Bài giảng Thuật ngữ

doc113 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1833 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Thuật ngữ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Tiết 29
Ngày soạn:
Ngày dạy:

Thuật ngữ

I- Mục đích yêu cầu.
	Học sinh nắm được khái niệm thuật ngữ. Phân biệt thuật ngữ với các từ ngữ thông dụng khác.
	Tích hợp với phần Văn, Tập làm văn.
	Rèn luyện kĩ năng giải thích của thuật ngữ và vận dụng thuật ngữ trong nói, viết.
II- Chuẩn bị
Thầy: Soạn bài, chuẩn bi bảng phụ
	Trò: Xem trước bài
III- Lên lớp
Tổ chức.
Kiểm tra.
? Thế nào là trau dồi vốn từ? Nêu các cách trau dồi vốn từ?
Bài mới.
H? Gọi học sinh đọc ví dụ trên bảng phụ. I- Thuật ngữ là gì?
H? Theo em trong hai cách giải thích nước và muối 1. Ví dụ 1.
cách nào giải thích dễ hiểu hơn?
Cách giải thích thứ nhất.
H? Theo em vì sao cách giải thích này dễ hiểu như 
vậy?
Vì nó đã chỉ rõ đặc điểm bên ngoài sự vật dạng 
lỏng hay rắn, màu sắc, mùi vị, xuất xứ ở đâu -> Nhìn 
thấy được.
GV: Đó là cách giải thích hình thành trên cơ sở kinh 
nghiệm có tính cảm tính.
H? Theo em vì sao cách giải thích thứ hai khó hiểu 
hơn?
Vì những người có kiến thức chuyên môn về hoá 
học mới hiểu được.
GV: Cách giải thích thứ hai thể hiện những đặc tính 
bên trong của sự vật. Những đặc tính này phải qua 
nghiên cứu bằng lí thuyết và phương pháp khoa học thì 
mới biết được đặc tính của nó. Do đó, nếu không có 
kiến thức chuyên môn về lĩnh vực có liên quan thì 
người tiếp nhận không giải thích được.
Cách giải thích thứ nhất là cách giải thích nghĩa 
thông thường.
Cách giải thích thứ hai là cách giải thích của thuật 
ngữ.
H? Vậy em hiểu thuật ngữ là gì? - Thuật ngữ là những từ ngữ 
 biểu thị khái niệm khoa học
H? Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ 2/I/SGK/88. công nghệ.
H? Đọc những định nghĩa sau đây và trả lời câu hỏi 
cho bên dưới?
H? Em đã học những định nghĩa này ở những bộ môn 
nào?
Thạch nhũ: Bộ môn địa lí.
Bazơ: Bộ môn hoá học.
ẩn dụ: Bộ môn Ngữ văn.
Phân số: Bộ môn toán học.
H? Qua việc trả lời câu hỏi, em thấy thuật ngữ được sử - Thuật ngữ thường được
dụng trong những loại văn bản nào? dùng trong các văn bản khoa
 học công nghệ.
GV: Các em cần chú ý từ “thường” ở đây. Như vậy, có 
nghĩa là thuật ngữ đôi khi được dùng trong những loại 
văn bản khác. Chẳng hạn: một bản tin, một phóng sự 
hay một bài bình luận báo chí có thể sử dụng thuật ngữ 
khi đề cập đến những khái niệm có liên quan.
H? hãy nhắc lại thế nào là thuật ngữ, cách sử dụng 
thuật ngữ?
Học sinh nêu phần ghi nhớ SGK/88. II- Đặc điểm của thuật ngữ 
H? Đọc lại hai thuật ngữ ở mục I2 trên bảng phụ? 
H? Các thuật ngữ: Thạch nhũ, ba zơ, ẩn dụ… còn có 
nghĩa nào khác không?
Không, chỉ có một nghĩa như đã nêu.
H? Từ nghĩa của thuật ngữ trên, em có thể kết luận như - Về nguyên tắc, trong một
thế nào về đặc điểm của thuật ngữ? lĩnh vực khoa học, công nghệ
 nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ
 biểu thị một khái niệm và 
 ngược lại, mỗi khái niệm chỉ
GV: Thuật ngữ thể hiện rõ ràng, chặt chẽ các khái được biểu thị bằng một thuật
niệm. Tính chính xác đòi hỏi hệ thống thuật ngữ không ngữ.
có hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, đồng nghĩa, những 
hiện tượng rất phổ biến đối với những từ ngữ thông 
thường.
