Câu hỏi kiểm tra luyện thi vào 10

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1823 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi kiểm tra luyện thi vào 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Câu hỏi kiểm tra luyện thi vào10
Câu 1: Giới thiệu tác giả và tác phẩm truyện Kiều. Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của tác phảm đó?
Câu 2: a.Chép theo trí nhớ 12 câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều”
b. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào trong đoạn trích đó? nêu cụ thể và phân tích cách sử dụng nghệ thuật đó?
c. Vẻ đẹp của của TK được NDu miêu tả như thế nào qua đoạn trích?
Câu 3: Em có nhận xét gì? về nghệ thuật miêu tả TK và TV của NDu? Cách miêu tả ấy đã dự báo số phận của 2 nhân vật như thế nào?
Câu 4: a.Tóm tắt đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” bằng một đoạn văn ngắn
b. 8 câu thơ cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, NDu dã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của nghệ thuật đó?
c. Tâm trạng của TK trong là tâm trạng gì? được miêu tả như thế nào? 
Câu 5: Chép 4 câu đầu doạn trích “cảnh ngày xuân”. Phân tích bức tranh thiên nhiên sinh động ấy.
Câu 6: Cho câu thơ sau: “ Hỏi tên rằng: “Mã Giám Sinh”
a. Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo
b. Đoạn thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào? Hãy cho biết vị trí của đoạn trích?
c. Phân tích đoạn thơ vừa chép bằng một đoạn văn có cách trình bày T- P-H và độ dài từ 5-> 7 câu, làm rõ bản chất của họ Mã
Câu 7: Nhận xét về bản chất của MGSinh trong đoạn trích trong đoạn trích “MGSinh mua Kiều” có ý kiến cho rằng: “về bản chất. MGS là điển hình của bản chất con buôn lưu manh với dặc tính giả dối, bất nhân vì tiền”
a. Hãy chép lại những câu thơ làm rõ bản chất con buôn của MGS
b. Viết một đoạn văn có độ dài từ 7 -> 10 câu theo cách diễn dịch để làm rõ lời nhận xét về MGSinh
Câu 8: Cho câu văn sau: “Đoạn “TK bóa ân báo oán” một lần nữa đã làm ngời lên tấm lòng vị tha, nhân hậu của người con gái họ Vương”
 Viết tiếp câu văn trên để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp.
Câu 9: Nhận xét về số phận người phụ nữ trong XHPK, NDu dã xót xa:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Bằng các tác phẩm đã học “Chuyện người con gái Nam Xương” của NDữ và “Truyện Kiều” của NDu, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
Câu 10: Bàn về giá trị hiện thực và tố cáo của truyện Kiều, Đặng Thai Mai viết: “Truyện Kiều là bản cáo trạng bằng thơ, bằng hình tượng nghệ thuật, để bộc lộ tất cả cái thối tha của chế độ PK đang sa đọa trên con đường tan rã” ( Đặc sắc của VH cổ điển VN qua nội dung truyện Kiều- tập san đại học SPhạm số 3 tháng 8-1995). Bằng những hiểu biết của em về truyện Kiều, hãy chứng minh nhận định trên.
Câu 11: Nhân vật Thúy Kiều là người phụ nữ có phẩm chất vô cùng cao đẹp nhưng số phận lại đầy đau thương, bất hạnh. Hãy làm rõ điều đó qua các đoạn trích đoạn: “Chị em TK, MGS mua Kiều, Kiều ở lầu NGưng Bích, Kiều báo ân báo oán”
 


Gợi ý các câu hỏi
Câu 2:
b. Các biện pháp nghệ thuật:
- Ước lệ: “Thu thủy, xuân sơn...” có thể hiểu là mượn hình ảnh thiên nhiên để ca ngợi vẻ đẹp của Kiều
- ẩn dụ: “Làn thu thủy, nét xuân sơn”-> Vế so sánh là đôi mắt và đôi lông mày dược ẩn đi chỉ xuất hiện vế được so sánh là “Làn thu thủy nét xuân sơn”
- nhân hóa: “Hoa ghen, liễu hờn”-> Vẻ đẹp của TK làm cho tạo hóa phải ghen, phải đố kị
=> Tác dụng:
c. Trong đoạn trích, có 12 câu thơ miêu tả vẻ đẹp của TK so với TV, ND đã viết về TK sâu sắc hơn, tâm huyết hơn thể hiện trên các bình diện:
- Về nhan sắc: một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà. Kiều có đôi mắt trong như làn nước mùa thu, lông mày xinh tươi nhe vẻ núi mùa xuân, vẻ đẹp lộng lẫy này khiến cho hoa liễu phải hờn ghen, nước nghiêng thành đổ. Đẹp như thế là tuyệt thế giai nhân, khó có ai sánh bằng.
- Về tài hoa: Có sắc, TK còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. Nàng có tài làm thơ, đánh đàn, vẽ.. tài nào cũng tuyệt siêu
- Về phẩm chất thông minh trời phú
-> Với tài năng đa dạng như thế cộng với sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, TK có vẻ đẹp toàn diện.
Câu 9: Gợi ý: - Vũ Nương: 
+ Nàng là nạn nhân của chế độ PK nam quyền đầy bất công đối với phụ nữ
+ Cuộc hôn nhân của VNương với TSinh có phần không bình đẳng (TSinh xin mẹ mang một trăm lạng vàng cưới VNương về làm vợ); Sự phân biệt giữa giàu và nghèo khiến VN luôn sống trong mặc cảm “Thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu: và cũng là cái thế để TSinh đối xử với vợ một cách vữ phu, thô bạo và gia trưởng
+ Chỉ vì lời nói của đứa con trẻ thơ ngay mà TS inh tin nen đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc, đánh đuổi VNương di, không cho nàng thanh minh. VNương buộc phải tìm đên cái chết để tự minh oan cho mình
+ Cái chết đầy oan ức của VNương cũng không hề làm cho lương tâm TSinh day dứt. Anh ta coi việc đã rồi và coi mình hoàn toàn vô can
- Nàng Kiều:
+ Nàng là người con gái có sắc có tài, có phẩm chất đẹp, song lại phải chụi bao nhiêu điều cay đắng.
+ Là nạn nhân của XH đồng tiền đen bạc
+ Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa trong gia đình Kiều
Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc haị chẳng qua vì tiền
+ Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phảo bán mình cho MGS, một tên buôn thịt bán người, dể trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè mặc cả, ngã giá...
+ Cũng vì món lợi là đồng tiền mà MGS và Tú Bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, cay đắng suốt 15 năm lưu lạc, phải “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”
+ Kiều còn bị XH có quyền có thế đạy đọa: Hoạn Thư bắt về làm con tôi trong nhà; bị Hồ Tôn Hiến lừa và làm nhục...
=> TK phải tìm đến cái chết để giải mọi nỗi oan ức, để giải thoát cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt của mình.
 

File đính kèm:

  • docCau hoi kiem tra luyen thi ngu van vao 10.doc
Đề thi liên quan