Bài kiểm tra 15 phút lớp: 9 môn: ngữ văn

doc9 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra 15 phút lớp: 9 môn: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:………………………………… BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT
Lớp: 9…………………………………….. Môn: Ngữ văn

Mã đề : 01
Điểm:
Lời phê của giáo viên:








Đánh dấu x vào đáp án đúng.

Câu 1: Văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa” là của tác giả nào?
A. Nguyễn Quang Sáng B. Nguyễn Thành Long
C. Kim Lân D. Nguyễn Minh Châu
Câu 2: Văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” thuộc thể loại truyện nào?
 	 A. Chí B. ký
C. Truyện ngắn D. Truyện thơ
Câu 3: Nhân vật trung tâm của truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là ai?
A. Người lái xe B. Ông họa sỹ
C. Cô kỹ sư D. Anh thanh niên
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “ Con Cò” của Chế Lan Viên là gì?
A. Biểu cảm và miêu tả B. Miêu tả
C. Biểu cảm D. Tự sự
Câu 5: Câu văn: “ Nói xong chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến” thuộc loại câu gì?
A. Câu đơn B. Câu ghép
C. Câu rút gọn D. Câu đặc biệt
Câu 6: Câu thơ “ Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Ẩn dụ B. Hoán dụ
C. So sánh ngang bằng D. So sánh không ngang bằng
Câu 7: Câu thơ” Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở ngang” được viết theo cách nào?
A. Tự sự B. Biểu cảm
C. Miêu tả D. Tự sự kết hợp với biểu cảm
Câu 8: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có phong cách văn hóa như thế nào?
A. Một lối sống rất bình dị, rất cổ điển B. Một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam
C. Một lối sống rất truyền thống, rất phương Đông D. Một lối sóng rất Việt Nam nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.
Câu 9: Dòng nào sau đây không phải là từ hán Việt?
A. Trùng dương B. Trùng khơi
C. Trùng điệp D. Trùng trục
Câu 10: Từ nào trái nghĩa với từ “ Truân chuyên” ?
A. Nhọc nhằn B. Vất vả
C. Gian nan D. Nhàn nhã


Câu 11: Đoạn văn sau đây tác giả sử dụng thành công biện pháp tu từ nào?
“ Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Nga Hoa…và Người đã làm nhiều nghề”
A. So sánh B. Liệt kê
C. Nhân hóa D. Nói quá
Câu 12: Phương châm về lượng đòi hỏi người giao tiếp phải tuân thủ điều gì?
A. Nói tất cả những gì mình biết B. Nói những điều mình cho là quan trọng
C. Nói thật nhiều thông tin D. Nói đúng yêu cầu cuộc giao tiếp

Câu 13: Nêu chính xác tên tác giả và tên tác phẩm của khổ thơ sau:
“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
A. Đoàn thuyền đánh cá – Bằng Việt B. Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận
C. Bếp lửa – Bằng Việt D. Quê hương – Tế Hanh
Câu 14: Câu “ không thể được” thuộc loại câu nào?
A. câu nghi vấn B. câu cầu khiến
C. Câu cảm thán D. câu trần thuật
Câu 15: Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt?
A. Ức hiếp B. Đè nén
C. Việt gian D. Nô lệ
Câu 16: Phần được gạch chân trong câu văn sau là gì?
“ Bà Hai bỗng lại cất tiếng: Thầy nó ngủ rồi ư? Dậy tôi bảo cái này đã!”
A. Ý dẫn trực tiếp B. Lời dẫn trực tiếp
C. Ý dẫn gián tiếp D. Lời dẫn gián tiếp
Câu 17: Dòng nào nêu đủ nhất những thể loại trung đại được học trong chương trình Ngữ văn 9?
A. Chí, ký, phóng sự, truyền kỳ B. Chí, ký, truyện thơ, truyền kỳ
C. Chí, tùy bút, phóng sự, truyền kỳ D. Chí, tùy bút, truyện thơ
Câu 18: Câu in đậm trong đoạn trích sau đây là câu gì?
Cậu đã làm bài tập chưa?
Rồi!
a, Câu đơn b, Câu rút gọn
c, Câu đặt biệt d, không phải các kiểu câu trên.
Câu 19: Câu in đậm trong đoạn trích sau đây là câu gì?
Cậu đã làm bài tập chưa?
Rồi!
a, Câu đơn b, Câu rút gọn
c, Câu đặt biệt d, không phải các kiểu câu trên.
Câu 20: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để có thành phần trạng ngữ thích hợp
Cây bàng …….. đang thay lá.
a, của trường em b, trước sân trường
c, bố em trồng d, mẹ mua


