Cảm nhận văn học: đầu súng trăng treo

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cảm nhận văn học: đầu súng trăng treo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cảm nhận văn học

ĐẦU SÚNG TRĂNG TREO

Trăng đêm nay vằng vặc tràn vào hiên nhà. Ánh trang mát lạnh, tươi tắn. Tôi cảm nhận đó là ánh trăng của hòa bình, tràn đầy hạnh phúc. Lục tìm trong trí nhớ chợt bắt gặp hai câu thơ của nhà thơ Nguyễn Duy :
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
Và tôi đã giật mình. Giật mình nhớ lại một vầng trăng nào đó đã khắc sâu vào tâm khảm từ ngày còn ngồi ghế trường làng. Phải rồi! Vầng trăng trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Vầng trăng ấy mới nên thơ, chân thực và mới lạ làm sao: đầu súng trăng treo.
Đêm. Đâu phải là đêm thanh gió mát mà là đêm đầy sương muối của khí hậu khắc nghiệt vùng Tây Bắc. Bức tranh đêm hiện hữu ba hình ảnh: người lính, khẩu súng và vầng trăng. Vậy mà các anh đâu có rời xa tay súng, đâu rời xa từng tấc đất của quê hương. Các anh đang giữ lại từng chút hồn dân tộc. Tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn ấm áp giúp các anh vượt lên trên những vất vả, khó khăn, chiến thắng sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Các anh là những người làm nên đất nước. Vậy là nồng súng hướng lên trời đêm bàng bạc ánh trăng. 
Cảm giác gần gũi, quý mến và trân trọng lạ thường. Các anh đang mở rộng lòng mình để đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời. Trong một khoảnh khắc thăng hoa của tâm hồn và niềm lạc quan phơi phới, các anh đã tạc nên một vẻ đẹp lạ kì trong văn học – vầng trăng treo trên nồng súng.
Không phải vô tình hay ngẫu nhiên mà nhà thơ Chính Hữu đã chọn hai hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng ấy đưa vào thơ: trăng và súng. Chiến sĩ và thi sĩ. Gần và xa. Thực tại và mơ mộng. Những hình ảnh tưởng chừng đối lập ấy lại bổ sung, dung hòa với nhau tạo nên sự cân đối tuyệt vời. Chiến đấu nhất định sẽ thắng. Cách mạng nhất định sẽ thành công. Vầng trăng của hòa bình, của niềm tin hi vọng đang chờ phía trước.
Nhịp thơ có vẻ chênh vênh lơ lửng trong cái bát ngát mênh mông của không trung. Thi sĩ khéo chọn nhịp thơ để khắc họa sự hòa quyện giữa trăng và súng, không buộc chặt cố định, vầng trăng xà xuống khi tâm hồn người chiến sĩ rộng mở giao hòa với thiên nhiên, và thế là vầng trăng treo trên nồng súng.
Những cánh đồng phì nhiêu màu mở, những công trình mới mọc lên, những nhà máy đang miệt mài sản xuất, lớp lớp em thơ cắp sách đến trường…và cả vầng trăng vằng vặc đêm nay biết ơn các anh – những người đã làm nên đất nước – những anh lính bộ đội Cụ Hồ./.

(Nguyễn Văn Quốc
Giáo viên trường THCS An Linh,
Huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương)

File đính kèm:

  • docCAM NHAN.doc
Đề thi liên quan