Câu hỏi ôn Thi môn Lí 6

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn Thi môn Lí 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên giáo viên : Lê Thanh Thảo . 
Điện thoại liên hệ : 6515492.
Đơn vị đang công tác : Trường THCS Trần Phú.
Huyện : Vạn Ninh.
Ngân hàng đề tham dự thi môn : Vật lý .
Thuộc khối lớp : 6.
Năm tốt nghiệp : 1999.
Năm tham gia giảng dạy :2000.
Môn đang dạy : Vật lý . 
Nội dung các câu hỏi
 Chương I
Câu 1: Một học sinh dùng thước có độ chia nhỏ nhất là 1cm để đo chiều dài bàn học.Trong các cách ghi kết quả dưới đây , cách ghi nào là đúng ?
A.1,20m
B.1,2m
C.1,200m
D.120,0cm
Câu 2: Trên một bao xi măng có ghi 50kg. Số đó cho biết:
A.Trọng lượng của bao xi măng.
B.Trọng lượng của xi măng trong bao.
C.Khối lượng của bao xi măng.
D.Khối lượng của xi măng trong bao.
Câu 3: Một vật có khối lượng 1000g thì có trọng lượng là:
A.1000N
B.100N
C.1N
D.10N
Câu 4: Quả bóng đập vào gốc cây , bật ra. Lực mà gốc cây tác dụng lên quả bóng
A.chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
B.vừa làm quả bóng biến dạng , vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
C.chỉ làm quả bóng bị đổi hướng chuyển động.
D.chỉ làm quả bóng biến dạng.
Câu 5: Lực đàn hồi xuất hiện khi nào ?
A.Khi lò xo bị kéo dãn ra cũng như khi lò xo bị nén ngắn lại.
B.Ngay cả khi lò xo không bị kéo dãn hoặc nén lại.
C. Chỉ khi lò xo bị nén ngắn lại.
D. Chỉ khi lò xo bị kéo dãn ra. 
Câu 6 : Một bạn dùng thước dây có ĐCNN là 1cm để đo chiều dài lớp học.Cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng?
A.8,5m 
B.85dm 
C.850cm 
D.8500mm
Câu 7 :Trong một bình chia độ có ĐCNN 1cm3, chứa 42cm3 nước . Khi thả một hòn sỏi vào bình , mực nước trong bình dâng lên đến vạch 65 cm3. Hỏi kết quả nào ghi dưới đây là đúng?
A.65cm3 
B.42cm3 
C.107cm3 
D.23cm3	
Câu 8 :Người ta đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN là 0,5cm3 , hãy chỉ ra cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng?
A.70,2cm3 
B.70,5cm3 
C.70,50cm3 
D.70cm3
Câu 9: Để đo khối lượng của 0,5 lít nước , người ta dùng dụng cụ nào?
A.Ca đong. 
B.Bình chia độ. 
C.Cân tạ. 
D.Cân Rô-béc-van.
Câu 10 : Khi dùng cân Rô-béc-van để cân khối lượng thì khối lượng của vật cần cân là
A.số chỉ của kim của cân.
B.tổng số khối lượng các quả cân trong hộp quả cân.
C.tổng số khối lượng các quả cân đặt lên đĩa cân với số chỉ của con mã.
D.hiệu số khối lượng các quả cân trong hộp quả cân và các quả cân trên đĩa cân.
Câu 11:Dùng hai tay kéo hai đầu dây cao su về hai phía,dây cao su đứng yên. Trong trường hợp này hai lực nào là hai lực cân bằng?
Lực của tay phải kéo dây cao su và lực của dây cao su kéo tay phải.
Lực của tay trái kéo dây cao su và lực của dây cao su kéo tay trái.
Lực của tay phải kéo tay trái và lực của tay trái kéo tay phải.
Lực của tay phải kéo dây cao su và lực của tay trái kéo dây cao su.
Câu 12 :Buộc đầu trên một sợi dây cao su lên giá đỡ, treo vào đầu dưới dây một quả cân. Căn cứ vào dấu hiệu nào dưới đây để biết được quả cân đã tác dụng vào dây cao su một lực?
A.Dây cao su đứng yên. 
B.Quả cân đứng yên. 
C.Dây cao su bị quả cân kéo dãn ra. 
D.Dây cao su giữ quả cân không rơi.
Câu 13 :Đơn vị đo khối lượng riêng là :
A.kg
B.N
C.kg/m3
D.N/m3
Câu 14 :Để kéo trực tiếp một ống bê tông có khối lượng 180 kg lên theo phương thẳng đứng, cần phải có ít nhất bao nhiêu người ? Biết rằng lực kéo trung bình của mỗi người là 450 N.
A.1 người
B.2 người
C.3 người
D.4 người
Câu 15 : Máy cơ đơn giản nào dưới đây không thể làm thay đổi cả độ lớn và hướng của lực ?
A.Mặt phẳng nghiêng.
B.Đòn bẩy.
C.Ròng rọc cố định.
D.Ròng rọc động.
 Chương II
Câu 1: Hiện tượng nào dưới đây xảy ra khi làm lạnh một vật rắn ?
A.Khối lượng riêng của vật giảm.
B.Trọng lượng riêng của vật tăng.
C.Khối lượng của vật tăng , trọng lượng của vật giảm.
D.Thể tích của vật tăng.
Câu 2 : Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều nào sau đây là đúng ?
A.Rắn , khí , lỏng.
