Bài tập ôn tập giữa học kì II Tiếng việt Lớp 2 - Năm học 2013-2014 - Thân Trọng Hải Yến

doc10 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập ôn tập giữa học kì II Tiếng việt Lớp 2 - Năm học 2013-2014 - Thân Trọng Hải Yến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP GIỮA HK2 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
 Trường TH Nguyễn Du 	ĐỂ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Lớp: 2.2 	 Năm học: 2013-2014
Họ và tên: Thân Trọng Hải Yến Môn: Tiếng Việt
PHẦN ĐỌC THẦM
“Bé nhìn biển ” 
Câu 1/ Bé ra biển vào dịp nào?
a/ Dịp nghỉ hè .
b/ Dịp nghỉ học.
c/ Dịp bố nghỉ mát.
Câu 2/ Hình ảnh nào cho thấy biển rất rộng?
a/ To bằng trời.
b/ Giằng với sóng.
c/ Khiêng sóng lừng.
Câu 3/ Những câu thơ nào cho em thấy biển giống như trẻ con?
a/ Phì bò như bể; Biển mệt thở rung. 
b/ Chơi trò kéo co.
c/ Chơi trò kéo co; Lon ta lon ton.
Câu 4/ Bộ phận in đậm trong câu. “Biển mệt thở rung”. Trả lời cho câu hỏi nào? 
a/ Thế nào.
b/ Vì sao.
c/ Khi nào.
“Sơn Tinh, Thủy Tinh” 
Câu 1: Những ai đến cầu hôn Mị Nương?
	A. Sơn Tinh.
	B. Thủy Tinh.
	C. Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Câu 2: Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, ai là người thắng cuộc?
	A. Sơn Tinh.
	B. Thủy Tinh.
	C. Hai vị thần hòa nhau.
Câu 3: Câu chuyện này nói lên điều gì có thật?
	A. Mị Nương rất xinh đẹp.
	B. Nhân dân ta chống lũ rất kiên cường.
	C. Sơn Tinh rất tài giỏi.
Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm?
	Sơn Tinh rất tài giỏi.
...........................................................................................................................
Câu 5: Hùng Vương làm thế nào để chọn chàng rể ?
	 	 A. Chọn người đem lễ vật đến trước. 
 B. Chọn người đem đủ một trăm ván cơm nếp. 
 C. Chọn người có đủ 2 điều kiện trên. 
Câu 6: Cuộc chiến đấu giữa hai vị thần là cách giải thích hiện tượng gì hằng năm?
	 	A. Hiện tượng hạn hán	 
 B. Hiện tượng lũ lụt	 
 C. Hiện tượng mưa đá
Câu 7: Từ nào hợp với nghĩa câu sau “ Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi.”
	 A.	Suối	 
 B.Hồ 	 
 C. Sông
Câu 8 : Bộ phận in đậm trong câu “ Ở nước ta có nạn lụt vì năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh”. Trả lời cho câu hỏi nào ?
	 A.	Khi nào?	 
 B.	Như thế nào ?	 
 C. Vì sao ?
Câu 9: Hùng Vương phân xử việc hai vị thần cùng cầu hôn như thế nào ?
 	 a . Ai mạnh hơn thì sẽ được lấy Mị Nương .
 b . Ai đem lễ vật đến trước thì sẽ được lấy Mị Nương .
 c . Ai có nhiều phép thuật hơn thì sẽ được lấy Mị Nương .
Câu 10: Sơn Tinh chống lại Thuỷ Tinh bằng cách gì ?
 	 a . Thần bốc từng quả đồi ,dời từng dãy núi . 
 	 b . Thần hô mưa, gọi gió . 
 	 c . Thần dâng nước lên cuồn cuộn làm ngập nhà ,ngập cửa .
Câu 11: Câu nào dưới đây trả lời cho câu hỏi Vì sao ? 
 a . Ngày mai, ai đem lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương .
 b . Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh vì không lấy được Mị Nương .
 c . Hôm sau , Sơn Tinh mang lễ vật đến trước .
Câu 12: Câu “Mị Nương là người con gái đẹp tuyệt trần.” Được cấu tạo theo kiểu câu nào ?
a. Câu kiểu ai làm gì ?
b. Câu kiểu ai thế nào ?
c. Câu kiểu ai là gì ?