Gọi gọc sinh đọc ghi nhớ II2.
H? Cho biết trong hai ví dụ sau, ở ví dụ nào từ muối có 
sắc thái biểu cảm?
H? Từ “muối” ở mục a thuộc thuật ngữ hay tư ngữ 
thông thường? Tương tự từ “muối” ở mục b?
Muối ở mục a: Thuật ngữ chỉ khái niệm của muối.
Muối ở mục b: từ ngữ thông thường, chỉ mối quan 
hệ khăng khít giữa tình cảm của con người-> mang 
tính biểu cảm.
H? Vậy theo em, thuật ngữ còn có đặc điểm nào nữa? - Thuật ngữ không có tính biểu
 cảm.
GV: Đây chính là phần ghi nhớ 2 SGK.
Lưu ý cho học sinh tính hệ thống của thuật ngữ. Các 
khái niệm của một ngành chuyên môn có quan hệ mật 
thiết với nhau. Do vậy, các thuật ngữ biểu thị những 
khái niệm này cũng tạo thành một hệ thống chặt chẽ.
VD: II- Luyện tập.
H? Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập. 1. Bài tập 1/89.
H? Theo em mục đích bài tập này là gì?
Tìm thuật ngữ cho các khái niệm cho sắn và chỉ rõ 
thuật ngữ tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào?
H? Em hãy tìm thuật ngữ?
Lực: là tác dụng… (vật lí).
Xâm thực là (Địa lí); Hiện tượng hoá học (Hoá học) 
Trường từ vựng (Ngữ văn); Di chỉ (lịch sử); Thụ phấn 
(Sinh học); Lưu lượng (Địa lí); Trọng lực (Vật lí); Khí 
áp (Địa lí); Đơn chất (Hoá học); Thị tộc phụ hệ (Lịch 
sử); Đường trung trực (Toán học).
 2. Bài tập 2/90.
H? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Từ “ điểm tựa” có thể coi là thuật ngữ vật lí hay 
không?
H? Bằng kiến thức vật lí em hãy nêu khái niệm của 
“điểm tựa”?
Thuật ngữ: Điểm tựa là điểm cố định của một đòn 
bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản.
H? Theo em hiểu “ điểm tựa” trong đoạn thơ này có 
nghĩa gì?
Điểm tựa chỉ nơi làm chỗ dựa chính, nơi gửi gắm 
niềm tin và hi vọng (vào sự thắng lợi của cuộc kháng 
chiến có sự góp sức của …) ( ví đây như là một điểm 
tựa)-> nên không phải là thuật ngữ.
Bài tập 5
Thuật ngữ “ thị trường” là hiện tượng đồng âm giữa 
thuật ngữ thị trường của kinh tế học và của quang học 
không vi phạm nguyên tắc thuật ngữ- một khái niệm 
thuộc hai lĩnh vực khoa học chứ không phải một lĩnh 
vực.
	* Hướng dẫn về nhà.
Nắm chắc thuật ngữ, đặc điểm của thuật ngữ.
Làm các bài tập còn lại.
* Rút kinh nghiệm.





Tuần 6
Tiết 30
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Trả bài tập làm văn số 1

I- Mục đích yêu cầu.
	Giúp học sinh ôn tập củng cố các kiến thức về văn bản thuyết minh. Đánh giá được những ưu nhược điểm của một bài viết cụ thể về các mặt:
Kiểu bài: Có đúng với văn bản thuyết minh không.
Nội dung: các tri thức có cung cấp cố đầy đủ có khách quan không?
Có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lí, có hiệu quả không?
II- Chuẩn bị.
	GV: Chấm bài, sửa lỗi sai.
	HS: Xem lại bài và tự sửa lỗi.
III- Lên lớp.
Tổ chức.
Kiểm tra: Kết hợp trong giờ.
Bài mới.
H? Gọi học sinh nhắc lại đề?
1. Đề bài: Thuyết minh về chiếc quạt giấy quê em.
H? Xác định thể loại đề bài trên?
Thể loại: Chứng minh.
H? Đối tượng thuyết minh ở đây là gì? Giới hạn đối tượng?
Đối tượng: chiếc quạt giấy quê em.
H? Về mặt hình thức bài làm phải đảm bảo yêu cầu gì?
Sử dụng các phương pháp thuyết minh có đan xen các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
H? Về nội dung thuyết minh phải như thế nào?
Thuyết minh được nguồn gốc, cấu tạo, cách làm của cái quạt.
H? Cho học sinh nhắc lại dàn ý bài văn?
