Bài giảng Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:
Ngày dạy:
LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM
MỤC TIÊU 
Kiến thức :
Phân biệt một số đặc điểm hình thái của cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một là mầm (về kiểu rễ, kiểu gân lá, số lượng cánh hoa)
Căn cứ vào các đặc điểm để có thể nhận dạng nhanh một cây thuộc lớp hai lá mầm hay lớp một lá mầm.
Kỹ năng :
Rèn luyện khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
Kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết , phân tích và tổng hợp kiến thức.
Thái độ :
Giáo dục cho học sinh có ý thức trong việc bảo vệ cây xanh.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: 
Mẫu vật: Các mẫu vật thật : cây lúa, hành, huệ, cỏ, cây bưởi con, lá dâu tằm, lá ổi, lá mít, lá mía có đủ rễ, thân, lá.
Tranh vẽ rễ cọc, rễ chùm, các kiểu gân lá.
Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận.
Học sinh: Nghiên cứu kĩ thông tin và nội dung bài “Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm”
Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài trong sgk/ 137, 138
Sưu tầm các cây xanh (giống hình 42.1, 42.2 SGK/ 137, 138)
Kẻ bảng SGK/137 vào vở học và so sánh sự khác nhau giữa cây một và hai lá mầm.
Quan sát kĩ đặc điểm của rễ, thân và lá của 2 lớp lá mầm.
PHƯƠNG PHÁP: 
Giảng giải, thảo luận trao đổi nhóm, so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức từ hình vẽ, tử mẫu vật thật.
TIẾN TRÌNH:
Ổn định tổ chức :Kiểm tra sỉ số học sinh và vệ sinh lớp học. (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’)
Câu hỏi 
Trả lời 
Điểm 
* Trình bày đặc điểm chung của thực vật hạt kín ? 
* Cơ quan sinh dưỡng rất đa dạng. Trong thân có mạch dẫn phát triển.
- Cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. Quả chứa hạt bên trong ( trước đó là là noãn nằm trong bầu). Là một ưu thế của các cây Hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn.
- Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.
- Môi trường sống đa dạng. Đây là nhóm thực vật tiến hoá hơn cả.
2
4
2
2
Giảng bài mới: (35’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
* Mở bài: SGK/137
HĐ1: Phân biệt đặc điểm cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm (10’)
MT: HS nắm được các đặc điểm phân biệt cây hai lá mầm và cây một lá mầm.
GV: treo tranh và yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cũ về các kiểu rễ, kiểu gân lá kết hợp với quan sát tranh.
HS: chỉ trên tranh để phân biệt các kiểu rễ, kiểu gân lá.
?Các đặc điểm này của các rễ, các kiểu gân lá này gặp cụ thể trên những cây nào?
GV: Yêu cầu các thảo luận nhóm, quan sát mẫu vật và tranh tìm đặc điểm để chia các nhóm cây nhằm phân biệt cây một lá mầm và cây hai lá mầm.Hoàn thành bảng kẻ SGK/137 (3’)
HS: quan sát tranh kết hợp với mẫu vật thật và tiến hành thảo luận nhóm hoàn thành bảng kẻ (3’). Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
* Yêu cầu nêu được:
Đặc điểm
Cây 1 lá mầm
Cây 2 lá mầm
Kiểu rễ 
Rễ chùm
Rễ cọc
Kiểu gân lá 
Song song, cung
Hình mạng
Số cánh hoa
6
4 - 5
Thân 
Thân cỏ, cột
Thân gỗ, leo
Hạt 
Phôi có một lá mầm
Phôi có hai lá mầm
GV: giúp HS hoàn thiện kiến thức đúng.
HĐ2: Quan sát tìm hiểu đặc điểm của các cây thuộc lớp 1 và 2 lá mầm (25’)
MT: Qua quan sát có thể phát hiện được các đặc điểm cơ bản để phân biệt các cây thuộc lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm.
GV: yêu cầu HS tiếp tục quan sát tranh và mẫu vật thật, điền vào bảng kẻ sau (4’)
Tên cây 
Rễ 
Thân 
Kiểu gân lá 
Thuộc lớp
1 lá mầm 
2 lá mầm
Bưởi
Cọc
Gỗ
Mạng
X
Hành 
Chùm 
Cỏ 
Song song
X
Cau 
Chùm 
Cột 
Song song
X
HS: quan sát mẫu vật, tranh và thảo luận nhóm hoàn thành bảng kẻ. Đại diện 2 nhóm nêu đáp án kết quả, các nhóm HS khác nhận xét và bổ sung.
GV: hướng dẫn HS tự hoàn thiện kiến thức 
1. CÂY HAI LÁ MẦM VÀ CÂY MỘT LÁ MẦM
a. Cây Hai lá mầm
* Cây Hai lá mầm có các đặc điểm sau:
- Rễ cọc.
- Gân lá thường hình mạng.
- Số cánh hoa là 4 hoặc 5.
- Thân gỗ, hoặc thân leo.
- Hạt chứa phôi có hai lá mầm.
b. Cây Một lá mầm
*Cây Một lá mầm có các đặc điểm sau:
- Rễ chùm.
- Gân lá thường hình song song, hoặc hình cung.
- Số cánh hoa thường là 6.
- Thân cỏ hoặc thân cột.
- Hạt chứa phôi có một lá mầm.
2.ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT GIỮA LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM
- Các cây Hạt kín được chia làm hai lớp: Lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm. Hai lớp này phân biệt với nhau chủ yếu ở số lá mầm của phôi; ngoài ra còn một vài dấu hiệu phân biệt khác như kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, dạng thân, . . .
Củng cố và luyện tập (3’)
BÀI TẬP: Hoàn thành phần bài ở tranh hình 42.2 SGK/ 138
Cây cải : Thuộc lớp 2 lá mầm
Cây phong lan : Thuộc lớp 1 lá mầm	
 Cây dâu tây : Thuộc lớp 2 lá mầm
 Cây cỏ mĩ : Thuộc lớp 1 lá mầm
 Cây bèo tấm : Thuộc lớp 1 lá mầm
 Cây phát tài : Thuộc lớp 1 lá mầm
 Cây cỏ hôi : Thuộc lớp 2 lá mầm
* Dựa vào kết quả trên, yêu cầu HS cho biết cách nhận dạng của từng loại cây trên.
Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’)
 * Bài cũ : Học bài và làm bài tập 1,2,3 SGK / 139 vào vở bài tập.Lưu ý thực hiện bài tập số 3 và nộp về cho GV vào tiết học sau. Cách thực hiện như làm bộ sưu tập lá (bài 19).
 Đọc mục “Em có biết ?”
	 Tìm hiểu thêm đặc điểm về các loại cây hạt kín khác xung quanh nhà em và phân loại chúng thành 2 lớp lá mầm.
 * Bài mới : Nghiên cứu kĩ thông tin và nội dung bài “Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật”
 Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài trong sgk/ 140, 141
 Ôn lại kiến thức về các nhóm thực vật đã học từ bài Tảo cho đến Hạt kín.
RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docT(52).doc