Biên soạn đề kiểm tra học kì II môn công nghệ 11

doc6 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biên soạn đề kiểm tra học kì II môn công nghệ 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN CÔNG NGHỆ 11
I. Mục tiêu kiểm tra
Chương III: Vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi.
1. Kiến thức:
- Biết được tính chất, công dụng của một số vật liệu dùng trong cơ khí.
- Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.
 - Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực.
 2. Kỹ năng: 
 - Lập được qui trình công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
- Nhận biết đựoc một số loại vật liệu cơ khí thông dụng
 Chương IV:Công nghệ cắt gọt kim loại 
1. Kiến thức:
 - Biết được nguyên lí cắt.
 - Biết được các chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay khi tiện.
 - Biết được các khái niệm về máy tự động, máy điều khiển số, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động.
 - Biết được các biện pháp bảo đảm sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí
 2. Kỹ năng: 
 - Phân biệt được máy tự động, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động.
- Nhận biết được cấu tạo của dao.
 - Nhận biết được các chuyển động của dao.
Chương V: Đại cương về động cơ đốt trong
1. Kiến thức:
 - Hiểu được khái niệm và cách phân loại động cơ đốt trong.
 - Biết được cấu tạo chung của động cơ đốt trong.
 - Hiểu được một số khái niệm cơ bản về động cơ đốt trong.
 - Hiểu được nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong.
 2. Kỹ năng: 
 - Có thể nhận biết được một số loại động cơ đốt trong
 - Nhận biết được các chi tiết của động cơ đốt trong.
 - Trình bày được nguyên lí hoạt động của động cơ đốt trong
Chương VI: Cấu tạo của động cơ đốt trong 
1. Kiến thức:
 - Biết được nhiệm vụ và cấu tạo chung của thân máy và nắp máy
 - Biết được đặc điểm cấu tạo của thân xilanh và nắp máy động cơ làm mát bằng nước và bằng không khí. 
 - Biết được nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền 
 - Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí.
- Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát,hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống đánh lửa, hệ thống khởi động
 2. Kỹ năng: 
 - Nhận biết được thân máy và nắp máy của một số động cơ
- Đọc được sơ đồ cấu tạo của piston, thanh truyền và trục khuỷu
 - Đọc được sơ đồ nguyên lí của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp.
 - Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống bôi trơn cưỡng bức, hệ thống làm mát,hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống đánh lửa, hệ thống khởi động.
 -Nhận dạng được một số chi tiết, bộ phận của động cơ.
 -Phân biệt được một số chi tiết, bộ phận của động cơ
Chương VII: Ứng dụng của động cơ đốt trong 
1. Kiến thức:
 - Biết được phạm vi ứng dụng của động cơ đốt trong.
 - Biết được đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong trên ôtô,xe máy. 
 - Biết được nhiêm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực trên ôtô, xe máy.
 - Biết được đặc điểm của động cơ đốt trong và hệ thống truyền lực trên một số máy nông nghiệp, máy phát điện.
 2. Kỹ năng:
 - Nhận biết được các ứng dụng của động cơ đốt trong trong thực tế.
 - Nhận biết được các vị trí các bộ phận thuộc hệ thống trên truyền lực trên ôtô,xe máy. 
 - Nhận biết được các vị trí, các bộ phận thuộc hệ thống truyền lực dùng cho máy nông nghiệp, máy phát điện 
II.Xác định hình thức thi
 Tự luận( Thời gian 60 phút)
III.Khung ma trận
Tên Chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
(cấp độ 1)
Thông hiểu
(cấp độ 2)
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
(cấp độ 3)
Cấp độ cao
(cấp độ 4)
Chương III: Vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi.
(3tiết -9,4%)
- Nêu được tính chất, công dụng của một số vật liệu dùng trong cơ khí.
- Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.
 - Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực.
- Lập được qui trình công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
- Nhận biết đựoc một số loại vật liệu cơ khí thông dụng
Số câu : 
Số điểm: 
Tỉ lệ %
1câu
1câu
1đ
10%
Chương IV: Công nghệ cắt gọt kim loại 
(4tiết -12,5%)
- Biết được nguyên lí cắt.