Học sinh làm dàn ý phải đảm bảo theo yêu cầu dàn ý chi tiết kiểm tra tuần 3 tiết 14-15.
2. Nhận xét:
GV nhận xét ưu nhược điểm của học sinh.
Ưu điểm:
+ Các em đã nắm được yêu cầu về kiểu bài thuyết minh về một đồ dùng.
+ Nhiều em rất linh hoạt trong việc kết hợp với biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả làm bài văn sinh động, hấp dẫn.
+ Chữ viết sạch sẽ rõ ràng.
Tồn tại:
+ Một số em thuyết minh sơ sài, chưa vận dụng biện pháp nghệ thuật vào bài làm, có em vận dụng thì gượng ép.
+ Một số em giới thiệu còn thiếu một số phần cơ bản của chiếc quạt.
+ Còn nhiều em trình bày cẩu thả, chưa rõ ràng kết cấu ba phần.
+ Sai lỗi chính tả, lỗi câu rất nhiều.
3. Chữa lỗi sai.
H? Gọi học sinh chữa lỗi sai:
* Lỗi sai chính tả: viết đúng
Lan, tre, lứa - Nan, che, nứa
Dữ cẩn thận - Giữ cẩn thận.
* Lỗi câu: 
3. Đọc bài:
H? Gọi một học sinh làm bài tốt đọc để học sinh khác học và rút ra được kinh nghiệm.
H? Gọi học sinh làm bài kém đọc cho nhận xét những sai sót và tự bổ sung.
* Hướng dẫn về nhà.
Về nhà làm lại đề bài này - đối với những em yếu.
Chuẩn bị bài viết số 2.




Tuần 7
Tiết 31
Ngày soạn:
Ngày dạy:
kiều ở lầu ngưng bích
 Nguyễn Du

I- Mục đích yêu cầu
	Qua hai đoạn trích giúp học sinh cảm nhận được:
Đoạn “Kiều ở ” hiểu được tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.
Rèn kĩ năng đọc thơ lục bát. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình qua việc miêu tả thiên nhiên.
II- Chuẩn bị.
	GV: Nghiên cứu soạn giáo án.
	HS: Soạn bài theo câu hoi SGK.
III- Lên lớp.
Tổ chức.
Kiểm tra.
? Đọc thuộc lòng đoạn thơ “Cảnh ngày xuân”? nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ ấy?
Bài mới.
H? Yêu cầu đọc: Giọng nhẹ nhàng, trầm lắng, nhấn I- Đọc, giải thích từ khó.
mạnh những từ ngữ miêu tả cảnh, miêu tả tâm trạng. 1. Đọc.
GV đọc mẫu- luyện đọc.
H? Gọi học sinh đọc chú thích sách giáo khoa. 2. Giải thích từ khó.
H? Em chia văn bản này ra làm mấy phần? 3. Bố cục văn bản.
Đoạn 1: Sáu dòng thơ đầu
Đoạn 2: Tám dòng thơ tiếp theo.
Đoạn 3: Tám dòng thơ cuối.
H? Theo em vì sao có thể tách đoạn như thế?
Vì mỗi đoạn diễn tả một nội dung trọn vẹn.
+ Đoạn 1:Cảnh trước lầu Ngưng Bích.
+ Đoạn 2: Lòng thương nhớ cha mẹ và chàng Kim của 
Kiều.
+ Đoạn 3: Nỗi buồn của Kiều.
GV:Có thể chia làm hai phần: Phần 1: 6 câu đầu
 Phần 2: Còn lại: Tâm
 trạng của Kiều.
H? Trong đoạn văn này được miêu tả ở phương diện 
nào?
Miêu tả ở phương diện nội tâm
H?Vậy phương thức biểu đạt chính của văn bản này là 
gì?
Phương thức biểu cảm.
GV: Toàn văn bản là tâm trạng Thuý Kiều trong những II- Tìm hiểu văn bản
ngày bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. 1. Cảnh trước lầu Ngưng 
H? Đọc 6 câu thơ đầu. Bích.
H? Dưới con mắt của Kiều thiên nhiên trước lầu Ngưng 
Bích hiện lên như thế nào?
Bầu trời: vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.
Mặt đất: Bốn bề bát ngát, cát vàng, bụi hồng.
H? Qua những hình ảnh thơ em hãy hình dung và miêu
tả lại cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích?
