Bộ đề kiểm tra ngữ văn khối 7 kì 2

doc8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ đề kiểm tra ngữ văn khối 7 kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN KHỐI 7 KÌ II

KIỂM TRA 15 PHÚT

Đề 1 (Lần 1): Em hãy trình bày tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong hiện tại? 

Đề 2 (Lần 2): Em hãy nêu các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? 
 Bài tập: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động – một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị.
 Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.

Đề 3 (Lần 3): Em hãy trình bày sự tương phản giữa người dân và bọn quan lại (Quan phụ mẫu) trong đoạn trích “ Sống chết mặc bay ”?

Đề 4 (Lần 4): Thế nào là báo cáo? Một văn bản báo cáo cần phải có những mục gì?
























ĐÁP ÁN KIỂM TRA 15 PHÚT

Đề 1 (Lần 1):
Tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong hiện tại:
 Trong lịch sử:
 - Tự hào vì có những cuộc kháng chiến vĩ đại, vẻ vang.
 - Liệt kê: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưnh Đạo…
 Trong hiện tại: 
 - Mọi giới, mọi tầng lóp: Cụ già, nhi đồng, chiến sĩ, phụ nữ…đều có một lòng nồng nàn yêu nước.
 - Lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, có tính chọn lọc.

Đề 2 (Lần 2): Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
 - Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.
 - Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
 Bài tập: Ngôi nhà ấy đã bị (người ta) phá đi.
 Ngôi nhà ấy đã được (người ta) phá đi.

Đề 3 (Lần 3): 
 Sự tương phản giữa người dân và bọn quan lại
 - Thời gian: Gần một giờ đêm.
 - Cảnh tượng: 
 + Người dân hộ đê trong trạng thái nguy kịch, mưa tầm tã, nước sông cuồn cuộn bốc lên…nguy cơ đê vỡ.
 + Bọn quan lại trong đình vững chãi, đêvỡ cũng không sao, ăn chơi chát tán…
 - Tâm trạng:
 + Người dân hộ đê lo lắng, sợ hãi, nhốn nháo, căng thẳng; chẳng hạn: tiếng trống, tiếng tù và, tiếng người xao xác gọi nhau…
 + Bọn quan lại nhàn nhã, vi vẻ, đặc biệt là niềm vui không có tính người khi Quan phụ mẫu thắng được ván bài to nhất. 

Đề 4 (Lần 4):
 Báo cáo thường là bản tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể.
 Một văn bản báo cáo cần có các mục sau đây:
 - Quốc hiệu và tiêu ngữ:
 - Địa điểm và thời gian làm báo cáo.
 - Tên văn bản: Báo cáo về…
 - Nơi nhận báo cáo.
 - Người (tổ chức) báo cáo.
 - Báo cáo về lí do, sự việc và các kết quả đã làm được.
 - Chữ kĩ và họ tên người báo cáo.






























KIỂM TRA 1-2 TIẾT


KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Thời gian: 45 phút.

 Câu 1: Thế nào là câu đặc biệt? (3đ)
 Tìm câu đặc biệt trong ví dụ sau và cho biết câu đặc biệt này dùng để làm gì?
Chim sâu hỏi chiếc lá:
 - Lá ơi ! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi !
 - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
 Câu 2: Nêu cách dùng câu rút gọn? Em hãy cho một ví dụ về câu rút gọn? (3đ)
 Câu 3: Tìm trạng ngữ trong đoạn văn và cho biết về ý nghĩa, trạng ngữ để xác định (thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, cách thức).(4đ)
 Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không ? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng không ?... Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình.




















ĐÁP ÁN KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

Câu 1: Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
 Bài tập: Câu đặc biệt: lá ơi dùng để : gọi đáp. 

Câu 2: Cách dùng câu rút gọn:
 - Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
 - Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
 Cho ví dụ: - Bao giờ cậu đi Hà Nội ?
 - Ngày mai.

Câu 3: Các trạng ngữ trong đoạn văn:
 Lần đầu tiên chập chững bước đi.
 Lần đầu tiên tập bơi.
 Lần đầu tiên chơi bóng bàn.
 Lúc còn học phổ thông.
 Ý nghĩa: mục đích, thời gian.





















KIỂM TRA VĂN
Thời gian: 45 phút.