 - Biết được các chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay khi tiện.
 - Biết được các khái niệm về máy tự động, máy điều khiển số, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động.
 - Biết được các biện pháp bảo đảm sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí
- Nhận biết được cấu tạo của dao.
 - Nhận biết được các chuyển động của dao.
- Phân biệt được máy tự động, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động.
Số câu : 
Số điểm: 
Tỉ lệ %
1câu
1câu
1đ
10%
Chương V: Đại cương về động cơ đốt trong
(4tiết -12,5%)
- Nêu được khái niệm và cách phân loại động cơ đốt trong.
- Trình bày được nguyên lí hoạt động của động cơ đốt trong
- Biết được cấu tạo chung của động cơ đốt trong.
 - Hiểu được một số khái niệm cơ bản về động cơ đốt trong.
- Có thể nhận biết được một số loại động cơ đốt trong
 - Nhận biết được các chi tiết của động cơ đốt trong.
Số câu : 
Số điểm: 
Tỉ lệ %
1câu
1câu
1đ
10%
Chương VI: Cấu tạo của động cơ đốt trong 
(12tiết -37,5%)
- Biết được nhiệm vụ và cấu tạo chung của thân máy và nắp máy
 - Biết được đặc điểm cấu tạo của thân xilanh và nắp máy động cơ làm mát bằng nước và bằng không khí. 
 - Biết được nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, cơ cấu phân phối khí
 - Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát,hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống đánh lửa, hệ thống khởi động
- Đọc được sơ đồ cấu tạo của piston, thanh truyền và trục khuỷu
 - Đọc được sơ đồ nguyên lí của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp.
 - Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống bôi trơn cưỡng bức, hệ thống làm mát,hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống đánh lửa, hệ thống khởi động.
 - Nhận biết được thân máy và nắp máy của một số động cơ
 -Nhận dạng được một số chi tiết, bộ phận của động cơ.
 -Phân biệt được một số chi tiết, bộ phận của động cơ
Số câu : 
Số điểm: 
Tỉ lệ %
1câu
1câu
4đ
40%
Chương VII: Ứng dụng của động cơ đốt trong 
 (9tiết -28,1%)
 - Biết được phạm vi ứng dụng của động cơ đốt trong.
 - Biết được đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong trên ôtô,xe máy. 
 - Biết được nhiêm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực trên ôtô, xe máy.
 - Biết được đặc điểm của động cơ đốt trong và hệ thống truyền lực trên một số máy nông nghiệp, máy phát điện.
 - Nhận biết được các ứng dụng của động cơ đốt trong trong thực tế.
 - Nhận biết được các vị trí các bộ phận thuộc hệ thống trên truyền lực trên ôtô,xe máy. 
 - Nhận biết được các vị trí, các bộ phận thuộc hệ thống truyền lực dùng cho máy nông nghiệp, máy phát điện 
Số câu : 
Số điểm: 
Tỉ lệ %
1 câu
1câu
3đ
30%
Tổng
5câu 
5 câu
10 đ
100%
IV. Xây dựng đề
Câu 1 (1đ) :
Nêu các tính chất đặc trưng của vật liệu. 
 Câu 2 (1đ):
Trình bày các chuyển động khi tiện
 Câu 3 (1đ) : 
Nguyên lí làm việc của động xăng 4 kì có gì khác so với động cơ điêzen 4 kì ?
 Câu 4 ( 4đ) : 
a) Trình bày nhiệm vụ và phân loại của cơ cấu phân phối khí. 
b) Trình bày cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí. Có nên tháo yếm xe máy khi sử dụng không ? Tại sao?
c) Nêu các phương pháp khởi động động cơ. Hãy kể tên một số loại hệ thống khởi động trên những động cơ mà em biết. 
Câu 5 (3đ): 
Trình bày sơ đồ cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực trên ôtô.
Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp có đặc điểm gì ?