H? Qua cách miêu tả em có nhận xét gì về cảnh thiên - Cảnh thiên nhiên đẹp, nên 
nhiên trước lầu Ngưng Bích? thơ, mênh mông nhưng hoang
 vắng không một bóng người.
GV: Cảnh đối lập với nàng: rộng lớn- nhỏ bé 
Hoà hợp: vắng vẻ- cô đơn.
H? Trước cảnh thiên nhên đó Kiều có tâm trạng như 
thế nào?
Bẽ bàng… đèn khuya-> Tâm trạng buồn tủi, bẽ 
bàng, cô đơn, ngổn ngang, sầu thương, vô duyên trước 
cảnh đẹp.
H? Vì sao Kiều có tâm trạng đó?
H? Đọc đoạn thơ em có nhận xét gì về cách viết của 
tác giả?
Tác giả ngắt câu thơ thành từng cặp đối xứng
Vẻ non xa/ tấm trăng gần…
H? Cách ngắt nhịp đối xứng trong các câu thơ có tác 
dụng gì?
Góp phần diễn tả tâm trạng ngổn ngang, bề bộn của 
Kiều.
H? Qua phân tích em hiểu gì tâm trạng của Kiều thể - Tâm trạng cô đơn, buồn tủi, 
hiện qua đoạn thơ? ngổn ngang trăm mối
Cho học sinh đọc” Tưởng người…đến hết. 2. Tâm trạng của nàng Kiều
H? Ngồi một mình dưới trăng Kiều nhớ đến ai?
Nhớ Kim Trọng- nhớ cha mẹ.
H? Nỗi nhớ chàng Kim được diễn tả như thế nào?
Tưởng người dưới nguyệt chín đồng.
H? Nhớ chàng Kim nàng nhớ tới những kỉ niệm gì?
Nhớ chàng Kim , nhớ về những lời thề nguyền
Nhớ thương Kim Trọng đang chờ mong ngày gặp 
lại.
H? Thương chàng Kim, nàng lại tự giãi bày tâm trạng 
qua những hình ảnh nào?
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son………..cho phai.
H? Qua những lời tự giãi bày em hiểu gì về tâm trạng 
của Kiều?
Nàng xót thương cho tình cảnh bơ vơ, trơ trọi nơi 
góc bể.
Nàng tự thú nhận không bao giờ quên được hình 
ảnh chàng Kim Trọng.
GV: Càng nuối tiếc mối tình trong trắng thơ ngây, nàng
càng ý thức được rằng không bao giờ có thể phai nhạt 
được mối tình đầu đối với chàng Kim mặc dù nàng 
muốn gột rửa, muốn quên đi.
H? Em nhận xét gì về nỗi nhớ của Kiều đối với Kim - Nỗi nhớ Kim Trọng là nỗi 
Trọng? nhớ day dứt về những kỉ niệm
 không phai của mối tình đầu.
 H? Nỗi nhớ cha mẹ trong lòng Kiều được thể hiện như 
thế nào?
Xót…đó giờ”
H? Nhớ về cha mẹ Kiều tưởng tượng ra hình ảnh cha 
mẹ như thế nào?
Nàng hình dung ra cảnh cha mẹ già nua, sớm hôm 
tựa cửa trông mong tin tức của nàng.
GV: Tác giả dùng từ “xót” để diễn tả tình cảm của Kiều 
đối với cha mẹ thật cảm động. Nàng băn khoăn không 
biết có ai thay mình săn sóc cha mẹ, trời nóng ai quạt 
cho cha mẹ, trời lạnh ai ấp lạnh những đêm đông.
H? Em có cảm nhận gì về nỗi nhớ của nàng Kiều đối - Nỗi nhớ cha mẹ da diết khôn
với cha mẹ? nguôi của một người con có 
 hiếu.
H? Qua tình cảm đối với KT và cha mẹ em thấy Kiều 
là con người như thế nào?
Thuý Kiều là người sống trọn nghĩa vẹn tình.
H? Việc nhớ thương những người thân trong cảnh ngộ 
éo le của bản thân mình cho em thấy Thuý Kiều là con 
người như thế nào?
Kiều là người giàu lòng vị tha, quan tâm đến người 
khác hơn bản thân mình-> Đó là đức tính rất đáng quý.
GV: Giảng thêm vì sao Thuý Kiều nhớ Kim Trọng 
trước, cha mẹ sau?
Chuyển: Quay lại với thực tại… Đọc 8 câu cuối.
H? Các câu thơ này miêu tả diễn biến tâm trạng của 
Kiều qua những hình ảnh nào?
