Bài tập ôn luyện kiểm tra môn Tiếng việt Lớp 3

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập ôn luyện kiểm tra môn Tiếng việt Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Tập
Bài 1: Hãy đặt 5 câu theo mẫu : Ai làm gì ?
Bài 2: Hãy đặt 5 câu có hình ảnh so sánh.
Bài 3: Hãy đặt 5 câu theo mẫu Ai thế nào?
Bài 4: Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào?’’
Em thức dậy lúc 5 giờ sáng. 
Em mặc áo ấm khi gió mùa đông bắc tràn về.
Khi thầy giáo giảng bài , cả lớp im lặng lắng nghe.
Bài 5: Hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Khi nào em được cùng gia đình đi nghỉ mát?
2. Em đi ngủ lúc nào?
3. Gia đình em xum họp lúc nào?
Bài 6: Hãy đặt 3 câu hỏi có bộ phận trả lời “Khi nào?’’ và tả lời câu hỏi đó :
1: Câu hỏi: 
Câu trả lời:
2: Câu hỏi:
Câu trả lời:
3:Câu hỏi:
Câu trả lời:
Bài 7:Dựa vào nghĩa , hãy xếp các từ ngữ sau vào 3 nhóm: non sông , giữ gìn, giàu đẹp, đất nước, hùng vĩ, xây dựng, nên thơ, giang sơn, kiến thiết, gấm vúc, nước nhà, bảo vệ, mĩ lệ, tổ quốc, bồi đắp, rừng vàng biển bạc.
1: Từ chỉ đất nước.
2: Từ ngữ tả về giàu đẹp của đất nước.
3: Từ chỉ hành động của nhân dân đối với đất nước.
Bài 8: Hãy đặt 4 câu , mỗi câu có một từ sau: hùng vĩ , kiến thiết , đất nước , gấm vóc , bảo vệ.
Bài 9: Đọc khổ thơ sau:
Nghé hôm nay đi thi
Cũng dậy từ gà gáy
Người dắt trâu mẹ đi
Nghé vừa đi vừa nhảy...
Vui sao đàn nghé con!
Mặt trúng cười mủm mỉm
Mắt trúng ngơ ngác tròn
Nhìn tay người giơ đếm...
Cả một đàn nghé béo
Con nào hơn con nào?
Chờ lâu nghé khó chịu
Chạy vù lên đồi cao.
(Thi nghé-Huy Cận)
Hãy tìm từ ngữ trong đoạn thơ và ghi vào các cột sau:
a.Từ ngữ tả hoạt động của nghé.
b.Từ ngữ tả tâm trạng của nghé.
2. Ghi chữ Đ vào ô trống trước câu có ý đúng , chữ S vào ô trống trước câu có ý sai.
 Những từ ngữ đó giúp ta hiểu nghé có hoạt động và tình cảm giống như trâu mẹ.
 Những từ ngữ đó giúp ta hiểu nghé có hoạt động và tình cảm giống như một em bé , một con người .
 Cách viết như thế gọi như thế gọi là phép nhân hoá.
Bài 10 : Em hãy kể với bạn về quê hương nơi em sinh ra
Gợi ý : Em có thể chỉ chọn kể một nét đặc sắc về cảnh vật quê hương hoăc về sản vật đặc trưng, hoặc về nét sinh hoạt rất tiêu biểu của quê hương.
Bài 11: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 nhà trường tổ chức liên hoan văn nghệ chào mừng các thầy cô giáo . Em hãy kể lại buổi liên hoan văn nghệ đó?
Bài 12: Em hãy dùng các từ ngữ cho sau đăt thành câu để kể về một biểu diễn văn nghệ :
Liên hoan văn nghệ, trình diễn, ca múa, kịch
Bài 13: Em hãy dùng các từ ngữ cho sau đặt thành câu để kể lại công việc buổi sáng của em:
Sáu giờ, đánh răng rửa mặt, ăn sáng đến trường.
Bài 14: Em hãy dùng từ ngữ cho sau đặt thành câu kể lại một buổi tối trong gia đình em:
Đọc báo, xem sách, xem truyền hình, học bài.
Bài 15: Em hãy dùng các từ ngữ cho sau đặt thành câu để kể lại một chuyến thăm công viên:
Công viên, vui chơi, trò chuyện, nghỉ ngơi.

File đính kèm:

  • docBai tap Tieng Viet.doc