Họ và tên:………………………………… BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT
Lớp: 9…………………………………….. Môn: Ngữ văn

Mã đề : 01
Điểm:
Lời phê của giáo viên:









Đánh dấu x vào đáp án đúng.

Câu 1: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để có thành phần trạng ngữ thích hợp
…….. ,Cả cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ bay theo từng làn gió.
a, Mỗi sáng b, Khi hè về
c, Mùa xuân d, Mùa đông
Câu 2: Tìm thành ngữ có trong các trường hợp sau:
a, Chó treo mèo đậy b, Ăn gió nằm sương
c, Nước mặt cá sấu d, Lên thác xuống ghềnh.
e, Gần mực thì đen gần đền thì rạng g, Bán mặt cho đất bán lưng cho trời .
Câu 3:Thành ngữ được sử dụng trong dòng thơ nào của bài thơ sau:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
 Rắn nát mặc dầu tay kể nặn
 Mà em vẫn giữ tấm lòng son
a, Thân em vừa trắng lại vừa tròn b, Bảy nổi ba chìm với nước non
c, Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn d, Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Câu 4: Dãy từ nào sau đây chỉ toàn là đại từ?
a,Mẹ, tôi, nó, anh, hắn, chúng tôi b, Gã, tôi, nó, anh, hắn, chúng tôi 
c,Tôi, nó, anh, hắn, chúng tôi, Lan d, Cô giáo, tôi, nó, anh, hắn, chúng tôi 
Câu 5: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào?
a, Văn học dân gian b, Văn học viết
c, Văn học thời kỳ chống Pháp d, Văn học thời kỳ chống Mỹ.
Câu 6: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?
a, Khoai đất lạ mạ đất quen b, Một nắng hai sương
c, Chớp đông đang nháy gà gáy thì mưa d, Thứ nhất đất ải, thứ nhì vãi phân
Câu 7: Những câu tục ngữ đồng nghĩa là những câu như thế nào?
a, Có nghĩa gần giống nhau b, Có ý nghĩa hoàn toàn giống nhau
c, Có ý nghĩa trái ngược nhau d, Có ý nghĩa mâu thuẫn với nhau
Câu 8: Đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người và xã hội là gì?
 a, Là các qui luật tự nhiên 
 b, Là con người với các mối quan hệvà phẩm chất lối sống cần có
 c, Là quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt của con người 
 d, là thế giới tình cảm phong phú của con người.
Câu 9: Tục ngữ về con người và xã hội được hiểu theo nghĩa nào?:
a, Cả nghĩa đen và nghĩa bóng b, Chí hiểu theo nghĩa đen
c, Chỉ hiểu theo nghĩa bóng d, Không hiểu theo nghĩa nào.
Câu 10:Đặc điểm nổi bật về hình thức của câu tục ngữ về con người và xã hội là gì?
a, Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh b, Từ và câu có nhiều nghĩa
c, Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ d, Hình ảnh so sánh, ẩn dụ và nhiều nghĩa
Câu 11: câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kể trồng cây” dùng cách diễn đạt nào?
a,Biện pháp tu từ so sánh b, Biện pháp tu từ chơi chữ 
c,Biện pháp tu từ ẩn dụ d, Biện pháp tu từ nhân hóa 
Câu 12: Câu tục ngữ nào trong các câu sau đây đồng nghĩa với câu “ Thâm đông, hồng Tây, dựng mây, ai ơi ở lại ba ngày hãy đi”
a, Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa b, Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt
c, Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa 
d, Mống Đông, vồng Tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.
Câu 13: Những câu tục ngữ trái nghĩa là những câu có ý nghĩa như thế nào với nhau?
a, Hoàn toàn trái ngược nhau b, Hoàn toàn giống nhau
c, Bổ sung ý nghĩa cho nhau d, Mâu thuẫn với nhau
Câu 14: Trong các câu tục ngữ sau câu nào đồng nghĩa với câu “ Đói cho sạch, rách cho thơm”?
a, Đối ăn vụng, túng làm càn b, Ăn phải nhai, nói phải nghĩ
c, Ăn trông nồi, ngồi trông hướng d, Giấy rách phải giữ lấy lề
Câu 15: Trong các câu sau, câu nào có nghĩa trái ngược với câu “ Uống nước nhớ nguồn”?
 a, Ăn quả nhớ kể trồng cây b, Uống nước nhớ người đào giếng
 c, Ăn cháo đá bát d, Ăn gạo nhớ kể đâm xay giần sàng
Câu 16: Câu “ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm” thuộc thể loại văn học nào?
a, Thành ngữ b, Cao dao
c, Tục ngữ d, Vè.
Câu 17:Nội dung của câu tục ngữ “ Không thầy đó mày làm nên” và “ Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ với nhau như thế nào?
a, Hoàn toàn trái ngược nhau b, Hoàn toàn giống nhau
c, Bổ sung ý nghĩa cho nhau d, Gần giống nghĩa với nhau
Câu 18: Ai là tác gỉ của bài thư “ Đồng chí”?
a, Chính Hữu b, Tố Hữu
c, Phạm Tiến Duật d, Nam Cao
Câu 19: Tác phẩm “ Vũ trung tùy bút” của tác giả nào?
a, Nguyễn Dữ b, Ngô gia văn phái
c, Nguyễn Đình Chiểu d, Phạm Đình Hổ
Câu 20: Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận được viết theo thể thơ nào?
a, Thơ tự do 5 chữ b, Thơ tự do
c, Thơ tự do 7 chữ d, Thơ ngũ ngôn