Buồn trông: cửa bể … thuyền ai thấp thoáng
 Ngọn nước… hoa trôi man mác
 Nội cỏ dầu dầu… ….chân mây.
 Gió cuốn……. ầm ầm tiếng
H? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh 
của tác giả ở đoạn thơ này?
Điệp ngữ liên hoàn “bồn trông” 4 lần 
Hệ thống từ láy tượng hình: thấp thoáng, xa xa; từ 
láy gợi màu sắc: xanh xanh, dầu dầu; từ láy tượng 
thanh: ầm ầm.
H? Các biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì?
Điệp ngữ: gợi 4 bức tranh buồn:
+ Buồn trông cùng với hình ảnh con thuyền thấp 
thoáng xa gợi nỗi buồn lưu lạc, nỗi nhớ nhà, nhớ quê.
+ Nhìn cánh hoa trôi… nàng liên tưởng đến bản thân 
mình trôi dạt, lênh đênh giữa dòng đời vô định (hình 
ảnh ẩn dụ).
+ Nhìn nội cỏ dầu dầu giữa chân mây mặt đất vô cùng 
rộng lớn xa xăm hay chính là tâm trạng bi thương trước
tương lai mờ mịt của nàng-> Thiên nhiên nhuốm nỗi 
buồn nên ủ dột héo úa.
+ Tiếng sóng “ầm ầm” xô bớ dữ dội gợi lên trong lòng 
nàng tâm trạng lo sợ, hãi hùng trước những tai hoạ lúc 
nào cũng rình rập ập xuống đầu nàng.
GV: Đến đây nỗi buồn, lo sợ dâng trào đến tột đỉnh…
tiếng sóng hay chính là tiếng lòng đau đớn tuyệt vọng 
đồng vang với tiếng gào thét của thiên nhiên.
H? Qua phân tích em có nhận xét gì về bút pháp miêu 
tả cảnh, tả tâm trạng của tác giả?
Tác giả thành công trong bút pháp tả cảnh ngụ tình 
đặc sắc.
GV: Tám câu cuối kết thành một bức tranh thiên 
nhiên. Nhưng bức tranh thấm đẫm một nỗi buồn mênh
mông, vô tận của nàng Kiều, một nỗi buồn không chia
sẻ, nỗi buồn như tắm lên cảnh vật của cửa bể chiều 
hôm.
H? Đánh giá thành công nội dung và nghệ thuật của * Tiểu kết.
đoạn trích?
Bút pháp tả cảnh ngụ tình, cách miêu tả diễn biến
 tâm lí nhân vật, cách sử dụng hình ảnh ẩn dụ, từ láy, 
điệp ngữ…
Đoạn trích khắc hoạ tâm trạng lẻ loi, cô đơn của 
Kiều và nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ da diết, nỗi 
buồn triền miên không lối thoát.
H? Trước thân phận nàng Kiều em có suy nghĩ gì?
Xót xa cho thận phận nàng Kiều, căm ghét cái xã 
hội đẩy Kiều vào cảnh ngộ éo le.
H? Nhìn lại 2 văn bản vừa hướng dẫn, em cảm nhận III- Tổng kết.
được gì?
H? Gọi học sinh đọc ghi nhớ
H? Qua hình ảnh Kiều trong hai đoạn trích em có suy
nghĩ gì về tấm lòng của Nguyễn Du?
Nguyễn Du hiểu lòng người. Đồng cảm với nỗi 
buồn khổ và khát vọng hạnh phúc của con người.
GV: Đó chính là giá trị nhân đạo của văn bản.
H? Nêu những thành công về nội dung và nghệ thật IV- Luyện tập
của hai văn bản này?
H? Đọc diễn cảm từng văn bản.

	* Hướng dẫn về nhà
Học thuộc hai văn bản, nắm chắc nội dung và nghệ tuật từng văn bản.
Soạn “ Thuý Kiều báo ân, báo oán”
Chuẩn bị bài: Miêu tả trong văn tự sự.
* Rút kinh nghiệm





Tuần 7
Tiết 32
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Miêu tả trong văn bản tự sự


I- Mục đích yêu cầu
	Học sinh nắm được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
	Tích hợp với Văn qua các đoạn trích như trong văn bản Kiều.
	Rèn luyện kĩ năng phân tích và sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
II- Chuẩn bị.
Thầy: Chuẩn bị bảng phụ, soạn giáo án
Trò: Xem bài mới.
III- Lên lớp:
Tổ chức
B. Kiểm tra
? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Vai trò của nó trong đời sống?
