Bài kiểm tra học kì i - Năm học 2010 - 2011 môn: Công nghệ 8

doc6 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra học kì i - Năm học 2010 - 2011 môn: Công nghệ 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS 	BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2010 - 2011
Họ và Tên :	Môn: CÔNG NGHỆ - 8 Thời gian: 45/.
Lớp	 :..	( Không tính thời gian giao đề )
TN
TL
TC
 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
ĐỀ 1:
A/ TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm) Thời gian: 15/
I. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng: (1.5 điểm)
Câu 1: Phần tử nào sau đây không phải là chi tiết máy?
A. Đai ốc	B. Nắp bình xăng	 C. Vòng đệm	D. Mãnh vở máy. 
Câu 2: Mối ghép tháo được gồm:
 A. Mối ghép bằng đinh tán, vít. B. Mối ghép bằng then,hàn.
 C. Mối ghép bằng ren, chốt. D. Mối ghép bằng đinh tán, hàn.
Câu 3: Nếu tỉ lệ Cacbon (C) trong vât liệu lớn hơn 2,14% là:
	A. Thép	B. Sắt	C. Gang	D. Nhôm
Câu 4: Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể:
 A. Tiếp xúc với mặt phẳng cắt. B. Ở sau mặt phẳng cắt.
 C. Ở trước mặt phẳng cắt. D. Bị cắt làm đôi.
Câu 5: Tính chất công nghệ của vật liệu cơ khí là:
A. Tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt.
B. Tính chống ăn mòn, chịu Axit và muối.
C. Tính nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
D. Tính cứng, tính dẻo, tính bền.
Câu 6: Nhóm chi tiết máy có công dụng chung gồm:
	A. Bu lông, đai ốc, lò xo, bánh răng B. Khung xe đạp, bu lông, đai ốc
	C. Kim khâu, bánh răng, lò xo D. Trục khủy, kim khâu, khung xe đạp
II. Điền khuyết: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống sao cho phù hợp với nội dung bài học: (0.5 điểm)
Câu 7: Dũa và khoan là phương pháp gia công phổ biến trong sữa chữa và . cơ khí
Câu 8: Mối ghép động còn gọi là khớp động như: khớp quay, khớp tịnh tiến, , khớp vít. Cúng được dùng rộng rãi trong nhiều máy và thiết bị.
III. Nối cột: Hãy nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp với nội dung chỉ đặc điểm của mối ghép: (1.0 điểm)
A
A+B
B
1. Trong mối ghép không tháo được
1+
a. Các chi tiết được ghép thường có dạng tấm.
2. Trong mối ghép bằng đinh tán
2+
b. Muốn tháo rời phải phá hỏng một chi tiết.
3. Trong mối ghép bằng vít cấy
3+
c. Tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn.
4. Trong mối ghép bằng bu lông
4+
d. Một chi tiết có lỗ ren, chi tiết cồn lại là lỗ trơn.
e. Các lỗ trên chỉ là lỗ trơn.
B/ TỰ LUẬN: (7.0 điểm) Thời gian: 30/
Câu 1: (2.0 điểm) Vật liệu cơ khí gồm những tính chất cơ bản nào? 
Câu 2: (3.0 điểm) Cho biết tư thế và thao tác cưa? Để đảm bảo an toàn khi Cưa, cần chú ý những điểm gì?
Câu 3: (2.0 điểm) Mối ghép bằng ren gồm mấy loại? Nêu ứng dụng của mối ghép bằng ren?
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM CÔNG NGHỆ 8
ĐỀ 1
A/ TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm)
Câu 1: D;	Câu 2: C;	Câu 3: D;	Câu 4: B; 	Câu 5: A;	Câu 6: A
Câu 7: Chế tạo sản phẩm.	Câu 8: Khớp cầu
Câu 9: 1+B	; 	2+ A	; 	3+ D	;	4+ E
B/ TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
Câu 1: Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí: (2.0 điểm)
Tính chất cơ học: tính cứng, tính dẻo, tính bền. 
Tính chất vật lí: Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng
Tính chất hóa học: Chị axit và muối, tính chống ăn mòn, 
Tính chất công nghệ: tính đúc, hàn, rèn, khả năng gia công cắt gọt.
Câu 2: (3.0 điểm)
* Tư thế và thao tác cưa: (2.0 điểm)
- Tư thế đứng: Thoải mái, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân.
- Cách cầm cưa: Tay phải nắm cán cưa, tay trái nắm đầu kia của khung cưa. 
