Bài kiểm tra học kỳ II Năm học 2007-2008 Môn: ngữ văn 7

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra học kỳ II Năm học 2007-2008 Môn: ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC
HƯƠNG TRÀ
-----------------
BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008
MÔN: Ngữ văn 7. Thời gian làm bài: 90 phút
–––––––––––––––––––

Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và trình bày vào tờ giấy bài làm.
	…”Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý (1). Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy (2). Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm (3). Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày (4). Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tình yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến (5).”

Câu 1: Tác giả của đoạn văn trên là ai?
	A. Hoài Thanh	B. Phạm Văn Đồng	C. Hồ Chí Minh	D. Đặng Thai Mai
Câu 2: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
	A. Miêu tả	B. Tự sự	C. Biểu cảm	D. Nghị luận
Câu 3: Trong đoạn văn trên, câu văn nào nêu lên luận điểm của đoạn văn?
	A. Câu 2	B. Câu 3	C. Câu 4	D. Câu 5
Câu 4: Đoạn văn trên có mấy câu rút gọn?
	A. Một câu	B. Hai câu	C. Ba câu	D. Bốn câu
Câu 5: Câu văn: “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy” đã lược bỏ thành phần nào?
	A. Chủ ngữ	B. Trạng ngữ	C. Chủ ngữ và vị ngữ	D. Vị ngữ	
Câu 6: Trong câu (5), tác giả đã sử dụng phép tu từ nào?
	A. Tăng cấp	B. Liệt kê	C. Nhân hoá	D. Tương phản
Câu 7: Hãy kết nối một thông tin ở cột A với một thông tin ở cột B được nội dung đúng.
A. Loại dấu
B. Tác dụng
C. Kết quả kết nối
1.- Dấu chấm lửng
2.- Dấu chấm phẩy
3.- Dấu gạch ngang
4.- Dấu gạch nối
a.- không phải là dấu câu; chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
b.- đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
c.- thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quảng.
d.- đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
+ …..
+ …..
+ …..
+ ….
 
Phần II. Tự luận (6 điểm):
	Nhân dân ta thường nói: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hiểu câu nói đó như thế nào? Hãy chứng minh đó là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.
	
––––––––––––––



PHÒNG GIÁO DỤC
HƯƠNG TRÀ
-----------------
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 
MÔN: Ngữ văn 7
–––––––––––––––––––

	PHẦN I.- (4 điểm)
Từ câu 1 đến câu 6, mỗi câu chọn phương án trả lời đúng, chấm 0,5 điểm.

Đáp án: 
Câu
1
2
3
4
5
6
Phương án đúng
C
D
C
B
A
B

+ Câu 7: 1 điểm; mỗi phương án đúng, chấm 0,25 điểm.
Đáp án: 1 + C; 2 + D; 3 + B; 4 + A.


	PHẦN II.- (6 điểm)

	I.- Yêu cầu chung:
	Bài viết hoàn chỉnh; đúng thể loại, đúng bố cục và các luận điểm đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy; dẫn chứng phong phú; chữ viết rõ, sạch sẽ; không có sai phạm lớn về từ, câu, chính tả.

	II.- Một số yêu cầu cụ thể và thang điểm:

– Mở bài: 1 điểm.
Giới thiệu được vấn đề cần chứng minh (nêu vai trò quan trọng của đạo đức, phẩm chất truyền thống tốt đẹp trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết).
– Thân bài: 4 điểm
Giải thích: 1 điểm.
+ Thế nào là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”?
+ Tại sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây? (nhớ ơn là một đạo lý làm người, một chân lý của nhân loại).
Chứng minh: 3 điểm.
Yêu cầu có dẫn chứng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
– Kết bài: 1 điểm
Biết kết luận vấn đề, biết kêu gọi mọi người cùng thực hành, giữ gìn và phát huy phẩm chất truyền thống tốt đẹp trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết.

	* Chú ý: Điểm tối đa ở mỗi phần chỉ chấm với những bài làm có chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, đẹp. Điểm tổng cộng của bài làm được làm tròn đến chữ số thập thứ nhất (7,25 làm tròn thành 7,3 mà không làm tròn thành 7,5).

–––––––––––––––––––––


File đính kèm:

  • docDe thi HK2 van 7.doc
Đề thi liên quan