Câu 13: Lễ vật vua Hùng yêu cầu mang đến gồm những gì ?
a. Một tram ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chin hồng mao.
b. Voi chin ngà, gà chin cựa, ngựa chin hồng mao.
c. Một trăm ván cơm nếp, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
Câu 14: Câu chuyện này nói lên điều gì có thật?
a. Mị Nương rất xinh đẹp.
b. Sơn Tinh rất tài giỏi.
c. Nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường.
Câu 15: Cụm từ nào trong câu “Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và được đón dâu về.” Trả lời cho câu hỏi “Khi nào”?
a. Hôm sau
b. Sơn Tinh
c. Đón dâu về
“Bác sĩ Sói”
Cậu 1: Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa?
 A. xông đến Ngựa B. thèm rỏ dãi C. tiến về Ngựa
Câu 2: Sói lừa Ngựa bằng cách nào?
 A. giả giọng hiền lành lừa Ngựa.
 B. đe dọa cho Ngựa sợ.
 C. làm bác sĩ khám bệnh cho Ngựa.
Câu 3: Tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá.
Câu 4: Đặt câu hỏi có cụm từ “ở đâu” cho câu sau:
 - Cặp của Lan để trên ghế.
“Sông Hương” 
1. Tìm những từ chỉ các màu xanh khác nhau của sông Hương.
 a. Xanh thẳm, xanh biếc, xanh non.
 b. Xanh mát, xanh tươi, xanh biếc.
 c. Xanh ngắt, xanh lơ, xanh thẳm.
2. “ Hương Giang” là tên của con sông nào?
 a. Sông Hồng. 
 b. Sông Thu Bồn.
 c. Sông Hương.
3. Sông Hương ở đâu?
 a. Ở Hà Nội. 
 b. Ở thành phố Huế.
 c. Ở thành phố Hồ Chí Minh.
4.Tìm và gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” Trong câu sau:
 Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực. 
“ Chim Sơn ca và bông cúc trắng ”
Câu 1: Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa sống như thế nào?
Buồn thảm.
Tự do, sung sướng, vui vẻ.
Tươi tắn, xinh đẹp. 
Câu 2: Hành động của cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng ?
Cúc bị cắt đi.
Sơn ca bị cầm tù.
Sơn ca chết, cúc héo tàn.
Câu 3: Em muốn nói gì với cậu bé ?
Câu 4: Đặt câu hỏi có cụm từ “ở đâu” cho câu sau:
Sơn ca bị nhốt trong lồng
 ‘‘ Một trí khôn hơn trăm trí khôn ’’
Câu 1: Khi gặp nạn Chồn như thế nào?
 a/ Chồn bình tĩnh nghĩ cách đối phó.
 b/ Chồn sợ hãi và chẳng nghĩ ra điều gì.
 c/ Chồn tỏ vẻ như không có chuyện gì sảy ra.
Câu 2: Gà Rừng nghĩ ra mẹo gì để cả hai thoát nạn?
a/Gà Rừng chấp nhận hi sinh để cứu bạn.
b/Gà Rừng tự lo cho bản thân mình và bỏ mặc Chồn.
c/ Gà Rừng giả chết rồi vùng chạy để đánh lạc hướng thợ săn tạo thời cơ cho Chồn vọt ra khỏi hang.
Câu 3: Câu chuyện muốn khuyên các em điều gì?
............................................................................................................
Câu 4: Câu “ Gà Rừng thật thông minh” có cấu tạo theo mẫu nào ?
 a/ Ai là gì?
 b/ Ai làm gì?
 c /Ai thế nào?
“Thư trung thu”
Câu 1. Mỗi Tết Trung thu, Bác Hồ nhớ tới ai ?
Bác nhớ tới các cháu nhi đồng.
Bác nhớ tới các cháu thiếu niên.
Bác nhớ tới các cháu thanh niên.
Câu 2. Ai yêu nhi đồng / Bằng Bác Hồ Chí Minh ? Là một câu hỏi, câu hỏi đó nói lên điều gì ?
Các cháu nhi đồng rất yêu Bác Hồ.
Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu niên.
Không ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh.
Câu 3. Kết thúc lá thư, Bác viết lời chào các cháu như thế nào ?
Chúc các cháu ngoan ngoãn học giỏi.