Họ và tên:………………………………… BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT
Lớp: 9…………………………………….. Môn: Ngữ văn

Mã đề : 03

Điểm:
Lời phê của giáo viên:









Đánh dấu x vào đáp án đúng.

Câu 1: Nhận định nào nói đúng nhất về tác giả Truyện Kiều?
 a, Có kiến thức sâu rộng và là một thiên tài văn học 
 b, Từng trải, có vốn sống phong phú
 c, là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn 
 d, Kết hợp nhuần nhuyễn cả ba yếu tố trên.
Câu 2: Dòng nào không nói đúng về nghệ thuật của Truyện Kiều?:
a, Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát điêu luyện b, Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi
c, Nghệ thuật tả thiên nhiên tài tình d, Có nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn.
Câu 3:Từ “ Trang trọng” trong câu “ Vân xem trang trọng khác vời” nói lên nội dung gì?
a, Nói lên sự giàu có của Thúy Vân b, Nói lên vẻ tao nhã của Thúy vân
c, Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ d, Hình ảnh so sánh, ẩn dụ và nhiều nghĩa
Câu 4: Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân tác giả không dùng phép tu từ nào?
a,Biện pháp tu từ so sánh b, Biện pháp tu từ chơi chữ 
c,Biện pháp tu từ ẩn dụ d, Biện pháp tu từ liệt kê
Câu 5: Câu thơ “ Làn thu thủy nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp nào của Thúy Kiều?
a, Vẻ đẹp của làn da b, Vẻ đẹp của mái tóc
c, Vẻ đẹp của đôi mắt d, Vẻ đẹp của dáng đi.
Câu 6: Trong câu thơ” Một hai nghiêng nước nghiêng thành” Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
a, So sánh b, Hoán dụ
c, Ẩn dụ d, Điển cố, điển tích
Câu 7: Cụm từ “ nghề riêng” nói về tài năng nào của Thúy Kiều?
a, Tài chơi cờ b, Tài làm thơ
c, Tài đánh đàn d, Tài vẽ tranh
Câu 8: Theo em, với cách miêu tả con người như thế, Nguyễn Du dự báo cuộc đời của Thúy Kiều sẽ diễn ra theo chiều hướng nào?
 a, Giàu sang, phú quý b, Hạnh phúc, vinh hiển
 c, Bình lặng, suôn sẻ d, Trắc trở, khổ đau


