.
a/ Cảnh một đêm liên hoan văn nghệ.
“Doanh trại..................
..........xây hồn thơ.”
- Cả doanh trại bừng sáng sôi nổi hẳn lên khi đêm VN bắt đầu.
- Nhân vật trung tâm, linh hồn của đêm VN là những cô gái nơi núi rừng bất ngờ hiện ra trong những bộ xiêm áo lộng lẫy. Họ vừa e thẹn vừa tình tứ trong một vũ điệu đậm màu sắc xứ lạ. Điều đó đã thu hút cả hồn vía những chàng trai TT.
- Hai chữ “ kìa em” thể hiện cái nhìn vừa ngỡ ngàng, ngạc nhiên vừa say mê, vui sướng.
- Những điệu khèn, điệu nhạc như nâng cánh cho tâm hồn của các chiến sĩ TT “xây hồn thơ”. Họ như đang quên hết thực tại chiến đấu mà thả hồn vào những làn điệu âm nhạc của những người dân Tây Bắc, mà mơ mộng, mà hát ca.
=> Bằng bút pháp tài hoa, lãng mạn, thi trung hữu nhạc, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp giàu bản sắc văn hoá, phong tục của đồng bào vùng biên giới cùng tình cảm quân dân thắm thiết và tâm hồn lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống của người lính Tây Tiến
b/ Cảnh một chiều sương phủ trên sông nước mênh mang.
- Không gian trên dòng sông, cảnh vật Châu Mộc hiện lên thật mờ ảo, thơ mộng nhuốm màu huyền thoại.
“ Người đi...........
.................nẻo bến bờ”
- Cảnh TN thơ mộng, tĩnh lặng, đẹp như cảnh thần tiên cổ tích. Người đi Châu Mộc là ai? Hồn lau nào xào xạc bên bờ? Dáng người nào chèo thuyền? Tất cả chỉ là kí ức được gợi lại.
- Cảnh được phủ bởi một màn sương chiều đang dâng lên. Như hòa nhập với cảnh, với người, những bông hoa cũng “đong đưa” làm dáng.

3/ Chân dung người lính TT.
- Nếu như các đọan thơ trên chủ yếu nói về thiên nhiên TB, th

File đính kèm:

  • docBO DE ON THI TOT NGHIEP NGU VAN 12 DAY DU CHI TIET MOI 2014.doc