Bài giảng môn Hình học lớp 6 - Tiết 8: Độ dài đoạn thẳng

doc2 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học lớp 6 - Tiết 8: Độ dài đoạn thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : 
Dạy :
Tiết 8 ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
I. Mục tiêu bài học 
Biết đo độ dài đoạn thẳng, nhận biết được một số dạng thước thông dụng, biết so sánh hai đoạn thẳng
Rèn kĩ năng sử dụng thước để đo độ dài đoạn thẳng, có kĩ năng áp dụng vào thực tế 
Xây dựng ý thức học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực và tinh thần hợp tác trong học tập 
II. Phương tiện dạy học 
GV: Bảng phụ, Thước thẳng, thước dây, thước gấp 
HS : Bảng nhóm, thước có chia khoảng.
III. Tiến trình 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Đặt vấn đề 
- GV vẽ một đoạn thẳng và đo xác định độ dài 
	 2,5cm
 A B
- Vậy 2,5cm khi này được gọi là gì của đoạn thẳng AB ?
- Để xác định độ dài của đoạn thẳng ta sử dụng dụng cụ gì ?
=> Vậy để hiểu kĩ hơn về độ dài đoạn thẳng chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Đo đoạn thẳng.
- Giới thiệu các bước đo, làm mẫu trên hình vẽ.
- Khi đó ta kí hiệu như thế nào ?
- GV cho học sinh vẽ thêm hai đoạn thẳng bất kì và đo độ dài
- Vậy ta có kết luận gì về độ dài mỗi đoạn thẳng ?
- Nêu các diển đạt khác về độ dài đoạn thẳng.
- Khi A và B trùng nhau thì khoảng cách giữa chúng bằng bao nhiêu ? 
Hoạt động 3: So sánh 
- Vậy muốn so sánh hai đoạn thẳng ta dựa vào điều gì ?
- Trên hình vẽ ta có kết luận gì ?
- Vậy hai đoạn thẳng bằng nhau là hai đoạn thẳng như thế nào ?
- Khi nào thì đoạn thẳng
 AB > CD ?
?.1 Cho học sinh thảo luận nhóm => trình bày và kí hiệu trong bảng phụ. 
?.2 Cho học sinh trả lời tại chỗ 
- GV giới thiệu cho học sinh quan sát và tác dụng của thước dây, thước gấp bằng thực tế 
?.3. Cho học sinh thực hiện tại chỗ 
Hoạt động 4: Củng cố
- Cho học sinh sử dụng thước dây đo chiều rộng và chiều dài lớp học và thước gấp hoặc thước thẳng đo bảng hay một số vật dụng cá nhân
- Độ dài của đoạn thẳng AB
- Thước thẳng có chia khoảng
- Lắng nghe, quan sát GV làm mẫu.
- AB = 3cm hay BA = 3 cm
- Làm vào nháp.
- Mỗi đoạn thẳng có một độ dài 
- Lắng nghe.
- TL: Bằng 0
- Độ dài của hai đoạn thẳng đó
AB = CD
 AB < EF, CD < EF 
 Hay EF > AB, EF > CD
- Là hai đoạn thẳng có độ dài bằng nhau
- Khi đoạn thẳng AB có độ dài lớn hơn độ dài của đoạn thẳng CD 
- Học sinh thảo luận và trình bày
EF = GH ; AB = IK
EF < CD
Thước dây; 
 Thước gấp
Thước xích 
- Khoảng 2,5
- Học sinh thực hàng đo tại lớp và đo một số dụng cụ cá nhân
1. Đo đoạn thẳng 
- VD: A 3cm B
- Kí hiệu: AB = 3 cm 
 hoặc BA = 3 cm
Nhận xét:
Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương. 
Chú ý: Khi A, B trùng nhau, ta nói khoảng cách giữa hai điểm A và B bằng 0.
2. So sánh hai đoạn thẳng 
VD: 
 A 2,5cm B
 C 2,5cm D 
 E 3,5cm F
Ta có: AB = CD
 AB < EF, CD < EF 
 Hay EF > AB, EF > CD
Nhận xét: 
* Hai đoạn thẳng có độ dài bẳng nhau thì bằng nhau 
* Tổng hai đoạn thẳng đoạn thẳng nào có độ dài lớn hơn thì lớn hơn và ngược lại. 
?.1
?.3
1 In sơ = 2,54 cm
Hoạt động 5: Dặn dò 
Về xem kĩ lại lý thuyết và các kiến thức đã học trước đó, xem lại kiến thức về điểm nằm giữa 
Chuẩn bị trước bài 8 tiết sau học
? Khi nào thì tổng độ dài đoạn thẳng AM và BM bằng độ dài đoạn thẳng AB ?
 - BTVN: Bài 41 đến bài 45 Sgk/119.

File đính kèm:

  • docTIET8.doc
Đề thi liên quan