Câu hỏi trắc nghiệm học kì II Lịch sử Lớp 4 - Năm học 2011-2012

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm học kì II Lịch sử Lớp 4 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ
PH ẦN TR ẮC NGHI ỆM:
Câu 1:Trước thế kỷ XVI, Đàng Trong là vùng :
 a) Đất đã khai phá hết, đồng ruộng tốt tươi.
 b) Xóm làng đông đúc.
 c) Đất hoang còn nhiều, dân cư thưa thớt.
 d) Nhân dân làm ăn buôn bán tấp nập.
Câu 2 :Ý nào dưới đây thể hiện các chúa Nguyễn rất quan tâm đến việc khai khẩn đất hoang?
Nông dân, quân lính được phép mang cả gia đình vào phía nam khẩn hoang và được cấp lương thực trong nửa năm, cùng một số công cụ.
Những người khẩn hoang được cấp tiền để đi đường.
Những người khẩn hoang được cấp nhà cửa tại nơi ở mới.
Những người khẩn hoang được cấp xe, ngựa để đi khai hoang .
Câu 3 : Cuối thế kỉ XVI, từ Phú Yên trở vào có những dân tộc nào sinh sống ? 
Người Chăm, người Khơ-me.
Người Chăm, người Khơ-me, các dân tộc Tây Nguyên, người Việt.
NgườI Việt, ngườI Khơ-me.
NgườI các dân tộc Tây Nguyên, ngườI Chăm.
Câu 4 : Cuộc sống của các dân tộc trên đất nước Việt Nam hồI bấy giờ là:
Sống hoà hợp, đoàn kết để chống thiên tai và ách bốc lột.
Nền văn hóa lâu đờI của các dân tộc hòa vào nhau, bổ sung cho nhau.
Tạo nên một nền văn hóa thống nhất và có nhiều bản sắc.
Cả ba ý trên đều đúng .
Câu 5 : Cuộc khẩn hoang Đàng Trong có tác dụng thế nào đối với sự phát triển đất nước?
Ruộng đất được khai phá.
Xóm làng được hình thành.
Tình đoàn kết giữa các dân tộc trên đất nước ta ngày càng bền chặt.
Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 6: Phố Hiến là nơi buôn bán tấp nập vì :
Bấy giờ Phố Hiến có 2000 nóc nhà.
Có người Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Pháp đến ở.
Là nơi buôn bán tấp nập với các thứ hàng hóa.
Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 7 : Hội An là thành phố cảng đẹp nhất ở Đàng Trong vì :
Các nhà buôn Nhật Bản và dân địa phương đã xây dựng phố xá, nhà cửa ở Hội An.
Hải cảng đẹp, kín gió.
Thương nhân các nước thường lui tới đây buôn bán, trao đổi hàng hóa.
Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 8 : Hãy cho biết địa danh nào dưới đây được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới ngày 5-12-1999 ?
Thăng Long c) Phố Hiến
Hội An d) Thị Nại.
Câu 9 : Căn cứ dựng cờ khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn ở vùng Tây Sơn thượng đạo, nay thuộc địa danh nào dưới đây?
Kon Tum – Gia Lai.
An Khê – Gia Lai.
Trà Bồng - Quảng Ngãi.
Quy Nhơn - Bình Định.
C âu 10 : Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, làm chủ toàn bộ vùng đất Đàng Trong, Nguyễn Huệ quyết định : 
Tiến quân ra Phú Xuân (Huế).
Tiến quân ra Nghệ An, xây dựng kinh đô ở đây.
Tiến quân vào Nam, xây dựng chính quyền riêng cho vững mạnh.
Tiến quân ra Bắc, xây dựng họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
Câu 11 : Thái độ của quan tướng họ Trịnh khi nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long ;
Chúa Trịnh Khải đứng ngồi không yên.
Quan tướng họ Trịnh sợ hãi, lo cất giấu của cảI,đưa vợ con đi trốn.
Trịnh KhảI tức tốc triệu tập quần thần bàn kế giữ thành.
Tất cả 3 ý trên.
Câu 12 : Sau khi tiêu diệt họ Trịnh, Nguyễn Huệ đã tiến hành:
Giao quyền cai trị Đàng Ngoài cho vua Lê, mở đầu việc thống nhất đất nước.
Giành quyền cai trị Đàng Ngoài.
Cùng vớI vua Lê cai trị Đàng Ngoài.
Cùng vớI vua Lê cai trị Đàng ngoài và một mình cai trị Đàng Trong.
Câu 13 : Biết tin Nguyễn Huệ đưa quân ra Bắc đánh quân Thanh, Tướng Tôn Sĩ Nghị có thái độ như thế nào ?
Rất sợ hãi lo lắng.
Bàn mưu tính kế để đánh lại.
Tỏ ý ngạo mạn, khinh thường.
Chuẩn bị mọi mặt để sẵn sảng ứng phó.
Câu 14 : Hàng năm, đến ngày mồng 5 Tết, ở Gò Đống Đa, Hà Nội diễn ra lễ hội nào ?
Kỉ niệm quân Tây Sơn tiêu diệt quân Trịnh.
Giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh.
Kỉ niệm ngày Quang Trung chiến thắng ở trận Ngọc Hồi.
Kỉ niệm ngày Quang Trung chiến thắng ở trận Hà Hồi.
