Các bài tập về Cảm thụ văn học Lớp 5

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các bài tập về Cảm thụ văn học Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC BÀI TẬP VỀ CẢM THỤ VĂN HỌC
VD1. Cho đoạn văn sau:
Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.
Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai ?
Giải nghĩa các từ tân kì, vương quốc.
Từ lụp xụp có thể thay thế cho từ lúp xúp trong đoạn văn trên được không ? Tại sao?
Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả những cây nấm rừng ? Nêu rõ tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó.
(Trích đề kiểm tra tuyển sinh vào lớp 6, trường Hà Nội – Amsterdam, năm 2008)
VD2. Cho đoạn thơ:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của 
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nước chúng ta,
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong 
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
Đoạn thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam? 
(Học sinh trả lời ngắn gọn trong một đoạn văn không quá 10 câu)
(Trích đề kiểm tra tuyển sinh vào lớp 6, trường Hà Nội – Amsterdam, năm 2007)
VD3. Cho bài thơ sau:
 Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
 Ước gì em hóa thành mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
(Thanh Hào, 1961)
Đọc bài thơ, em cảm nhận được những gì về tình cảm của người con đối với mẹ và hình ảnh người mẹ trong lao động? Câu Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày gợi cho em nhớ tới những câu thơ nào trong bài Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa trong đó cũng có hình ảnh người mẹ. (Chú ý: Học sinh trả lời ngắn gọn trong một đoạn văn không quá 10 câu)
(Trích đề kiểm tra tuyển sinh vào lớp 6, trường Hà Nội – Amsterdam, năm 2006)
VD4. Đọc khổ thơ dưới đây rồi trả lời câu hỏi:
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời
 Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày
Bốn câu thơ trên trích trong bài thơ nào, do ai sáng tác?
Biện pháp nghệ thuật nhân hóa được thể hiện trong từ ngữ nào?
Theo em tác giả muốn nói đến điều gì qua hai câu thơ đầu?
(Trích đề kiểm tra tuyển sinh vào lớp 6, trường Hà Nội – Amsterdam, năm 2005)
Đáp án
VD1:
Bài Kì diệu rừng xanh của tác giả Nguyễn Phan Hách.
Tân kì: mới lạ (tân: mới, kì: lạ)
Vương quốc: đất nước có vua cai trị (vương: vua; quốc: nước)
Từ lụp xụp không thay thế được từ lúp xúp trong đoạn văn trên. Bởi vì từ lúp xúp gợi dáng hình thấp, đứng liền nhau, còn từ lụp xụp không gợi dáng hình thấp mà còn gợi ra dáng vẻ tiều tụy, tàn tạ.
Biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa.
Tác dụng: Phép tu từ giúp tác giả mang đến cảm nhận mới lạ, độc đáo về những cây nấm tưởng chừng rất quen thuộc. Qua đó, khu rừng trở thành một vương quốc cổ tích tuyệt đẹp. Cảnh vật trở nên sống động biết bao!
	VD2: Bài viết có các ý chính sau:
- Bức tranh thiên nhiên: tươi đẹp, rộng lớn, thanh bình, trù phú (qua những điệp từ, điệp ngữ: đây là của chúng ta, những) Đó là hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc ( núi rừng, cánh đồng, bầu trời, dòng sông, ngả đường) gợi chiều rộng, chiều dài, chiều cao của đất nước thể hiện niềm tự hào, kiêu hãnh về một Việt Nam giàu và đẹp, cảnh sắc thiên nhiên phong phú, đất đai rộng lớn, màu mỡ gắn với lòng tự hào về chủ quyền dân tộc (của chúng ta)
- Con người Việt Nam anh hùng bất khuất, có truyền thống đánh giặc ngoại xâm. Bao thế hệ, lớp người đã ngã xuống để làm nên đất nước. Truyền thống đó làm nên chiều sâu của dòng chảy lịch sử, văn hóa dân tộc.
	Đoạn văn không quá 10 câu, diễn đạt đúng ngữ pháp và chính tả.
	VD3. HS trả lời được các ý chính:
- Hai câu thơ đầu: Hình ảnh người mẹ đi cấy trong hoàn cảnh, thời tiết khắc nghiệt (trời nắng như nung – người mẹ như phơi mình trong trời nắng nóng cháy thịt cháy da). Người mẹ vất vả, chịu thương chịu khó.
- Hai câu sau: Người con ước trở thành đám mây mát che nắng cho mẹ. Ước muốn thể hiện tình thương lớn lao, chân thành. Qua ước muốn thơ ngây nhưng đầy ý nghĩa đó, ta thấy người con rất thương mẹ, trân trọng, thấm thía trước nỗi vất vả của mẹ và muốn làm điều gì đó để vơi bớt nỗi vất vả cho mẹ.
- Câu thơ Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày gợi cho em nhớ tới những câu thơ trong bài Hạt gạo làng ta: “
Bài viết diễn đạt mạch lạc, lưu loát, có cảm xúc.
VD4.
Bài thơ Hành trình của bầy ong của Nguyễn Đức Mậu.
Biện pháp nghệ thuật nhân hóa (say, giữ hộ)
Ý nghĩa sâu sắc và vẻ đẹp của hai dòng thơ đầu: Bầy ong đã trải qua biết bao mưa nắng, vất vả với sự cần cù, chịu khó để tạo ra thứ mật thơm ngon. Giọt mật chắt chiu trong đó những tinh túy của tự nhiên. Nó như chất men ủ hương thơm của trời đất. Hương thơm đó đủ làm đất trời, lòng người chếnh choang, say sưa.

File đính kèm:

  • doccam thu van hoc(1).doc