- Thao tác: kết hợp hai tay và một phần khối lượng cơ thể để đẩy và kéo cưa. Khi đẩy phải ấn lưỡi cưa để tạo lực cắt. Khi kéo cưa về tay trái không ấn, tay phải rút cưa về nhanh hơn lúc đẩy. Quá trình lặp đi lặp lại đến khi kết thúc.
* An toàn khi cưa: (1.0 điểm)
- Kẹp vật cưa đủ chặt.
- Lưỡi cưa căng vừa phải, không dùng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm bị vỡ.
- Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật để vật không rơi vào chân.
- Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vào mạch cưa vì mạt cưa dễ bắn vào mắt.
Câu 3: (2.0 điểm)
* Mối ghép bằng ren có ba loại chính là: (1.0 điểm)
+ Mối ghép bu lông
+ Mối ghép vít cấy 
+ Mối ghép đinh vít 
Tuỳ theo mục đích sử dụng mà ta có thể chọn một trong ba kiểu mối ghép trên.
* Ứng dụng: (1.0 điểm)
	- Có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, nên được dùng rộng rãi trong các mối ghép cần tháo lắp.
	- Mối ghép bulông thường dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp.
	- Những chi tiết có chiều dày quá lớn, người ta dùng mối ghép vít cấy.
	- Mối ghép đinh vít dùng cho những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ.
TRƯỜNG THCS 	 BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2010 - 2011 
Họ và Tên :	 Môn: CÔNG NGHỆ - 8 Thời gian: 45/.
Lớp	 :..	( Không tính thời gian giao đề )
TN
TL
TC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
ĐỀ 2:
A/ TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm) Thời gian: 15/
I. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng: (1.5 điểm)
Câu 1: Nhóm chi tiết có công dụng riêng gồm:
A. Trục khủy, đai ốc	.	B. Kim máy khâu, lò xo.
	C. Bánh răng, bu lông.	D. Trục khủy, khung xe đạp, kim máy khâu.
Câu 2: Mối ghép cố định là mối ghép có:
	A. Các chi tiết chuyển động tương đối với nhau.
	B. Các chi tiết chuyển động ăn khớp với nhau.
	C. Các chi tiết không có chuyển động tương đối với nhau.
	D. Các chi tiết có thể xoay, trượt với nhau.
Câu 3: Mối ghép không tháo được gồm:
	A. Mối ghép bằng đinh tán, ren, chốt.	B. Mối ghép bằng hàn, đinh tán.
	C. Mối ghép bằng then, ren, chốt.	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Có 3 phương pháp hàn là:
	A. Hàn áp lực, hàn điện tiếp xúc, hàn thiếc
	B. Hàn nóng chảy, hàn áp lực và hàn thiếc.
	C. Hàn hồ quang, hàn nóng chảy và hàn thiếc.
	D. Hàn mềm, Hàn thiếc và hàn áp lực.
Câu 5: Mối ghép bằng đinh tán thường dùng khi:
	A. Vật liệu tấm thép không hàn được hoặc khó hàn.
	B. Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh.
	C. Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao.
	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Mối ghép giữa bu lông và đai ốc là mối ghép:
	A. Mối ghép cố định, tháo được.
	B. Mối ghép cố định, không tháo được.
	C. Mối ghép không cố định, không tháo được.
	D. Mối ghép không cố định, tháo được.
II. Điền khuyết: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống sao cho phù hợp với nội dung bài học: 
(0.5 điểm)
Câu 7: Các dụng cụ cầm tay đơn giản trong ngành ..gồm: Dụng cụ đo, tháo 
lắp, kẹp chặt, gia công. Chúng dùng để xác định.. và tạo ra sản 
phẩm cơ khí.
III. Nối cột: Hãy nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp với nội dung chỉ đặc điểm của mối ghép: (1.0 điểm)
A
A+B
B
1. Trong mối ghép không tháo được
1+
a. Các lỗ trên chỉ là lỗ trơn.
2. Trong mối ghép bằng đinh tán
2+
b. Một chi tiết có lỗ ren, chi tiết cồn lại là lỗ trơn.
3. Trong mối ghép bằng vít cấy
3+
c. Các chi tiết được ghép thường có dạng tấm.
4. Trong mối ghép bằng bu lông
4+
d. Tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn.
e. Muốn tháo rời phải phá hỏng một chi tiết.
B/ TỰ LUẬN: (7.0 điểm) Thời gian: 30/
Câu 1: (3.0 điểm) Khi khoan cần đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật gì? Để đảm bảo an toàn Khoan, cần chú ý những điểm gì? 
Câu 2: (2.0 điểm) Vật liệu cơ khí gồm những tính chất cơ bản nào? 
