Bộ đề 9 ôn thi tốt nghiệp

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ đề 9 ôn thi tốt nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ ĐỀ 9Đề A: Câu 1: (2 điểm) Trong truyện “Số phận con người”, quyết định của Xocolop nhận Vania làm con nuôi diễn ra như thế nào? Qua đó em nhận ra được gì về số phận , phẩm chất con người Nga?Câu 2: (8 điểm) Phân tích sức sống tiềm tàng của Mỵ ở Hồng Ngài ( Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài )Đề B: Câu 1: (2 điểm) Những tiền đề cơ bản của nền văn học cách mạng Việt Nam ?Câu 2: (2 điểm)Việc Hồ Chí Minh trích dẫn nội dung hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ vào bản “ Tuyên ngôn độc lập“ nhằm hướng tới những hiệu quả nghệ thuật nào ?Câu 3: (6 điểm) Bình giảng đoạn thơ sau: “ Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi....Đất nước có từ ngày đó”(Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm )-------------------------------------------------------GỢI Ý LÀM BÀI BỘ ĐỀ 9ĐỀ A:Câu 1:Trong truyện “Số phận con người”, quyết định của Xocolop nhận Vania làm con nuôi diễn ra như thế nào? Qua đó em nhận ra được gì về số phận , phẩm chất con người Nga?- Việc Xocolop nhận Vania làm con nuôi diễn ra một cách bộc phát, không hề có dự tính.Quyết định ấy xuất phát từ mối đồng cảm sâu sắc của Xocolop, một người chụi nhiều đau thương trong chiến tranh với một nạn nhân đáng thương khác của cuộc chiến, đó là Vania. Cả hai con người đều không còn người thân, không nhà của, sống nương nhờ vào người khác. - Qua đó, ta thấy được: Số phận đau thương bởi chiến tranh và phẩm chất kiên cường, tấm lòng nhân hậu của người Nga.Câu 2: Phân tích sức sống tiềm tàng của Mỵ ở Hồng Ngài ( Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài )(gợi ý thân bài)1. Tình cảnh của Mỵ bị bắt làm dâu trừ nợ:- Do bố Mỵ mắc nợ của nhà giàu, Mỵ bị thống lý Pátra bắt làm con dâu gạt nợ.- Khi bị trở thành cô con dâu gạt nợ, cuộc sống địa ngục của nhà tên chúa đất PáTra đã biến cô từ một cô gái hồn nhiên với bao ước mơ thành một nô lệ, lầm lũi, cam chịu, thành một con vật trong nhà thống lý: “ Mỗi ngày mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” Thậm chí nhiều khi cô không bằng con vật, sống như chết.- Trong tình trạng sống như chết ấy, Tô Hoài đã phát hiện ra sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mỵ. Điều này thể hiện như sau:2. Mỵ định tự tử:- Mỵ cầm nắm lá ngón trên tay về gặp cha để rồi chất. Nhưng vì thương cha, Mỵ không chết, Mỵ ném nắm lá ngón xuống đất, Mỵ quay trở lại nhà thống lý chấp nhận cuộc đời nô lệ, đợi ngày rũ xương ở đây.=> Hành động muốn tự tử thể hiện khát vọng sống, sống một cách tự do, hạnh phúc ở Mỵ. Đó là biểu hiện thứ nhất về sức sống tiềm tàng ở Mỵ.3.Trong cái đêm tình mùa xuân:- Nổi bật nhất ở Mỵ là khao khát được đi chơi, được hòa vào không khí xuân tình bên ngoài.- Khi bị Asử trói đứng vào cột, tâm hồn Mỵ vẫn men theo những cuộc chơi với tiếng sáo gọi bạn đầu làng ... có lúc mỵ nhớ lại qus khứ tươi đẹp trong những đêm xuân tình ngày trước....=> Tất cả những biểu hiện ấy thể hiện khát khát tự do, tình yêu và hạnh phúc mãnh liệt ở Mỵ. Đây là biểu hiện thứ hai của sức sống tiềm tàng ở Mỵ4. Trong đêm cởi trói cho Aphủ:- Việc Aphủ bị trói, ban đầu Mỵ thờ ơ. Nhưng sau khi nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má của Aphủ”, Mỵ đã đồng cảm và cuối cùng là cởi trói cho Aphủ và chạy theo Aphủ. => Hành động cởi trói thể hiện tình thương sâu sắc và hành động chạy theo Aphủ thể hiện khát vọng sống mạnh mẽ ở Mỵ. Tất cả là những biểu hiện sống động cho sức sống tiềm tàng ở Mỵ 5. Việc phát hiện ra sức sống tiềm tàng ở Mỵ của Tô Hoài đã góp phần thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo của tác phẩm. Đó là nhà văn trân trọng và đề cao những phẩm chất tốt đẹp, những khát vọng sống của người nô lệ. Với sức sống tiềm tàng ấy, người nô lệ ở miền núi Tây Bắc đã đứng lên đấu tranh tự giải phóng và đến với cách mạng.ĐỀ B:Câu 1:Những tiền đề cơ bản của nền văn học cách mạng Việt Nam - Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự đóng góp sáng tạo của nhà văn cho nền văn học cách mạng - Hiện thực cách mạng khơi nguồn sáng tạo và là đối tượng phản ánh chủ yếu của nhiều tác phẩm văn chương.