Hôn các cháu.
Các cháu hãy xứng đáng cháu Bác Hồ Chí Minh.
Câu 4. Bác khuyên các em làm những điều gì ?
............................................................................................................................
 Câu 5.
	 a) Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau :
	Hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ.
.............................................................................................................................
 b) Gạch chân dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Như thế nào trong câu sau :
	 Bạn Lan rất chăm chỉ. 
Sông Hương
	Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau : màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của cây lá, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.
	Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
	Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
	Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm.
 Theo ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM
Dựa theo nội dung bài, khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng nhất :
	Câu 1 : Những từ chỉ màu xanh khác nhau của Sông Hương là :
	A. Xanh thẳm, xanh non, đỏ rực.
	B.	 Xanh thẳm, xanh biếc, xanh non.
	C.	 Xanh thẳm, xanh biếc, dát vàng.
	Câu 2 : Vào mùa hè Sông Hương đổi màu như thế nào ?
	A.	Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
	B.	Sông Hương làm cho không khí thành phố trở nên trong lành.
	C.	Sông Hương thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
	Câu 3 : Trong câu “ Cá rô nô nức lội ngược trong mưa” từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi con gì ?
	A.	Lội ngược
	B.	Cá rô
	C.	Nô nức
Tôm Càng và Cá Con
1. Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào ?
	a. Bằng lời chào và lời tự giới thiệu tên, nơi ở.
	b. Bằng một cái vẫy đuôi.
	c. Bằng cách giới thiệu nơi ở của mình.
2. Đuôi của Cá Con có lợi ích gì ?
	a. Đuôi của Cá Con vừa làm đẹp vừa là bánh lái.
	b.Đuôi của Cá Con dùng làm mái chèo.
	c. Đuôi của Cá Con vừa làm mái chèo vừa là bánh lái.
3. Tôm Càng đã cứu Cá Con như thế nào ?
	a. Tôm Càng vội búng càng , vọt tới , xô bạn vào một ngách đá nhỏ.
	b. Tôm Càng lao tới và kéo bạn ra.
	c. Tôm Càng búng càng vào kẻ thù.
4. Em thấy Tôm Càng có điểm gì đáng khen ?
	a. Thông minh, nhanh nhẹn.
	b. Thông minh , nhanh nhẹn , dũng cảm cứu bạn.
	c. Chơi thân với bạn.
5. Bộ phận in nghiêng của câu sau trả lời cho câu hỏi nào ?
 Cú xô làm Cá Con bị va vào vách đá.
	a. Vì sao ?
	b. Như thế nào ?
	c. Khi nào ?
Người nông dân và con gấu
 Ngày xưa, có một người nông dân vào rừng để vỡ hoang, trồng cải củ. Một hôm, anh gieo hạt cải củ thì một con gấu to đến quát lớn :
 -Ai cho phép anh vào rừng của ta ?
 Người nông dân bình tĩnh đáp :
 -Ông dể cho tôi gieo ít cải . Khi cải lớn, tôi chỉ lấy gốc thôi. còn tất cả thuộc về ông.
 Gấu nghe bùi tai nói :
- Thế cũng được. Nhưng anh phải giữ lời hứa. Nếu không ta sẽ xé xác.
Cải củ lớn. Người nông dân đào củ về ăn, ngọn để lại cho gấu. Gấu ăn thấy đắng, tức lắm, nhưng không làm gì được.
 	(Truyện cổ tích)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
1. Người nông dân vào rừng để làm gì?
 a. Săn bắt thú rừng.
 b. Vở hoang, trồng cải củ
 c. Chặt cây, kiếm củi.
2. Người nông dân hứa với gấu điều gì?
 a. Khi cải lớn, chỉ lấy gốc, còn tất cả thuộc về gấu.
 b. Khi cải lớn chỉ lấy ngọn , còn tất cả thuộc về gấu.
 c. Khi cải lớn chỉ lấy một nữa, còn tất cả thuộc về gấu.
3. Kết quả cuối cung ra sao?
 a. Người nông dân được ngọn, gấu được củ.
 b. Người nông dân được củ, gấu được ngọn.
 c. Người nông dân được một nữa, gấu một nữa.
