Câu hỏi trắc nghiệm cuối học kì II Khoa học Lớp 4

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm cuối học kì II Khoa học Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 51 NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (TIẾP THEO)
Câu 17: Nước và các chất lỏng khác sẽ như thế nào khi nóng lên, khi lạnh đi.
a. Nở ra
b. Co lại
c. Nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
d. Co lại khi nóng lên và nở ra khi lạnh đi
Câu 18: Chạm tay vào vật lấy từ tủ lạnh ra, tay ta thấy mát lạnh. Đó là vì:
a. Nhiệt lạnh từ vật đã truyền vào tay ta làm ta thấy lạnh
b. Có sự truyền nhiệt từ tay ta sang vật nên tay ta cảm thấy lạnh
c. Nhiệt lạnh từ vật truyền tới tay ta làm mất bớt nhiệt nóng ở tay ta, vì vậy ta thấy lạnh
d. Nhiệt lạnh từ vật truyền tới tay ta đồng thời nhiệt nóng từ tay ta truyền tới vật, vì vậy tay ta thấy lạnh
BÀI 52 VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT
Câu 19: Vật dẫn nhiệt tốt gồm những vật nào?
a. Đồng, nhôm, chì, cao su
b. Nhôm, chì, nhựa, đồng
c. Nhôm, đồng, sắt, chì
d. Nhôm, gỗ, đồng, chì
Câu 20: Cho vào cốc nước nóng một thìa bằng kim loại và một thìa bằng nhựa, một lúc sau em thấy thìa nào nóng hơn?
a.Thìa bằng nhựa nóng hơn
b.Thìa bằng kim loại nóng hơn
c.Cả hai thìa đều nóng như nhau
d.Cả hai thìa đều không nóng
BÀI 53 CÁC NGUỒN NHIỆT
Câu 21: Vật nào không phải là nguồn tỏa nhiệt ?
a. Mặt trời
b. Bóng đèn đang sáng
c. Bếp điện, lò sưởi
d. Ga, củi, than bị cháy hết
Câu 22: Những việc nên làm để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày?
a. Không để lửa quá to, theo dõi khi đun nước, không để nước sôi đến cạn.
b. Tắt điện bếp khi không dùng.
c. Đậy kín phích giữ cho nước nóng
d.Tất cả các ý trên
BÀI 54 NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG
Câu 23: Loài cây, con vật có thể sống được ở xứ lạnh:
a.Cây thông, gấu Bắc cực
b. Cây thông, lạc đà.
c. Xương rồng, chim cánh cụt.
d. Cây bạch đàn, gấu Bắc cực.
Câu 24: Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?
a. Gió sẽ ngừng thổi, Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá
b. Nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa
c. Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống
d. Tất cả các ý trên
BÀI 55-56 ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Câu 25: Âm thanh truyền được qua các chất nào dưới đây?
a. Chất lỏng
b. Chất rắn
c. Chất khí
d. Tất cả các ý trên
Câu 26: Thành phần trong không khí quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người là:
a. Khí các-bô-níc
b. Khí ô-xi
c. Khí ni-tơ
d. Hơi nước
BÀI 57 THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG
Câu 27: Để sống và phát triển bình thường, thực vật cần?
a. Có đủ nước, ánh sáng và không khí.
b. Có đủ nước, ánh sáng, chất khoáng và không khí.
c. Có đủ nước, ánh sáng và chất khoáng.
d. Có đủ không khí.
BÀI 58 NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT
Câu 28: Nhu cầu nước của thực vật khác nhau như thế nào?
a. Mỗi loài cây có nhu cầu nước khác nhau.
b. Cùng một loại cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau.
c. Thời tiết thay đổi nhu cầu nước cũng thay đổi
d. Tất cả các ý trên
Câu 29: Cây lúa cần nhiều nước vào giai đoạn nào?
a. Mới cấy
b. Đẻ nhánh
c. Làm đòng
d. Chín
BÀI 59: NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT
Câu 30: Trong quá trình sống, nếu không được cung cấp đủ chất khoáng, cây sẽ:
a. Không ra hoa kết quả.
b. Phát triển nhưng không tốt.
c. Phát triển kém, không ra hoa kết quả nếu có thì năng suất thấp.
d. Phát triển và ra quả bình thường.
Câu 31 : Lúa, ngô, cà chua cần nhiều:
a. ni-tơ
b. phốt-pho
c. ka-li
d. Tất cả các ý trên
BÀI 60 NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT
Câu 32: Ý kiến nào sau đây là không đúng về thực vật?
a. Thực vật lấy khí các-bô-níc và thải ô-xi trong quá trình quang hợp.