C. Bài mới
ở chương trình văn 8 chúng ta nắm được khả năng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một kiểu văn bản. ở chương trình ngữ văn 9 chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu khả năng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một kiểu văn bản như miêu tả trong văn thuyết minh. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu miêu tả trong văn bản tự sự.
Cách 2: ở lớp 8 chúng ta đã được tìm hiểu về vai trò của yếu tố miêu tả, bản chất trong văn bản tự sự. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về yếu tố miêu tả trong văn tự sự. Từ đó chúng ta học tập để viết một bài tự sự có yếu tố miêu tả tốt hơn.
GV: Đưa đoạn văn trên bảng phụ I- Tìm hiểu yếu tố miêu tả
H? Gọi học sinh đọc. trong văn bản tự sự.
H? Nêu xuất xứ đoạn trích? 1. Ví dụ 1:
Đây là đoạn trích từ văn bản : “ Hoàng Lê nhất 
thống chí” hồi thứ 14 của Ngô Gia Văn Phái.
GV: Bài này chúng ta đã được học ở tiết 23.24 của 
tiết 5
H? Em hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong văn 
bản này?
Tự sự.
H? Trong đoạn trích đã kể về trận đánh nào của quân 
Tây Sơn?
Trận đánh đồn Ngọc Hồi của quân Tây Sơn.
H? Trong trận đánh này, vua Quang Trung đã làm gì?
Vua Quang Trung chỉ huy tướng sĩ đánh đồn Ngọc 
Hồi.
H? Em hãy kể lại những sự việc chính diễn ra trong 
trận đánh dưới sự chỉ đạo của vua Quang Trung?
Kể theo SGK.
Vua QT cho quân lính ghép ván mười người khiêng 
một bức rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi phun khói. Trời
trở gió nam, quân… Quân Thanh đại bại.
H? Em có nhận xét gì về những sự việc mà bạn vừa 
kể?
Các sự việc chính bạn kể đã đầy đủ.
H? Tìm những yếu tố miêu tả đượcc sử dụng trong 
đoạn văn?
H? Việc tác giả kết hợp những yếu tố miêu tả trong 
đoạn văn này có tác dụng gì?
Giúp hình dung ra trận đánh cụ thể, tỉ mỉ hơn và 
sinh động hơn.
GV: Việc kết hợp yếu tố miêu tả giúp ta hình dung trận
đánh diễn ra một cách cụ thể Quang Trung đã bố trí 
trận đánh như thế nào, quân Thanh chống đỡ ra sao và
sự thảm bại thê thảm của bọn chúng.
GV:Đoạn văn vừa kể tóm tắt được thầy ghi thành một 
đoạn văn. Em có nhận xét gì về nội dung đoạn văn tóm
 tắt so với đoạn văn trích trong SGK?
Nội dung giống nhau.
GV: Có nội dung giống nhau vì các sự vật chính được 
tóm tắt một cách đầy đủ.
H? So sánh 2 đoạn văn và cho biết đoạn văn nào diễn 
đạt hay hơn?
Đoạn văn của tác giả hay hơn, sinh động hơn.
Còn đoạn văn thầy đưa ra khô khan hơn kém hấp 
dẫn hơn vì các sự việc kể ra trần trụi.
GV: Đoạn văn thứ hai này mới kể các việc đã diễn ra 
chứ chưa kể lạ nó xảy ra như thế nào?
H? Vì sao đoạn văn 1 lại sinh động hơn và hấp dẫn như 
vậy?
Vì có yếu tố miêu tả cụ thể.
H? Em có nhận xét gì về sự việc được đem miêu tả ở 
đây?
Miêu tả sự việc rất cụ thể chi tiết trận đánh đã diễn 
ra như thế nào?
H? Nếu kể một cách khô khan như vậy em có nhận xét 
gì về sự hiện diện của Vua Quang Trung trong trận 
đánh?
Vua QT trở lên mờ nhạt, trận đánh kém hấp dẫn.
GV:Chốt: Như vậy, để kể một sự việc hay một nhân 
vật nào đó một cách rõ ràng, sinh động thì ta phải biết 
kết hợp với yếu tố miêu tả.
H? Như vậy trong văn bản tự sự, việc miêu tả cụ thể 
và chi tiết về cảnh vật, nhân vật, sự việc có tác dụng gì?
Làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn, sinh động hơn. 2. Kết luận:
 - Sử dụng yếu tố miêu tả có tác
 dụng làm cho câu chuyện trở
 nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh 
 động.