- Một đội ngũ nhà văn giàu nhiệt tình cách mạng và giàu sức sáng tạo .Câu 2:Việc Hồ Chí Minh trích dẫn nội dung hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ vào bản “ Tuyên ngôn độc lập“ nhằm hướng tới những hiệu quả nghệ thuật nào ?Nhằm hướng tới những hiệu quả sau:- Dùng lời lẽ của người Pháp và người Mỹ để chống lại người Pháp và người Mỹ => Dùng “gậy ông đập lưng ông”, góp phần ngăn chặn âm mưu xâm lược (về mặt pháp lí) của Pháp và Mỹ.- Giúp việc nêu nội dung về vấn đề về quyền con người cho bản tuyên ngôn một cách ngắn gọn và đáng tin cậy. Vì hai bản tuyên ngôn ấy là những văn kiện pháp lí đã được tế giới công nhận.Câu 3:Mở bài : Nguyễn Khoa Điềm viết trường ca “ Mặt đường khát vọng” 1971. Đoạn trích Đất Nước có thể coi là chương hay nhất trình bày cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước, đồng thời thể hiện sâu sắc tư tưởng cốt lõi “Đất nước của nhân dân”Đoạn trích trên thuộc phần đầu của bài thơ. tác giả đã định nghĩa rất gần gũi về Đất Nước . Đất Nước có từ lâu đời, gần gũi, thân thương đối với mỗi con người.Thân bài :Với hình thức trữ tình – chính luận, nhà thơ đã tìm cách định nghĩa thật giản dị mà sâu sắc về Đất Nước:Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồiĐất Nước có trong những cái” ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kểNhư vậy Đất Nước có tự lâu rồi. Thế hệ này sinh ra thì đất nước đã có “ Tự ngày xửa ngày xưa”. và Đất Nước hiện lên qua mỗi câu chuyện kể của mẹ. thật gần gũi thân thuộc! bằng lời thơ, bằng chất liệu từ cổ tích ca dao, tác giả không định nghĩa Đất Nước một cách khô khan trừu tượng mà như một lời tâm tình thân mật, nhẹ nhàng, tha thiết:Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặcHình ảnh Đất Nước hiện lên qua miếng trầu “ bà ăn”. Gần gũi và thân thương. Và điều đáng nhớ sâu sắc về đất nước là “ dân mình biết trông tre và đánh giặc. Đọc câu này, mỗi người Việt Nam lại nhớ đến câu chuyện “Thánh Gióng” nhổ tre đánh giặc, phản ánh lịch sử chống giặc ngoại xâm từ khi dân ta bắt đầu dựng nước. ta tự hào về người dân nước Việt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước anh hùng. Câu thơ giản dị mà sâu sắc là vậy! Chỉ qua mấy dòng đầu, đoạn thơ đã làm mờ đi khái niệm Đất Nước là của các vương triều. Trái lại Đất Nước này là của nhân dân từ buổi sơ khai. Nguyễn Khoa Điềm định nghĩa Đất Nước bằng cách chọn các chất liệu của văn hóa dân gian là một ẩn ý sâu sắc. Bởi văn hóa dân gian là của nhân dân. Đất Nước hình thành từ những thuần phong mĩ tục giản dị mà thân thương vừa thiêng liêng vừa trìu mến:Tóc mẹ thì bới sau đầuCha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặnCái kèo, cái cột thành tênĐất Nước được tạo nên bằng thuần phong, tập quán lâu đời, tạo nên bằng tình yêu “ Muối mặn gừng cay”. của cha mẹ gợi gian khó , cần cù mà chung thủy thiêng liêng, thắm đượm hồn quê, đậm đà bản chất đạo đức nhân dân. Nhân dân đó chính là ông bà cha mẹ.. Những con người sinh ra trong Đất Nước ấy gắn liền với mỗi sự vật gần gũi thân thương “ cái kèo, cái cột thành tên”. Đất Nước bắt đầu từ hạt gạo .Nhân dân làm ra hạt gạo phải chịu bao khó khăn mới có:Hạt gạo phải một nắng hai sương xay,giã, giần, sàngĐất Nước có từ ngày đó....Hạt gạo có được phải đổ bao mồ hôi, nước mắt ,phải “xay, giã, giần, sàng” mới có được. Nguyễn Khoa Điềm đã có một định nghĩa thật mới mẻ về Đất Nước. Chính ông đã chạm vào những gì thiêng liêng nhất, lớn lao nhưng cũng thật gần gũi và thân thiết nhất với mỗi chúng ta. Nó gợi cho ta hiểu về quá khứ lịch sử của cha ông, gợi cho ta tự hào về nhân dân, về ông bà cha mẹ đã sinh ra đất nước này.Kết bài : Bằng sự chọn lọc chất liệu dân gian, văn hóa dân gian, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến cho chúng ta một định nghĩa thật dễ hiểu về Đất Nước. Đất nước có tự ngày xưa. Đất Nước của nhân dân. Cách định nghĩa ấy xuất phát từ một lòng tự hào về Đất Nước , nhân dân.

File đính kèm:

  • docOn thi TN so 9.doc
Đề thi liên quan