B.Khí , rắn , lỏng.
C.Rắn , lỏng , khí.
D.Lỏng , khí , rắn.
Câu 3: Tại sao khi đặt đường ray xe lửa , người ta phải để một khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa hai thanh ray ?
A.Vì để tạo nên âm thanh đặc biệt.
B.Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.
C.Vì khi nhiệt độ tăng, thanh ray có thể dài ra.
D.Vì chiều dài của thanh ray không đủ.
Câu 4: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy ?
A.Để một cục nước đá ngoài trời nắng.
B.Đốt một ngọn nến.
C.Đốt một ngọn đèn dầu.
D.Đúc một cái chuông đồng.
Câu 5: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự ngưng tụ ?
A.Lượng nước để trong chai đậy kín không bị giảm.
B.Hơi nước gặp lạnh đọng lại thành những giọt nước.
C.Sương đọng trên lá cây.
D.Nước ở hồ , ao , sông ngòi bị cạn dần.
Câu 6 : Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng nào dưới đây ?
A.Chất rắn nở ra khi nóng lên.
B.Chất rắn co lại khi lạnh đi.
C.Các chất rắn khác nhau co giãn vì nhiệt khác nhau.
D.Các chất rắn , lỏng, khí co giãn vì nhiệt khác nhau.
Câu 7: Để đo nhiệt độ của nước sôi có thể dùng nhiệt kế nào dưới đây ?
A.Nhiệt kế rượu.
B.Nhiệt kế y tế.
C.Nhiệt kế thủy ngân.
D.Cả ba nhiệt kế trên đều không dùng được.
Câu 8 : Khi đun nóng một lượng chất lỏng đựng trong bình thủy tinh thì
A.khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
B.khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
C.khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.
D.khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm , rồi sau đó mới tăng.
Câu 9 : Đặc điểm nào sau đây không phải là của sự bay hơi ?
A.Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
B.Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
C.Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định đối với từng chất lỏng.
D.Xảy ra đối với mọi chất lỏng.
Câu 10:Người ta thường dùng sắt , thép chứ không dùng các kim loại khác để đúc bê tông vì
A.sắt thép cứng.
B.sắt thép rẻ tiền.
C.sắt thép bền.
D.sắt thép và bê tông có độ giãn nở vì nhiệt giống nhau.
Câu 11 : Câu phát biểu nào sau đây không đúng?
A.Các chất khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
B.Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
C.Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
D.Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Câu 12 : Chọn câu đúng. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng :
A.chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ .
B.chỉ phụ thuộc vào gió.
C.chỉ phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
D.phụ thuộc vào cả ba yếu tố trên.
Câu 13: Khi phơi quần áo, để quần áo khô nhanh ta cần tới những yếu tố nào ?
A.Chỉ cần nhiệt độ cao và gió mạnh.
B.Chỉ cần nhiệt độ cao và diện tích mặt thoáng của quần áo lớn.
C.Chỉ cần gió mạnh và diên tích mặt thoáng của quần áo lớn.
D.Nhiệt độ cao , gió mạnh và diện tích mặt thoáng của quần áo lớn.
Câu 14: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
A.Phần lớn các chất nóng chảy ( hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định.
B.Tất cả các chất khi đông đặc đều giảm thể tích.
C.Các chất khác nhau , có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
D.Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng bắt đầu đông đặc ở nhiệt độ đó.
Câu 15 :Xe đạp để ngoài trời nắng gắt thường bị nổ lốp vì:
A.Săm ,lốp giãn nở không đều.
B.Vành xe nóng lên , nở ra , nén vào làm lốp nổ.
C.Không khí trong săm nở quá mức cho phép làm nổ.
D.Cả ba nguyên nhân trên.
NỘI DUNG ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Mỗi câu đúng 0,5đ
Chương I
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu7
Câu8
Câu9
Câu10
Câu11
Câu12
Câu13
Câu14
Câu15
A
D
D
B
A
C
D
B
D
C
D
C
C
D
C
Chương II
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu7
Câu8
Câu9
Câu10
Câu11
Câu12
Câu13
Câu14
Câu15
B
C
C
C
D
C
C
B
C
D
A
D
D
B
C

File đính kèm:

  • docLy 6.doc
Đề thi liên quan