GV: đây cũng chính là phần ghi nhớ SGK. Gọi học 
sinh đọc.
GV chốt: Vai trò yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự rất
cần thiết chúng ta nắm chắc điều này để áp dụng vào 
viết bài văn tự sự. Tuy niên việc sử dụng yếu tố miêu tả
phải phù hợp, nếu không sẽ biến bài văn tự sự thành 
bài văn miêu tả. Nghĩa là trong văn bản tự sự yếu tố tự 
sự là chủ yếu còn miêu tả là thứ yếu có tác dụng làm 
rõ, cụ thể gợi cảm chi tiết được kể.
 II- Luyện tập
H? Bài tập gồm mấy yêu cầu? * Bài tập 1
Hai yêu cầu: 
+ Tìm yếu tố miêu tả trong 2 đoạn trích: Chị em Thuý 
Kiều và Cảnh ngày xuân.
+ Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả
Gợi ý: Để làm được bài tập này, với yêu cầu một giáo 
viên sẽ nói rõ đoạn trích 1 tìm yếu tố miêu tả người, 
đoạn trích hai yếu tố tả cảnh.
H? Căn cứ vào đó các em hãy tìm?
a) Vân xem… kém xanh.
b) Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
H? Nêu nội dung hai đoạn thơ vừa tìm?
Tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều.
Cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân.
H? ở đoạn văn a, tác giả chú ý tả chị em Thuý Kiều ở 
phương diện nào?
Sắc đẹp
H? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì 
khi miêu tả?
ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, đặc biệt là bút pháp ước 
lệ.
GV: Bút pháp ước lệ, lấy vẻ đẹp thiên nhiên để miêu tả 
vẻ đẹp con người
H? Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó có tác 
dụng gì?
Để làm nổi bật lên hình ảnh Thuý Vân là một cô 
gái đẹp đoan trang, hiền dịu, phúc hậu.
H? Chú ý cảnh ngày xuân tác giả sử dụng những từ 
ngữ hình ảnh nào
Hình ảnh chọn lọc: cánh én- biểu tượng của mùa 
xuân.
Từ ngữ chọn lọc: thiều quang, tận, điểm.
Chọn lọc màu sắc: xanh, trắng.
H? Cách chọn từ ngữ, hình ảnh làm nổi bật bức tranh 
xuân như thế nào?
Cảnh ngày xuân sinh động, ấm áp, tràn đầy sức 
sống.
 * Bài tập 2: 
H? Đọc và nêu yêu cầu bài tập.
Viết đoạn văn kể về cảnh chị em Thuý Kiều đi chơi 
xuân trở về.
H? Trong đoạn văn tự sự phải kết hợp với yếu tố miêu 
tả?
H? Gọi học sinh trình bày.
Trời đã về chiều, bóng hoàng hôn vàng nhạt ngả dần 
về phía Tây. Chị em Thuý Kiều ra về trong tâm trạng 
bâng khuâng, nuối tiếc. Họ chầm chậm bước chân theo
dòng nước nhỏ chảy uốn quanh và vừa đi vừa ngắm 
cảnh thấy bốn bề phong cảnh rất nên thơ. Chị em Thuý
Kiều đã đi đến cuối ghềnh nơi có chiếc cầu nhỏ dáng 
vẻ thanh thoát bắc ngang.
H? Phương thức biểu đạt chính của em là gì?
H? Đưa yếu tố miêu tả bằng cách nào?
Sử dụng hàng loạt từ ngữ gợi tả, từ láy.
H? Cách sử dụng như vậy có tác dụng gì trong đoạn 
văn tự sự này?
Làm nổi bật tâm trạng và cảnh vật vào buổi chiều 
tà trên đường chị em Thuý Kiều đi lễ hội xuân trở về .
Bài tập 3
Hướng dẫn học sinh về nhà làm.
	
*Hướng dẫn về nhà.
Nắm chắc nội dung bài học.
Làm những bài tập còn lại.
* Rút kinh nghiệm


Tuần 7
Tiết 33
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Trau dồi vốn từ
I- Mục đích yêu cầu:
	Giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ. Ngoài ra, muốn trau dồi vồn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ.
	Rèn luyện kĩ năng mở rộng vốn từ và chính xác hoá vốn từ trong giao tiếp và viết văn bản.
II- Chuẩn bị
Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án, bảng phụ.
Trò: Học bài, làm bài tập.
III- Lên lớp.
Tổ chức
B. Kiểm tra
? Em hiểu thế nào là thuật ngữ? Lấy ví dụ?