b. Thực vật cần ô-xi để thực hiện quá trình hô hấp.
c. Hô hấp ở thực vật chỉ xảy ra vào ban ngày.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 33: Tại sao không nên để nhiều hoa, cây cảnh trong phòng ngủ?
a. Vì hoa tươi tỏa ra mùi hương làm ta mất ngủ.
b. Vì hoa, cây cảnh sẽ hút hết lượng khí khí ô-xi, thải ra khí các-bô-níc làm không khí ngột ngạt và ta sẽ bị mệt.
c. Vì cây hấp thụ khí các-bô-níc và thải ra khí ô-xi
d. Tất cả các ý trên.
BÀI 61 – TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT
Câu 34: Trong quá trình hô hấp, thực vật hấp thụ khí nào và thải ra khí nào ?
a. Hấp thụ khí các-bô-níc và thải ra khí ô-xi.
b. Hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc.
c. Hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí ni-tơ.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 35: Thực vật dùng năng lượng ánh sáng mặt trời để làm gì?
a. Trao đổi chất
b. Hô hấp
c. Quang hợp
d. Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ
BÀI 62 ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG? 
Câu 36: Để sống và phát triển bình thường, động vật cần?
a. Có đủ nước, ánh sáng và không khí.
b.Có đủ nước, ánh sáng, thức ăn và không khí.
c. Có đủ nước, ánh sáng và thức ăn.
d. Có đủ không khí.
Câu 37 : Động vật cần có ánh sáng để làm gì ?
a. Di chuyển, tìm thức ăn, nước uống, tránh kẻ thù. 
b. Thấy được các vật khác. 
c. Có thức ăn, sưởi ấm, sức khỏe.
d. Tất cả các ý trên
BÀI 63 ĐỘNG VẬT ĂN GÌ ĐỂ SỐNG ?
Câu 38: Trong các con vật dưới đây, con vật nào ăn thực vật?
a. Hổ
b. Báo 
c. Chó sói
d. Hươu
Câu 40: Một số động vật ăn tạp là:
a. Hổ, cá mập, rắn.
b. Nai, chim gõ kiến, hươu.
c. Cá, chuột, gà.
d. Gấu, hổ, cáo
BÀI 64 – TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT
Câu 41: Trong quá trình sống, động vậy hấp thụ vào cơ thể những gì?
a. Khí ô-xi
b. Nước
c. Các chất hữu cơ có trong thức ăn
d. Tất cả các ý trên
Câu 42: Trong quá trình sống, động vật thải ra những gì?
a. Khí các-bô-níc
b. Nước tiểu
c. Các chất thải
d. Tất cả các ý trên
BÀI 65 – QUAN HỆ THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
Câu 43: Thức ăn của cây ngô là gì?
a. Nước
b. Các chất khoáng
c. Khí các-bô-níc, ánh sáng
d. Tất cả các ý trên
Câu 43: Sơ đồ nào thể hiện thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa lá ngô, châu chấu và ếch.
a. Cây ngô Châu chấu Ếch
b. Ếch Châu chấu Cây ngô
c. Ếch Cây ngô Châu chấu 
d. Châu chấu Ếch Cây ngô
BÀI 66 – CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
Câu 44: Các chuỗi thức ăn trong tự nhiên thường bắt đầu từ đâu?
a. Từ động vật
b. Từ thực vật
c. Từ nước
d. Từ các chất khoáng
Câu 45: “Thức ăn” của cỏ trong bãi chăn thả bò là gì?
a. Phân bò
b. Vi khuẩn
c. Chất khoáng(được tạo thành do vi khuẩn phân hủy phân bò)
d. Nước
BÀI 67 – 68 – ÔN TẬP : THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
Câu 46: Sinh vật nào dưới đây có khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ?
a. Con người
b. Động vật
c. Thực vật
d. Tất cả các ý trên
Câu 47: Chuột đồng không phải là thức ăn của động vật nào dưới đây?
a. Gà
b. Cú mèo
c. Rắn hổ mang
d. Đại bàng
BÀI 69 – 70 – ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
Câu 48: Vì sao khi trời rét, đặt tay vào một vật bằng đồng ta thấy lạnh hơn so với đặt tay vào vật bằng gỗ?
a. Vật bằng đồng có nhiệt độ thấp hơn vật bằng gỗ
b. Đồng tỏa nhiệt lạnh cho tay ta nhiều hơn gỗ
c. Đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên nhiệt từ tay ta truyền cho đồng nhiều hơn truyền cho gỗ. 
d. Đồng có chất lạnh gỗ không có chất lạnh nên chạm tay vào vật bằng đồng khi trời rét ta có cảm giác lạnh hơn.
Câu 49: Bộ phận nào của cây có khả năng hấp thụ các chất khoáng cần cho cây và thải ra các chất khoáng khác?
a. Lá
b. Thân
c . Rễ
d. Cành

File đính kèm:

  • docCau hoi trac nghiem cuoi ki II.doc