4. Bộ phận gạch chân trong câu : “ Khi cải lớn, tôi chỉ lấy gốc thôi.” trả lời cho câu hỏi :
 a. Vì sao?
 b. Khi nào?
 c. Như thế nào?
Cò và Cuốc
 Đánh dấu chéo ( x ) vào ô trống trước ý trả lời đúng:
 Câu 1: Cò đang làm gì?
 Lội ruộng bắt tôm Lội ruộng bắt tép Lội ruộng bắt tôm, tép
 Câu 2: Cuốc hỏi : ''Chị bắt tép vất vả thế, chắng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao?''
 Cò trả lời với thái độ như thế nào?
 Khó chịu ấm ức vui vẻ
 Câu 3: Những từ ngữ sau đây, từ nào chỉ hoạt động của Cò
 bụi rậm vất vả lội ruộng
 Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm dưới đây:
 Ngựa phi nhanh như bay.
 ....................................................................................................................................
 Câu 5: Chọn tên con vật thích hợp đi ền vào mỗi chỗ trống dưới đây:
 Nhát như.................... Khỏe như..............................
“Ai ngoan sẽ được thưởng”
 Câu 1 :Câu truyện này kể về chuyện gì ?
Bác đến thăm trại nhi đồng.
Bác đến thăm nhà trẻ.
Bác đến thăm trường học.
Câu 2: Bác đến thăm những nơi nào trong trại nhi đồng?
A. Phòng ngủ, phòng tập thể dục...
Phòng tắm, phòng làm việc.
Phòng ăn, nhà bếp, phòng ngủ, nơi tắm rửa
Câu 3: Bộ phận in đậm trong câu “ Bác chia kẹo cho các cháu” trả lời cho câu hỏi nào ?.
Làm gì ?.
Là gì ?.
Như thế nào ?
Câu 4 :Bộ phận in đậm trong câu “ Một buổi sáng, Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng.” trả lời cho câu hỏi nào ?.
Vì sao ?.
Để làm gì ?.
Khi nào ?
Thấy cò lội ruộng Cuốc hỏi thế nào ?
 Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao ?
 Chị bắt tép để ăn à ?
 Chị bắt tép có vất vả lắm không ?
Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy ?
 Vì Cuốc nghĩ : Cò phải lội ruộng để kiếm ăn. 
 Vì Cuốc nghĩ rằng : áo Cò trắng phau, cò thường bay dập dờn như múa trên trời xanh, không nghĩ cũng có lúc chị phải khó nhọc thế này. 
 Vì Cuốc nghĩ : Cò lội ruộng để dạo chơi.
Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì ?
 Không cần lao động vì sợ bẩn. 
 Phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi, sung sướng. 
 Không cần lao động vì lao động vất vả, khó khăn.
Từ nào trái nghĩa với từ lười biếng ?
	 Lười nhác
	 Nhanh nhẹn 
	 Chăm chỉ
GẤU TRẮNG LÀ CHÚA TÒ MÒ
 Ở Bắc Cực, hầu hết các con vật đều có có bộ lông trắng : chim ưng trắng, cú trắng, thỏ trắng, đến gấu cũng trắng nốt. Gấu trắng là con vật to khỏe nhất. Nó cao gần 3 mét và nặng tới 800 ki-lô- gam.
 Đặc biệt gấu trắng rất tò mò.
 Có lần, một thủy thủ rời tàu đi dạo. Trên đường trở về, thấy một con gấu trắng đang xông tới, anh khiếp đảm bỏ chạy. Gấu đuổi theo. Sực nhớ là con vật này có tính tò mò, anh ném lại cái mũ.
 Thấy mũ, gấu dừng lại, đánh hơi, lấy chân lật qua lật lại chiếc mũ. Xong, nó lại đuổi. Anh thủy thủ vứt tiếp găng tay, khăn, áo choàngMỗi lần như vậy, gấu đều dừng lại, tò mò xem xét. Nhưng vì nó chạy rất nhanh nên suýt nữa thì tóm được anh. May mà anh đã kịp nhảy lên tàu, vừa sợ vừa rét run cầm cập.
B. Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý chọn trả lời đúng.
 1. Hình dáng của gấu trắng như thế nào?
 a. Có màu lông trắng toát.
 b. Cao gần 3 mét.
 c. Nặng 800 ki- lô-gam.
 d. Cả ba ý trên.