 Câu 1: Em hãy trình bày sự giản dị và khiêm tốn của Bác Hồ trong “ Đức tính giản dị của Bác Hồ ” ?
 Câu 2: Nêu ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống con người ? Em hãy cho một ví dụ và giải thích điều đó? 


ĐÁP ÁN KIỂM TRA VĂN

 Câu 1: Sự giản dị và khiêm tốn của Bác Hồ
 - Trong sinh hoạt:
 + Bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản, ăn không để rơi một hạt cơm…
 + Rất giản dị trong khi nói và khi viết.
 - Trong lối sống:
 + Sống giản dị, thanh bạch.
 + Sống hài hoà cùng thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên…
 - Nơi ở và làm việc:
 + Cái nhà sàn vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng.
 + Từ việc nhỏ đến việc lớn Bác đều tự làm, ít cần đến người giúp việc và phục vụ.
 Câu 2: Ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống con người
 Ý nghĩa:
 - Văn chương sẽ hình dung của sự sống muôn loài vạn trạng.
 - Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
 Công dụng: Văn chương giúp cho con người có tình cảm, có lòng vị tha.
 Cho ví dụ: Xem một bộ phim, kịch…con người sẽ có đồng cảm với nhân vật khi thì: khóc, cười…








VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
Thời gian: 90 phút

 Đề bài: Nhân dân ta thường nói: “ Có chí thì nên ”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
 
ĐÁP ÁN
 1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn chứng ninh, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả.
 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần làm bài có bố cục 3 phần
 a. Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.
 
 b.Thân bài:
 - Xét về lí: 
 + Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
 + Không có chí thì không làm được gì.
- Xét về thực tế: 
 + Những người có chí đều thành công (nêu dẫn chứng).
 + Chí giúp người ta vượt quanh những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được (nêu dẫn chứng). 
 
c. Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời làm được việc lớn.
 
 3. Cách cho điểm:
 Điểm 9-10: Bài viết hay, diễn đạt mạch lạc, có thể có một số lỗi nhỏ.
 Điểm 7-8: Nội dung bài tương đối đầy đủ, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
 Điểm 5-6: Bài viết có bố cục 3 phần, chưa chứng minh tốt, còn mắc lỗi diễn đạt.
 Điểm 3-4: Bài viết chỉ diễn đạt được một số ý, kĩ năng viết văn còn yếu.
 Điểm 0-1-2: Nội dung sơ sài, hoàn toàn lạc đề.








VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
Thời gian: 90 phút

 Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn ”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

ĐÁP ÁN
 1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn giải thích, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả.
 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần làm bài có bố cục 3 phần
 a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biết.
 b.Thân bài: Triển khai việc giải thích.
 - Nghĩa đen: Đi một ngày đàng là gì ? Một sàng khôn là gì ? (chú ý: Cách đo không gian bằng đơn vị ngày, đo trí khôn, kiến thức bằng sàng có gì đặc biệt ?)
 - Nghĩa bóng: Như cách giải thích của từ điển đã dẫn ở trên. Hãy suy nghĩ xem: Câu tục ngữ có đúc kết kinh nghiệm về nhận thức không ? Kinh nghiệm đó là gì ?
 - Nghĩa sâu: Liên hệ với các câu khác: Đi một bữa chợ, học một mớ khôn hoặc các câu ca dao, tục ngữ nêu trên đẻ thấy cái khao khát của người nông dân xưa muốn được đi ra khỏi nhà, khỏi làng để mở rộng tầm mắt. Từ đó ta hiểu câu tục ngữ không chỉ đúc kết một kinh nghiệm, mà còn biểu hiện một khát vọng hiểu biết. 
 c. Kết bài: Câu tục ngữ ngày xưa vẫn còn ý nghĩa đối với ngày hôm nay.
 
 3. Cách cho điểm:
 Điểm 9-10: Bài viết hay, diễn đạt mạch lạc, có thể có một số lỗi nhỏ.
 Điểm 7-8: Nội dung bài tương đối đầy đủ, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
 Điểm 5-6: Bài viết có bố cục 3 phần, chưa giải thích tốt, còn mắc lỗi diễn đạt.
 Điểm 3-4: Bài viết chỉ diễn đạt được một số ý, kĩ năng viết văn còn yếu.
 Điểm 0-1-2: Nội dung sơ sài, hoàn toàn lạc đề.

File đính kèm:

  • docBO DE NGU VAN 7 KI II.doc
Đề thi liên quan