Câu hỏi trắc nghiệm môn Công Nghệ 8

doc7 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 3212 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm môn Công Nghệ 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1:
Nêu khái niệm bản vẽ kỹ thuật? Vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống và sản xuất.
TL
Bản vẽ kỹ thuật trình bày các thông tin kỹ thuật dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ.
Câu 2: Vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống và sản xuất ? 
Bản vẽ kĩ thuật có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và sản xuất. Muốn chế tạo các sản phẩm, thi công các công trình, sử dụng hiệu quả và an toàn các sản phẩm các công trình các công trình đó phải có các bản vẽ kĩ thuật chúng. 
Câu 3: Bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật nào ? Học vẽ kỹ thuật để làm gì?
Bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật: nông nghiệp, cơ khí, giao thông, xây dựng,...
Học vẽ kỹ thuật để ứng dụng vào trong cuộc sống và học tốt các môn khoa học khác.
Câu 4 
Thế nào là hình chiếu của vật thể ? 
Khi chiếu vật thể trên mặt phẳng hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể.
Câu 5 
Có các phép chiếu nào? Mỗi phép chiếu có đặc điểm gì?
Có 3 phép chiếu : xuyên tâm,song song,vuông góc
Phép chiếu xuyên tâm có các tia chiếu giao nhau tại một điểm
Phép chiếu song song có các tia chiếu song song với nhau
Phép chiếu vuông góc có các tia chiếu vuông góc với nhau
Câu 6
Nêu tên gọi và vị trí các hình chiếu trên bản vẽ?
Vị trí:
Hình chiếu đứng ở góc trên bên trái bản vẽ
Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng
Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng
Câu 7 
Nêu đặc điểm hình chiếu của các khối đa diện
Mỗi hình chiếu thể hiện hai trong ba kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao của khối đa diện
Câu 8
Khối tròn xoay được tạo thành như thế nào? 
Nêu kích thước cơ bản của khối tròn xoay: hình trụ, hình nón , hình cầu 
Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định
Nêu kích thước cơ bản của khối tròn xoay: hình trụ,: d, h
hình nón :d,h ;hình cầu d
Câu 9
Ren dùng để làm gì? Kể 2 chi tiết có ren mà em biết. Quy ước vẽ ren được vẽ trong bản vẽ như thế nào ? 
Đọc lý hiệu ren : M8x1
Ren dùng để ghép nối các chi tiết với nhau. Kể 2 chi tiết có ren: ví dụ bu-lông và đai ốc
Quy ước vẽ ren được vẽ trong bản vẽ :
Ren nhìn thấy :
Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm.
Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh và vòng tròn chân ren chỉ vẽ ¾ vòng.
Ren bị che khuất : các đường đỉnh ren ,đường chân ren và đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt.
Đọc đúng ký hiệu ren M8x1: ren hệ mét đường kính ren là 8 mm và bước ren là 1 mm, ren có hướng xoắn phải
Câu 10
Hình cắt là gì ? Hình cắt dùng để làm gì? 
Bản vẽ cơ khí và bản vẽ xây dựng dùng trong cac công việc gì ?
Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể sau mặt phẳng cắt
Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể .
Bản vẽ cơ khí: Gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo , lắp ráp, sử dụng... các máy và thiết bị.
Bản vẽ xây dựng: Gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công ,sử dụng... các công trình kiến trúc và xây dựng.
Câu 11
Thế nào là mặt bằng trong bản vẽ nhà ?
Mặt bằng: Là hình cắt mặt bằng của ngôi nhà, nhằm diễn tả vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ...Mặt bằng là hình biểu diễn quan trọng nhất của bản vẽ nhà.
Câu 12
Thế nào là mặt đứng ( trong bản vẽ nhà ?
Mặt đứng: Là hình chiếu vuông góc các mặt ngoài của ngôi nhà lên mp chiếu đứng hoặc mp chiếu cạnh nhằm biểu diễn hình dạng bên ngoài
Câu 13
Thế nào là mặt cắt trong bản vẽ nhà ?
Mặt cắt: Là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mp chiếu đứng hoặc mp chiếu cạnh, nhằm diễn tả các bộ phận , kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.
Câu 13
Thế nào là mặt cắt trong bản vẽ nhà ?
Mặt cắt: Là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mp chiếu đứng hoặc mp chiếu cạnh, nhằm diễn tả các bộ phận , kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.
Câu 14, 15, 16, 17 Nội dung, công dụng, trình tự đọc của các bản vẽ ?