Câu 9: Có người cho rằng, chân dung Thúy Vân, Thúy Kiều là những chân dung tính cách số phận, đúng hay sai?
a, Đúng b, Không thể hiện mục đích ấy
c, Sai d, Tùy cảm nhận của bạn đọc
Câu 10:Cảnh thiên nhiên trong 6 câu thơ cuối đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” là cảnh như thế nào? 
a, Đẹp nhưng buồn b, Đẹp và tươi sáng
c, Khô cằn, héo úa d, Ảm đạm, hiu hắt

Câu 11: Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thể hiện khát vọng gì của tác giả?
 a, Trở nên giàu sang, phú quý 
 b, Được cứu người, giúp đời
 c, Có chiến công hiển hách 
 d, Kết hợp nhuần nhuyễn cả ba yếu tố trên.
Câu 12: Nhận định nào nói đúng nhất về cách xây dựng nhân vật trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga?:
a, Qua lời nói b, Qua cử chỉ và hàn động
c, Qua thái độ d, Kết hợp cả ba yếu tố trên.
Câu 13: Có những cách miêu tả nội tâm nào?
a, Trực tiếp b, Gián tiếp
c, Đan xen giữa trực tiếp và gián tiếp d, Có thể sử dụng ba cách miêu tả trên.
Câu 14: Trong các dòng sau, dòng nào không phải là thành ngữ?
a,Cá không ăn muối cá ươn b, Tham thì thâm 
c,Uống nước nhớ nguồn d, Nuôi ong tay áo
Câu 15: Từ “ vị tha” có nghĩa là gì?
a, Tính rộng lượng, dễ cảm thông và dễ tha thứ b, Tinh thần quên mình, chăm lo vô tư cho người khác
c, Có lòng yêu thương hết thảy mọi người, mọi loài d, Hiểu khó khăn và chia sẻ tâm tư
Câu 16: Bài thơ “ Đồng chí” viết về đề tài gì?
a, Tình anh em b, Tình bạn bè
c, Tình đồng đội d, Tình quân dân
Câu 17: Nhận định nào nói đúng nghĩa gốc của từ “ đồng chí”?
a, Là những người cùng một giống nòi b, là những người sống cùng một thời đại
c, Là người cùng tôn giáo d, Là những người sống cùng một chí hướng chính trị
Câu 18: Bài thơ “ Đồng chí” viết theo thể thơ nào?
 a, Tứ tuyệt Đường luật b, Tự do
 c, Ngũ ngôn d, Lục bát
Câu 19: Hai câu thơ: “ Không có kính rồi xe không có đèn
 Không có mui xe, thùng xe có xước”
Sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
a, So sánh b, Liệt kê
c, Nhân hóa d, Nói quá
Câu 20:Nhận định nào nói đúng nhất giọng điệu bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” – Huy cận? 
a, Khỏe khoắn b, Bay bổng
c, Sôi nổi d, Bài thơ có giọng điệu khỏe khoắn, sôi nổi, bay bổng



Họ và tên:………………………………… BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT
Lớp: 9…………………………………….. Môn: Ngữ văn

Mã đề : 04

Điểm:
Lời phê của giáo viên:








Đánh dấu x vào đáp án đúng.