Bài mới.
 I- Rèn luyện để nắm vững
GV: Gọi học sinh đọc đoạn trích “P.V. Đồng” nghĩa của từ và cách 
H? Trong Tiếng việt có khả năng đáp ứng các nhu cầu dùng từ.
giao tiếp của chúng ta không? Vì sao? 1. Ví dụ 1:
Tiếng việt có khả năng đáp ứng các nhu cầu giao 
tiếp của chúng ta, vì Tiếng Việt rất giàu, đẹp và luôn 
luôn phát triển.
H? Muốn phát huy tốt khả năng của Tiếng Việt mỗi 
chúng ta phải làm gì? Tại sao?
Muốn phát huy khả năng của Tiếng Việt mỗi chúng
ta phải không ngừng trau dồi vốn từ của mình, biết vận
dụng một cách nhuần nhuyễn tiếng Việt trong nói, viết
vì đó là cách giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt có 
hiệu quả nhất, nó thể hiện lòng tự hào dân tộc và ý thức
giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc thông qua lời ăn 
tiếng nói mỗi người.
Như vậy, muốn sử dụng tốt Tiếng Việt trước hết 
phải trau dồi vốn từ.
GV: Đưa 3 câu văn trên bảng phụ. Gọi học sinh đọc Ví dụ 2.
H? Các em xác định lỗi sai ở ví dụ?
Dùng từ thừa “đẹp”
Dùng sai từ “dự đoán”.
Dùng từ sai “đẩy mạnh”
H? Em hãy giải thích rõ lỗi sai đó?
Dùng từ thừa vì đã dùng từ “thắng cảnh” (nghĩa là 
cảnh đẹp) thì không dùng từ đẹp nữa.
Dùng từ sai: vì “dự đoán” có nghĩa là đoán trước 
tình hình một việc trong tương lai. Mà trong văn cảnh 
lại nói trong quá khứ.
Dùng từ sai; “đẩy mạnh” có nghĩa là thúc đẩy cho 
phát triển mạnh lên, tức là nói về quy mô thì phải rộng
hay hẹp chứ không thể nhanh hay chậm.
H? Căn cứ vào sự giải thích đó em hãy sửa lại cho 
đúng?
Bỏ từ “đẹp”.
Thay từ “dự đoán” bằng từ “ước đoán”.
Thay từ “đẩy mạnh” bằng từ “mở rộng”.
H? Qua phân tích ra lỗi sai ở các câu trên em rút ra 
được bài học gì?
Phải sử dụng chính xác nghĩa của các từ và cách 
thức dùng từ.
GV: Muốn sử dụng tốt Tiếng Việt chúng ta phải trau 
dồi vốn từ bằng cách luôn phải rèn luyện sử dụng nghĩa
của từ và cách dùng từ chính xác.
H? Qua bài học, em hiểu muốn trau dồi tốt ta phải làm 2. Kết luận
thế nào? - Muốn sử dụng tốt Tiếng Việt
 cần: +Trau dồi vốn từ 
 + Trau dồi vốn từ bằng cách 
GV:Đây chính là phần ghi nhớ Sgk. hiểu nghĩa và sử dụng từ 
 chính xác.
H? Đọc đoạn trích trên bảng phụ? II- Rèn luyện để làm tăng vốn 
H?Nhà văn Tô Hoài nêu nên việc Nguyễn Du trau dồi từ.
vốn từ bằng cách nào? 1. Ví dụ 1
Bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
H?So sánh cách trau dồi vốn từ phần trên và cách trau 
dồi vốn từ của Nguyễn Du và nhận xét?
Phần trau dồi vốn từ bằng rèn luyện để biết đầy đủ 
và chính xác nghĩa và cách dùng từ.
Trau dồi vốn từ theo Tô Hoài đề cập tới là học hỏi 
để biết thêm những từ mà mình chưa biết.
H?Như vậy, muốn trau dồi vốn từ ta còn cách nào nữa? 2. Kết luận.
GV: Yêu cầu tìm hiểu và học tập thường xuyên. Qua - Tìm hiểu thêm những từ chưa
bài học chúng ta thấy được có hai cách rèn luyện trau biết.
dồi vốn từ:
Sử dụng đầy đủ và nghĩa của từ một cách chính xác.
Thường xuyên học tập tích luỹ thêm những từ mà 
mình chưa biết.
 III-

File đính kèm:

  • docGA ngu van lop 9 T613.doc
Đề thi liên quan