Nội dung
Công dụng
Trình tự đọc
BV chi tiết
- Hình biểu diễn
- Kích thước
- Yêu cầu Kỹ thuật
- Khung tên
- BV chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy
1) Khung tên
2) Hình biểu diễn
3) Kích thước
4) Yêu cầu kỹ thuật
5) Tổng hợp
BV lắp
- Hình biểu diễn
- Kích thước
- Bảng kê
- Khung tên
- BV lắp dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm
1) Khung tên
2) Bảng kê
3) Hình biểu diễn
4) Kích thước
5) Phân tích chi tiết
6) Tổng hợp
BV nhà
Gồm:
- Các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt)
- Các số liệu xác định hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà.
- BV nhà dùng trong thiết kế và thi công xây dựng nhà
1) Khung tên
2) Hình biểu diễn
3) Kích thước
4) Các bộ phận
Câu 18 Phân loại, tính chất cơ bản vật liệu cơ khí?
-Phân loại: chia thành 2 nhóm: Kim lọai và phi kim lọai
+ Kim lọai: Gồm kim loại đen và kim lọai màu
-Kim lọai đen: Gang và thép
-Kim lọai màu: Đồng nhôm và hợp kim của chúng
+ Phi kim lọai: Gồm: Chất dẽo, cao su, gốm sứ,.
-Tính chất: có 4 tính chất
* Tính cơ học: Tính cứng, tính dẽo, tính bền
* Tính chất vật lý: Nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt
* Tính chất hóa học: Tính chịu axít và muối, tính chống ăn mòn
* Tính chất công nghệ: Tính đúc, tính rèn, tính hàn, khả năng gia công cắt gọt,.
Câu 19 Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất ?
Dựa vào tính chất công nghệ để lựa chọn phương pháp gia công hợp lí, đảm bảo năng suất và chất lượng.
Câu 20 Sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại, giữa kim loại đen và kim loại màu?
Sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại là kim loại có tính dẫn điện, phi kim loại không có tính dẫn điện.
Kim loại đen có chứa sắt còn kim loại màu không chứa sắt hoặc chứa rất ít sắt
Câu 21 Dụng cụ cơ khí gồm có mấy nhóm ? cho ví dụ ?
-Dụng cụ cơ khí: (3 nhóm)
+ Dụng cụ đo và kiểm tra: Thước lá, thước cặp, thước đo góc
+ Dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt: Mỏ lết, cờ lê, tua vít, kìm và êtô
+ Dụng cụ gia công cơ khí: Búa, cưa, đục, dũa
Câu 22 Các phương pháp gia công cơ khí ? Trình bày thao tác cưa và dũa kim loại ?
Các phương pháp gia công cơ khí: Gồm Cưa, đục, dũa và khoan kim lọai
* Thao tác cưa: Kết hợp hay tay và một phần cơ thể để đẩy và kéo cưa
- Khi đẩy: Ấn lưỡi cưa từ từ để tạo lực cắt
- Khi kéo cưa về: Tay trái không ấn, tay phải rút cưa về nhanh hơn quá trình lặp đi lặp lại cho đến khi kết thúc.
* Thao tác dũa:
- Đẩy dũa tạo lực cắt, khi đó 2 tay ấn xuống, điều khiển lực ấn của 2 tay cho dũa thăng bằng
- Khi kéo dũa về không cần ấn, kéo nhanh và nhẹ nhàng
Câu 23
Chi tiết máy là gì? Xích xe đạp và ổ bi có được coi là chi tiết máy không? Tại sao?
Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh, có nhiệm vụ nhất định trong máy
Xích xe đạp và ổ bi không được coi là chi tiết máy vì xích xe và ổ bi là cụm chi tiết máy
Câu 24
Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Nêu đặc điểm của từng mối ghép? Cho ví dụ ?
TL
Chi tiết máy được ghép với nhau theo hai kiểu: ghép cố định và ghép động. Mối ghép động: là những mối ghép mà các chi tiết có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau. Ví dụ: Mối ghép bản lề, ổ trục, trục vít...
Mối ghép cố định: Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.
Ví dụ: Mối ghép ren, vít, then, chốt, đinh tán, hàn..
Câu 25
Trong chiếc xe đạp của em, khớp nào là khớp quay?
Các khớp ở giá gương xe máy, cần ăng ten có được coi là khớp quay không? Tại sao?
TL
- Ổ trục trước, sau, giữa, cổ xe
- Khớp ở giá gương xe máy, cần ăng ten là khớp quay vì giá gương xe máy, cần ăng ten có thể quay quanh một trục cố định so với giá gương xe máy, cần ăng ten.
Câu 26: Em hãy nêu khái niệm về mối ghép cố định ? Chúng có mấy loại? Nêu những khác biệt cơ bản của các loại mối ghép đó.
T/L
Là các mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau gồm :
Mối ghép tháo được như : Mối ghép bằng vít, ren, chốtvà mối ghép không tháo được như mối ghép bằng hàn, bằng đinh tán
Khác biệt cơ bản: Trong mối ghép không tháo được muốn tháo rơi chi tiết bắt buộc phải phá hỏng một thành phần nào đó của mối ghép còn trong mối ghép tháo được có thê tháo rời chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép.