 2. Tính nết của gấu trắng có gì đặc biệt?
 a. Gấu trắng rất tò mò.
 b. Gấu trắng rất hung dữ.
 3. Người thủy thủ đã làm cách nào để khỏi bị gấu vồ?
 a. Anh sực nhớ gấu là loài vật có tính tò mò .
 b. Anh vừa chạy vừa vứt dần các vật có trên người để gấu dừng lại, anh có thời gian chạy thoát
 c. Cả hai ý trên.
 4. Hành động của người thủy thủ cho ta thấy anh là người thế nào?
 a. Anh rất bình tĩnh.
 b. Anh rất thông minh khi gặp nạn.
 c. Cả hai ý trên.
 Những bác rô già, rô cụ lực lưỡng, đầu đuôi đen sì lẫn với màu bùn. Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch. Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ chúng chui ra, khoan khoái đớp bóng nước mưa mới ấm áp, rồi dựng vây lưng ra như ta trương cờ, rạch ngược qua mặt bùn khô, nhanh như cóc nhảy. Hàng đàn cá rô nô nức lội ngược trong mưa, nghe rào rào như đàn chim vỗ cánh trên mặt nước.
 	Theo TÔ HOÀI
Chọn và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 
Câu 1: Cá rô có màu như thế nào ?
 	A. Giống màu đất
B. Giống màu bùn
C. Giống màu nước 
Câu 2: Mùa đông cá rô ẩn náu ở đâu ?
A. Ở các sông 
B. Trong đất
C. Trong bùn ao
Câu 3: Đàn cá rô lội mưa tạo ra tiếng động như thế nào ?
A. Như cóc nhảy
B. Rào rào như đàn chim vỗ cánh
C. Nô nức lội ngược trong mưa 
Câu 4: Những cậu rụ đực cú thõn hỡnh:
A. Lực lưỡng
B. Nhỏ nhắn
C. Cường trỏng
Câu 5: Trong câu cá rô nô nức lội ngược trong mưa, từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi con gì ?
A. Cá rô
B. Lội ngược
C. Nô nức
Câu 6: Bộ phận in đậm trong câu ( chúng khoan khoái đớp bóng nước mưa) trả lời cho câu hỏi nào ?
A. Vì sao ?
B. Như thế nào ?
C. Khi nào ?
Câu 7:Cõu nào viết đỳng chớnh tả:
A. Cỏ rụ
B. Cỏ lụ
C. Cỏ dụ
 "Quả tim khỉ" 
 + Đánh dấu x vào câu trả lời đúng 
 Câu 1: Khỉ đối xử với Cá Sấu như thế nào?
 a) Mời Cá Sấu kết bạn
 b) Ngày nào cũng hái những hoa quả cho Cá Sấu
 c) Cả hai ý trên đều đúng
 Câu 2 :Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào?
 a) Cá Sấu chở Khỉ đi dạo trên sông
 	 b) Mời Khỉ đến chơi nhà, Khỉ ngồi trên lưng Cá Sấu bơi đã xa bờ Cá Sấu 
	 ăn quả tim Khỉ
 c) Giả vờ ốm để mượn quả tim Khỉ
 Câu 3 :Từ nào dưới đây nói lên tính nết của Khỉ?
 a) Bội bạc, giả dối, độc ác.
 b) Thật thà, tốt bụng, lừa gạt.
 c) Thông minh, nhân ái, tốt bụng, thật thà.
 Câu 4 :Câu chuyện "Quả tim Khỉ" khuyên ta điều gì?
 a) Chân thật, tốt bụng trong tình bạn.
	 b) Không nên lừa dối cha mẹ.
	 c) Sẵn sàng giúp đỡ người khác.
 Câu 5:Câu "Khỉ khôn khéo nên thoát nạn".
Trả lời cho câu hỏi nào dưới đây
 a) Như thế nào? 	 b) Khi nào? 	 c) Ở đâu?
Tôm Càng và Cá con
Câu 1: Cá con làm quen với Tôm Càng bằng cách nào?
Bằng lời tự giới thiệu.
Bằng lời chào hỏi.
Bằng lời chào hỏi và lời giới thiệu.
Câu 2: Đuôi Cá con có lợi ích gì?
Làm cho Cá con đẹp thêm.