Câu 15 : Sau khi đánh đuổI quân Thanh xâm lược , việc đầu tiên vua Quang Trung làm là :
Ban hành nhiều chính sách về kinh tế và văn hóa.
Ban hành nhiều chính sách về quân sự.
Cho soạn thảo một bộ luật mới.
Tiến hành phân định biên giớI lãnh thổ vớicác quốc gia láng giềng.
Câu 16: Ý nào là nộI dung và tác dụng của “ Chiếu khuyến nông” của vua Quang Trung ?
Lệnh cho dân đã bỏ làng quê phảI trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang
Sau vài năm, mùa màng trở lạI tốt tươi, làng xóm thanh bình.
Kinh tế đất nước phát triển .
Cả 3 ý trên đều đúng .
Câu 17 : Nhằm đẩy mạnh buôn bán trong nước, vua Quang Trung đã tiến hành những biện pháp :
Cho đúc tiền đồng mới.
Yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới, cho dân hai nước tự do trao đổi hàng hóa.
Cho mở cửa biển để thuyền buôn bán nước ngoài ra vào buôn bán.
Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 18 : Quang Trung có những biện pháp gì về văn hóa, giáo dục ?
Cho dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm.
Coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia.
Chữ Nôm được dùng trong thi cử và nhiều sắc lệnh của nhà nước.
Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 19 : Câu nói “Xây dựng đất nước, lấy việc học làm đầu là của :
Lý Thường Kiệt c) Quang Trung
Ngô Sĩ Liên d) Nguyễn Trãi
Câu 20 : Vua Quang Trung mất năm :
1802 c) 1798
1792 d)1794
Câu 21 : Nhà Nguyễn được thành lập trong hoàn cảnh : 
Vua Quang Trung mất, triều đại Tây Sơn suy yếu dần.
Lợi dụng thời cơ đó, Nguyễn Ánh huy động lưc lượng tấn công nhà Tây Sơn.
Triều Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Nguyễn.
Tất cả 3 ý trên 
Câu 22 : Nguyễn Ánh lấy niên hiệu nào ?
Hiệp Hòa. c) Gia Long 
Kiến Phúc d) Đồng Khánh
Câu 23 : Nhà Nguyễn đóng đô ở :
Thăng Long ( Hà Nội )
Trung Đô ( Nghệ An )
Phú Xuân ( Huế )
Quy Nhơn ( Bình Định )
Câu 24 : Để xây dựng kinh thành Huế, nhà Nguyễn đã huy động :
Hàng trăm người. c) Hàng chục vạn người
Hàng chục nghìn người. d) Hàng triệu người.
Câu 25 : Kinh thành Huế được xây dựng bằng nguyên vật liệu nào ?
Các loại đá, vôi, gỗ, gạch, ngói.
Chỉ có các loại đá.
Sắt thép, si măng.
Đất sét, gạch đá.
Câu 26 : Việc xây dựng kinh thành Huế phải mất bao nhiêu thời gian ?
3 năm. c) 5 năm.
10 năm . d) Mấy chục năm.
Câu 27 : Ngoài cung điện các vua Nguyễn còn cho xây dựng các công trình gì ?
Lăng tẩm.
Các lâu đài xung quanh có các hào sâu.
Các khu vườn sinh thái nuôi đủ các loài thú dữ.
Xây nhiều chùa chiền và nhiều nhà thờ.
Câu 28 : Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm :
1990 c) 1995
1993 d) 1997
PH ẦN TỰ LUẬN :
C âu 1: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã diễn ra như thế nào ?
 Trước thế kỉ XVI, từ sông Gianh vào phía nam, đất hoang còn nhiều, xóm làng và dân cư thưa thớt. Những ngườI nông dân nghèo khổ ở phía bắc đã di cư vào phía nam cùng nhân dân địa phương khai phá làm ăn. Từ cuốI thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn đã chiêu mộ dân nghèo và bắt tù binh tiến dần vào phía nam khẩn hoang lập làng.
Câu 2 : Năm 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì?
 Năm 1786, sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, làm chủ toàn bộ vùng đất Đàng Trong, Nguyễn Huệ quyết định tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
Câu 3 : Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào:
 Vua Quang Trung mất, triều đại Tây Sơn yếu dần. lợI dụng thời cơ đó, Nguyễn Ánh huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Triều Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Nguyễn.
Câu 4 : Hãy kể lại những chính sách về kinh tế và văn hóa, giáo dục của vua Quang Trung ?
 Vua Quang Trung đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế và văn hoá của đất nước. Tiêu biểu là “ Chiếu khuyến nông”, “ Chiếu lập học”, và đề cao chữ Nôm.

File đính kèm:

  • docTRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ.doc