Câu 27
Tại sao người ta không hàn chiếc quai vào nồi nhôm mà phải tán đinh ?
Người ta không hàn chiếc quai vào nồi nhôm mà phải tán đinh vì nhôm khó hàn và mối ghép đinh tán chịu lức lớn, mối ghép đơn giản khi hỏng dễ thay thế.
Câu 28
Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền động ?
Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu.
Các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau.
Câu 29 
Thông số nào đặc trung cho bộ truyền chuyển động quay ? lập công thức tính tỉ số truyền của bộ truyền động.
Thông số nào đặc trung cho bộ truyền chuyển động quay là tỉ số truyền i
Câu 30 
Vì sao xảy ra tai nạn điện ? Để đề phòng ngừa tai nạn điện ta phải làm gì ?
Tai nan điện xảy ra khi: 
Vô ý chạm vào vật có điện
Vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp, trạm biến áp.
Đến gần dây điện bị đứt chạm mặt đất
 Để đề phòng ngừa tai nạn điện ta phải:
Thực hiện các nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện. 
Thực hiện các nguyên tắc an toàn khi sửa chữa điện. 
Giữ khoảng cách an toàn đường dây cao áp và trạm biến áp. 
Câu 31
Đọc bản vẽ các hình chiếu, sau đó đánh dấu (X) vào bảng sau để chỉ rõ sự tương quan giữa các khối với hình chiếu của chúng.
Hình dạng khối
A
B
C
D
E
H
Hình trụ
Hình hộp
Hình chóp cụt
Hình nón cụt
Hình chỏm cầu
Hình nón
Hình dạng khối
A
B
C
D
E
H
Hình trụ
x
x
Hình hộp
x
Hình chóp cụt
x
Hình nón cụt
x
Hình chỏm cầu
x
Hình nón
Câu 32 Đọc bản vẽ chi tiết sau
R25
25
25
70
104
30
100
120
Người vẽ
 Kiểm tra
Xưởng cơ khí 11
Lõi thép máy biến áp
 Vật liệu Tỉ lệ Bản số
 Thép 1 : 8 01
Yêu cầu kĩ thuật :
-Làm tù cạnh
-Mạ Crôm
Tên gọi chi tiết : Lõi thép máy biến áp
Vật liệu: Thép
Tỉ lệ: 1 :8
Bước 2 Hình biểu diễn.
Tên gọi hình chiếu : Hình chiếu cạnh
Vị trí hình cắt : Hình cắt ở vị trí hình chiếu đứng
Bước 3 : Kích thước.
Kích thước chung của chi tiết : 120, 110, 104
Kích thước các phần của chi tiết : 70, 25, 50, 30
Bước 4: Yêu cầu kỹ thuật.
Gia công : Làm từ cạnh
Sử lý bề mặt : Mạ Crôm
Bước 5: Tổng hợp
Mô tả hình dạng và cấu tạo chi tiết: Lõi thép có hai đầu là hình vuông có các cạnh 104, 100 và bề dầy 25. Phần giữa là hình trụ có đường kích lần lượt là 30, 50. Chiều dài của chi tiết là 120
Công dụng của chi tiết : Dùng để lồng, cuốn dây của MBA
Câu 33: Cho các vật thể A, B, C, D và các bản vẽ hình chiếu 1, 2, 3, 4. Hãy đánh dấu (x) vào bảng để chỉ rõ sự tương quan giữa hình chiếu và vật thể.
A
Vật thể
Hình chiếu
A
B
C
D
1
2
3
4
Câu 34 :(2,5 đ)
A
B
C
D
1
X
2
X
3
X
4
X
5
X
Câu 35 : Cho các vật thể A, B, C, ... H và các hình chiếu. Hãy ghi số tương ứng với các mặt của vật thể vào bảng.
Mặt
Hình chiếu
A
B
C
D
E
F
G
H
Đứng
Bằng
Cạnh
Câu 36: Bánh răng dẫn động có số răng Z1 quay với tốc độ n1(vòng/phút) như trong bảng. Hãy lựa chọn bánh răng có số răng Z2 phù hợp điền vào bảng để bánh răng bị dẫn có các tốc độ n2 như trong bảng và xác định tỉ số truyền i:
n1 (vòng/phút)
Z1 (răng)
n2 (vòng/phút)
Z2(răng)
Tỉ số truyền i
1200
54
400
1200
54
600
Câu 37 Cho vật thể và các kích thước hãy vẽ hình chiếu đứng , hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh
 10
10
10
40
40
40

File đính kèm:

  • docNHAN BIET.doc
Đề thi liên quan