Câu 3: (2.0 điểm) Nêu cấu tạo của mối ghép bằng then, chốt và ứng dụng của từng loại?
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM CÔNG NGHỆ 8
ĐỀ 2
A/ TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm)
Câu 1: D;	Câu 2: C;	Câu 3: B;	Câu 4: B; 	Câu 5: D;	Câu 6: A
Câu 7: (1) Cơ khí.	(2) Hình dạng, kích thước.
Câu 8: 1+E	; 	2+ C	; 	3+ B	;	4+ A
B/ TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
Câu 1: (3.0 điểm)
* Yêu cầu kĩ thuật khoan: (1.5 điểm)
Lấy dấu, xác định tâm lỗ trên vật cần khoan.
Chọn mũi khoan có đường kính bằng đường kính lỗ cần khoan.
Lắp mũi khoan vào bầu khoan.
Kẹp vật khoan lên Êtô trên bàn khoan.
Quay tay quay cho mũi khoan đi xuống, điều chỉnh sao cho tâm lỗ cần khoan trùng với tâm mũi khoan.
Bấm công tắc điện, điều chỉnh tay quay từ từ để mũi khoan khoan hết chiều sâu của lỗ cần khoan.
* An toàn khi khoan: (1.5 điểm)
	- Không dùng mũi khoan cùn, không khoan khi mũi khoan và vật cần khoan chưa được kẹp chặt.
	- Vật khoan phải thẳng góc với mũi khoan để tránh gãy mũi khoan.
	- Quần áo, tóc gọn gàng, không dùng găng tay khi khoan.
	- Không cúi gần mũi khoan.
	- Không dùng tay hoặc để vật khác chạm vào mũi khoan khi mũi khoan đang quay. 
Câu 2: Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí: (2.0 điểm)
Tính chất cơ học: tính cứng, tính dẻo, tính bền. 
Tính chất vật lí: Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng
Tính chất hóa học: Chị axit và muối, tính chống ăn mòn, 
Tính chất công nghệ: tính đúc, hàn, rèn, khả năng gia công cắt gọt.
Câu 3: (2.0 điểm)
* Nêu cấu tạo của mối ghép bằng then, chốt: (1.0 điểm)
- Mối ghép bằng then gồm: Trục, then, bánh đai.
- Mối ghép bằng chốt gồm: Đùi, trục giữa, chốt trụ.
Then và chốt đều là chi tiết hình trụ.
* Ứng dụng của then, chốt: (1.0 điểm)
	- Có cấu tạo đơn giản, đễ tháo, lắp và thay thế nhưng khả năng chịu lực kém.
	- Mối ghép bằng then thường dùng để ghép trục với bánh răng, bánh đai, đĩa xích, để truyền chuyển động quay.
	- Mối ghép bằng chốt dùng để hãm chuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc hoặc để truyền lực theo phương đó.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2010 - 1011
Môn :
Công Nghệ 
Lớp :
8
A. MA TRẬN ĐỀ 1:
Chủ đề kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TỔNG
Số câu /Điểm
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
Bản vẽ kĩ thuật
C4
1
0,25
0,25
Vật liệu cơ khí
C3,5
Câu 1
3
0,5
2,0
2,5
Cưa và đục kim loại
Câu 2
1
3,0 
3,0
Dũa và khoan kim loại
C7
1
0,25
0,25
Chi tiết máy
C1
C6
2
0,25
0,25
0,5
Mối ghép cố định. Mối ghép không tháo được
C9-1,2
2
0,5
0,5
Mối ghép tháo được
C2
Câu 3
C9-3,4
4
0,25
2,0
0,5
2,75
Mối ghép động
C8
1
0,25
0,25
TỔNG
4,0
3,0
3,0
10
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2010 - 1011
Môn :
Công Nghệ 
Lớp :
8
A. MA TRẬN ĐỀ 2:
Chủ đề kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TỔNG
Số câu /Điểm
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
Vật liệu cơ khí
C7- 1,2
Câu 2
3
0,5
2,0
2,5
Dũa và khoan kim loại
Câu 1
1
3,0 
3,0
Chi tiết máy
C1
1
0,25
0,25
Mối ghép cố định. Mối ghép không tháo được
C2,5,6
C3,4
C9-1,2
7
0,75
0,5
0,5
1,75
Mối ghép tháo được
Câu 3
C9-3,4
3
2,0
0,5
2,5
TỔNG
4,0
3,0
3,0
10

File đính kèm:

  • docDE THI CONG NGHE KI I HOT.doc