Làm mái chèo, làm bánh lái.
Làm nước không thấm vào người Cá con.
Câu 3: Dòng nào dưới đây chỉ những loài cá nước mặn?
Cá sấu, Cá thu, Cá chim, Cá mè.
Cá heo, Cá nục, Cá chuồng, Cá trê.
Cá quả, Cá chép, Cá hồng, Cá ngừ.
Câu 4: Trong câu dưới đây có những dấu câu nào?
“ - Đuôi tôi vừa là mái chèo, vừa là bánh lái. Bạn xem này !”.
Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm cảm..
Dấu gạch ngang, dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm cảm.
Dấu gạch ngang, dấu phẩy, dấu chấm.
 “Chim chích bông” 
	Câu 1 : Câu văn tả hai chân của chích bông là :
	a) Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm.
	b) Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Thế mà hai cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn, nhảy cứ liên liến. 
	c) Cặp mỏ chích bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại.
	Câu 2 : Câu văn tả cặp mỏ của chích bông là :
	a) Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Thế mà hai cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn, nhảy cứ liên liến. 
	b) Cặp mỏ chích bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại.
	c) Cặp mỏ chích bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại. Thế mà quý lắm đấy.
	Câu 3 : Câu “Chích bông là một con chim bé xinh đẹp trong thế giới loài chim” được cấu tạo theo mẫu nào trong 3 mẫu dưới đây :
	a.	Ai là gì ?	 b. Ai làm gì ?	 c. Ai thế nào ?
	Câu 4 : Bộ phận in đậm trong câu “ Sơn ca khơ cả họng vì khát”, trả lời cho câu hỏi nào ?
	a.	Vì sao ?	 b.	 Như thế nào ?	 c. Khi nào?
	Câu 5 : Câu “ Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt.” tả hoạt động của :
	a. Hai chân	 b. Cặp mỏ	c. Hai chiếc cánh
VOI TRẢ NGHĨA
 Một lần, tôi gặp một chú voi non bị thụt bùn dưới đầm lầy. Tôi nhờ năm quản tượng đến giúp sức, kéo nó lên bờ. Nó run run, quơ mãi vòi lên người tôi hít hơi. Nó còn nhỏ chưa làm được việc. Tôi cho nó mấy miếng đường rồi xua nó trở vào rừng.
 Vài năm sau, tôi chặt gỗ đã được trồng lâu năm về làm nhà. Một buổi sáng, tôi ngạc nhiên thấy năm, sáu cây gỗ mới đốn đã được đưa về gần nơi tôi ở. Tôi ra rình, thấy hai con voi lễ mễ khiêng gỗ đến. Tôi nhận ra chú voi non ngày trước. Còn con voi lớn đi cùng chắc là mẹ nó. Đặt gỗ xuống, voi non tung vòi hít hít. Nó kêu lên khe khẽ rồi tiến lên, huơ vòi lên mặt tôi. Nó nhận ra hơi quen ngày trước .
 Mấy ngày sau, đôi voi đã chuyển hết số gỗ của tôi về bản.
 	Theo VŨ HÙNG
Quản tượng: Người trông nom và điều khiển voi.
 Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
 1. Tác giả gặp voi trong tình trạng nào?
 a. Bị lạc trong rừng. 
 b. Bị sa xuống hố sâu.
 c. Bị thụt xuống đầm lầy.
 2. Tác giả nhờ ai giúp sức kéo voi non lên bờ?
 a. Nhờ một người quản tượng.
 b. Nhờ năm người quản tượng.
 c. Nhờ năm người dân trong bản.
 3. Vài năm sau, một buổi sáng, tác giả ngạc nhiên vì gặp chuyện gì?
 a. Gỗ mới đốn đã có người lấy đi mất.
 b. Gỗ mới đốn đã có người đưa về gần nhà.
 c. Gỗ mới đốn đã bị voi khuân đi mất.
 4. Bộ phận in đậm trong câu: Một buổi sáng, tôi ngạc nhiên thấy năm, sáu cây gỗ mới đốn được đưa về gần nơi tôi ở. trả lời cho câu hỏi nào? 
 a. Khi nào?
 b. Ở đâu? 
 c. Như thế nào?

File đính kèm:

  • docOn Tap Tieng Viet 2 HKII.doc