Câu 1: Nhận định nào nói đúng nhất về tác giả Truyện Kiều?
 a, Có kiến thức sâu rộng và là một thiên tài văn học 
 b, Từng trải, có vốn sống phong phú
 c, là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn 
 d, Kết hợp nhuần nhuyễn cả ba yếu tố trên.
Câu 2: Câu thơ “ Làn thu thủy nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp nào của Thúy Kiều?
a, Vẻ đẹp của làn da b, Vẻ đẹp của mái tóc
c, Vẻ đẹp của đôi mắt d, Vẻ đẹp của dáng đi.
Câu 3: Dòng nào không nói đúng về nghệ thuật của Truyện Kiều?:
a, Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát điêu luyện b, Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi
c, Nghệ thuật tả thiên nhiên tài tình d, Có nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn.
Câu 4:Từ “ Trang trọng” trong câu “ Vân xem trang trọng khác vời” nói lên nội dung gì?
a, Nói lên sự giàu có của Thúy Vân b, Nói lên vẻ tao nhã của Thúy vân
c, Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ d, Hình ảnh so sánh, ẩn dụ và nhiều nghĩa
Câu 5: Trong câu thơ” Một hai nghiêng nước nghiêng thành” Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
a, So sánh b, Hoán dụ
c, Ẩn dụ d, Điển cố, điển tích
Câu 6: Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân tác giả không dùng phép tu từ nào?
a,Biện pháp tu từ so sánh b, Biện pháp tu từ chơi chữ 
c,Biện pháp tu từ ẩn dụ d, Biện pháp tu từ liệt kê
c, Ẩn dụ d, Điển cố, điển tích
Câu 7: Cụm từ “ nghề riêng” nói về tài năng nào của Thúy Kiều?
a, Tài chơi cờ b, Tài làm thơ
c, Tài đánh đàn d, Tài vẽ tranh
Câu 8: Theo em, với cách miêu tả con người như thế, Nguyễn Du dự báo cuộc đời của Thúy Kiều sẽ diễn ra theo chiều hướng nào?
 a, Giàu sang, phú quý b, Hạnh phúc, vinh hiển
 c, Bình lặng, suôn sẻ d, Trắc trở, khổ đau
Câu 9: Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thể hiện khát vọng gì của tác giả?
 a, Trở nên giàu sang, phú quý 
 b, Được cứu người, giúp đời
 c, Có chiến công hiển hách 
 d, Kết hợp nhuần nhuyễn cả ba yếu tố trên.
Câu 10: Bài thơ “ Đồng chí” viết theo thể thơ nào?
 a, Tứ tuyệt Đường luật b, Tự do
 c, Ngũ ngôn d, Lục bát
Câu 11: Hai câu thơ: “ Không có kính rồi xe không có đèn
 Không có mui xe, thùng xe có xước”
Sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
a, So sánh b, Liệt kê
c, Nhân hóa d, Nói quá
Câu 12: Nhận định nào nói đúng nhất về cách xây dựng nhân vật trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga?:
a, Qua lời nói b, Qua cử chỉ và hàn động
c, Qua thái độ d, Kết hợp cả ba yếu tố trên.
Câu 13: Có những cách miêu tả nội tâm nào?
a, Trực tiếp b, Gián tiếp
c, Đan xen giữa trực tiếp và gián tiếp d, Có thể sử dụng ba cách miêu tả trên.
Câu 14: Trong các dòng sau, dòng nào không phải là thành ngữ?
a,Cá không ăn muối cá ươn b, Tham thì thâm 
c,Uống nước nhớ nguồn d, Nuôi ong tay áo
Câu 15: Có người cho rằng, chân dung Thúy Vân, Thúy Kiều là những chân dung tính cách số phận, đúng hay sai?
a, Đúng b, Không thể hiện mục đích ấy
c, Sai d, Tùy cảm nhận của bạn đọc
Câu 16:Cảnh thiên nhiên trong 6 câu thơ cuối đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” là cảnh như thế nào? 
a, Đẹp nhưng buồn b, Đẹp và tươi sáng
c, Khô cằn, héo úa d, Ảm đạm, hiu hắt
Câu 17: Từ “ vị tha” có nghĩa là gì?
a, Tính rộng lượng, dễ cảm thông và dễ tha thứ b, Tinh thần quên mình, chăm lo vô tư cho người khác
c, Có lòng yêu thương hết thảy mọi người, mọi loài d, Hiểu khó khăn và chia sẻ tâm tư
Câu 18: Bài thơ “ Đồng chí” viết về đề tài gì?
a, Tình anh em b, Tình bạn bè
c, Tình đồng đội d, Tình quân dân
Câu 19: Nhận định nào nói đúng nghĩa gốc của từ “ đồng chí”?
a, Là những người cùng một giống nòi b, là những người sống cùng một thời đại
c, Là người cùng tôn giáo d, Là những người sống cùng một chí hướng chính trị
Câu 20:Nhận định nào nói đúng nhất giọng điệu bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” – Huy cận? 
a, Khỏe khoắn b, Bay bổng
c, Sôi nổi d, Bài thơ có giọng điệu khỏe khoắn, sôi nổi, bay bổng


























File đính kèm:

  • docKIEM TRA 15 PHUT NV9.doc
Đề thi liên quan