Bài làm văn số 3 ma trận đề kiểm tra

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài làm văn số 3 ma trận đề kiểm tra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM VĂN SỐ 3

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
 - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến 
độ chương trình lớp 12 học kì I.
 - Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học thực hành viết một 
bài văn nghị luận văn học
- Cụ thể: Kiến thức cơ bản của các văn bản VH: “Tây Tiến”(Quang Dũng), Việt Bắc(Tố Hữu), trích “Đất nước”(Nguyễn Khoa Điềm).
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 
- Tự luận.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

 Mức độ

Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1.Kiến thức văn học
Tái hiện kiến thức



(10% x10 điểm = 1,0 điểm)
Hiểu vấn đề được đưa ra


20% x10 điểm = 2,0 điểm)







(30% x10 điểm = 3,0 điểm)
Số câu: 1
Tỉ lệ: 30%





Tổng cộng
1,0 điểm
2,0 điểm


30 điểm
2. Làm văn nghị luận văn học

Định hướng đề bài





(10% x10 điểm = 1,0 điểm)
Hiểu được các yêu cầu đề ra.




10% x10 điểm = 1,0 điểm)
Xác định đúng mục đích, yêu cầu, nội dung bài làm văn

30% x10 điểm = 3,0 điểm)
Có kĩ năng làm văn, biết mở rộng, nâng cao trên cơ sở các yêu cầu của đề bài.
(20% x10 điểm = 2,0 điểm)








(70% x10 điểm = 7,0 điểm)
Số câu: 1
Tỉ lệ: 70%





Tổng cộng
1,0 điểm
1,0 điểm
3,0 điểm
2,0 điểm
70 điểm

IV. ĐỀ BÀI 
Câu 1( 3đ): Nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian, ý nghĩa của việc sử dụng đó qua các câu sau của Nguyễn Khoa Điềm :
 Dạy anh biết "yêu em từ thuở trong nôi"
 Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
 Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
 Đi trả thù mà không sợ dài lâu
 ( Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 2( 7đ): Cảm nhận của anh ( chị) về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
 Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
 Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gần lên khúc độc hành.
 ( Tây Tiến - Quang Dũng)



 -----------------Hết-------------------

V. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM


HƯỚNG DẪN CHẤM 



Câu
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1
Nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian, ý nghĩa của việc sử dụng đó qua các câu sau của Nguyễn Khoa Điềm :
 Dạy anh biết "yêu em từ thuở trong nôi"
 Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
 Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
 Đi trả thù mà không sợ dài lâu
 ( Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm)


Đáp án
Sử dụng sáng tạo, linh hoạt chất liệu văn học dân gian: không lặp lại hoàn toàn mà chỉ sử dụng một phần của câu ca dao.
Đưa người đọc vào môi trường VHDG, tạo nên 1 thế giới nghệ thuật giản gị và gần gũi...
1.5

 1.5
Câu
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 2
I. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng. Chữ viết cẩn thận.
II. Yêu cầu về kiến thức: 
Học sinh có thể làm bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần phân tích rõ các nội dung, nghệ thuật sau:
- Diện mạo: Không mọc tóc, quân xanh màu lá
à Tái hiện hiện thực khắc nghiệt nhất về những đoàn quân TT. Căn bệnh hiểm nghèo nơi rừng thiêng nước độc, đối mặt kẻ thù, biết bao mất mát, hi sinh.
- Khí phách: dữ oai hùm, mắt trừng, chẳng tiếc đời xanhà sẵn sàng xả thân cho lí tưởng
àCách gợi tả mang hơi thơ cổ, câu thơ có âm hưởng trầm hùng : H/ả tráng sĩ xưa, gân cốt mạnh mẽ, đầy chí khí, ước vọng chiến thắng.
- Tâm hồn: đêm mơ Hà Nộià đa cảm rạo rực, khao khát yêu đương, lấp lánh vẻ đẹp hào hoa của người HNà lãng mạn cách mạng
 - Nói đến cái chết nhẹ nhàng, sâu sắc, thấm thía:
 + Rải rácàloạt từ Hán Việt gợi không khí tôn nghiêm à đám mộ chí bằng thơ cho người lính làm tăng ý nghĩa của sự hi sinh.
 + Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh àý chí coi thường nguy hiểm, tư thế của người chiến sĩ, tráng sỹ xưa coi cái chết nhẹ tựa lông hồng à dám hi sinh cả tuổi xuân cho đất nước.
 + Aó bào thay chiếu: cách nói đẹp về cái chết bi tráng
 + Anh về đất: nói giảmàcái chết nhẹ nhàng, giản dị mà lớn lao. Trở về đất, người mẹ TQ lớn lao mở lòng đón họ à ấm lòng.
 Nhà thơ nhìn thẳng vào sự thật nhưng đem đến cho nó 1 vẻ đẹp lẫm liệt hào hùng, sang trọng, bi tráng.
- Khúc độc hành: thiên nhiên tấu lên bản nhạc dữ dội, hào hùng đưa tiễn linh hồn người chiến sĩ.
à Cái chết không bi lụy mà hùng tráng. Nhà thơ không cần dùng lời ca ngợi mà để dòng sông cất lên điệu nhạc tiễn người chiến sĩ vào cõi bất tử.
NX: Sử dụng thành công bút pháp lãng mạn tạo màu sắc bi tráng để xây dựng chân dung người lính TT tiều tụy mà lẫm liệt, lam lũ mà hào hoa, dữ dằn mà đa cảm .


Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức
Giáo viên cần linh hoạt trong khi chấm, tránh hiện tượng đếm ý cho điểm.
3. Củng cố : Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học về một đoạn thơ.
4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà: 
- Làm bài tập về nhà theo hướng dẫn của GV
+ Chuẩn bị bài mới: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm.
Yêu cầu: Đọc văn bản và nắm được một số biện pháp tu từ ngữ âm thường gặp.Yếu tố 
nào tạo nên nhịp điệu và âm hưởng cho câu văn

File đính kèm:

  • docBAI LAM VAN SO 3TAN VAN 12.doc