V.Hướng dẫn chấm - Đáp án
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1 
a./ Độ bền:
ĐN: biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu.
Ý nghĩa: Là chỉ tiêu cơ bản của vật liệu. 
b./ Độ dẻo:
ĐN: Biểu thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của vật liệu.
Ý nghĩa: Đặc trưng cho độ dẻo của vật liệu.
c./ Độ cứng:
ĐN: Khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt dưới tác dụng của lực.
Đơn vị đo độ cứng:
Brinen (HB): 
Rocven (HRC): 
Vicker (HV) 
1đ
Câu 2
a. Chuyển động cắt:
- Phôi quay tròn.
- Dao chuyển động tịnh tiến.
b. Chuyển động tịnh tiến 
- Chuyển động tịnh tiến dao ngang.
- Chuyển động tịnh tiến dao dọc
- Chuyển động tiến dao phối hợp
0,5
0.5
Câu 3
Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì tương tự như nguyên lí làm việc của đông cơ Diezen 4 kì, nhưng khác 2 điểm:
- Kì nạp: Khí nạp vào động cơ Diezen là không khí còn của động cơ xăng là hỗn hợp xăng – không khí do bộ chế hoà khí tạo ra.
Cuối kì nén: không phải nhiên liệu được phun vào buồng cháy mà là buzi bật tia lửa điện châm cháy hỗn hợp xăng – không khí.
0,5
0.5
Câu 4
a) *Nhiệm vụ:
Đóng mở các cửa nạp cửa thải đúng lúc để động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xilanh và thải klhí đã cháy ra ngoài .
*Phân loại:
- Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt.
- Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp:
b)-Cấu tạo của hệ thống làm mát bằng không khí chủ yếu là các cánh tản nhiệt được đúc bao ngoài thân xilanh và nắp máy.
 - Nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí: Khi động cơ lám việc , nhiệt từ các chi tiết bao quanh buồng cháy được truyền tới các cánh tản nhiệt rồi tnr ra không khí.
 - Không nên thao yếm xe may khi sử dụng vì sẽ làm giảm khả năng làm mát của hệ thống 
c)các phương pháp khởi động động cơ
+Khởi động bằng tay.
- Dùng tay quay.
- Dùng bàn đạp.
- Dùng dây.
* Sử dụng cho động cơ có công suất nhỏ.
* Không an toàn cho người vận hành.
+Khởi động bằng động cơ điện.
* Sử dụng cho động cơ nhỏ, vừa.
* Dễ khởi động, an toàn cho người sử dụng.
+Khởi động bằng động cơ xăng phụ.
* Dùng cho động cơ điêzen có công suất trung bình và lớn.
* Dễ khởi động, an toàn cho người sử dụng.
+Khởi động bằng khí nén.
- Dùng khí nén đưa vào xilanh để làm quay trục khuỷu.
* Dùng cho động có công suất trung bình và lớn.
 Kể tên một số loại hệ thống khởi động trên những động cơ mà em biết ví dụ: trên xe máy có Khởi động bằng tay là dùng bàn đạp và khởi động bằng động cơ điện
1
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 5
a)Sơ đồ cấu tạo
Bánh xe
Truyền lực chính và vi sai
Truyền lực cácđăng
Li hợp, hộp số
Động cơ
Nguyên lí làm việc: Khi động cơ làm việc nếu li hợp đóng , momen quay sẽ được truyền từ động cơ qua hộp số, truyền lực các đăng. truyền lực chính và bộ vi sqai tới bánh xe chủ động làm xe chuyển động
b)Đặc điểm của động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp
Động cơ đốt trong trên máy nông nghiệp thường là động cơ điêzen, có những đặc điểm sau : 
- Công suất không lớn.
- Có tốc độ quay trung bình.
- Làm mát bằng nước.
- Khởi động bằng tay hoặc động cơ phụ (động cơ xăng).
- Hệ số dự trữ công suất lớn
0,75
0,75
1,5

File đính kèm:

  • docBIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN CÔNG NGHỆ 11.doc