Bài giảng Liên kết câu và liên kết đoạn văn

doc22 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Liên kết câu và liên kết đoạn văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 09/02/2014 Ngày dạy: / / 02/2014
TUẦN 24
TIẾT 110 
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
HS biết được:
 - Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn.
 - Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản
 2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
 - Sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn trong việc tạo lập văn bản.
 3. Thái độ: 
 - Tích cực sử dụng các phép liên kết để bài văn hấp dẫn.
II. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
III.CHUẨN BỊ : 
 1. Giáo viên: Giáo án , SGK, SGV, một số đoạn văn 
 2. Học sinh: đọc các đoạn văn SGK và trả lời câu hỏi .
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY- GIÁO DỤC :
1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Thế nào là thành phần tình thái, phụ chú ?
 ? Gọi chấm đoạn văn chuẩn bị ở nhà.
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s
3. Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài:
 Để tạo lập văn bản hoàn chỉnh ta phải liên kết đoạn văn, muốn viết đoạn văn phải liên kết các câu lại. Vậy ta liên kết câu và liên kết đoạn văn…?
 b. Hoạt động dạy – học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* HOẠT ĐỘNG 1 :Hình thành khái niệm liên kết
- HS : Đọc ví dụ trong SGK /I 
? Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì ? 
? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản ?
- HS: Thảo luận, trình bày
? Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên?
- HS: Thảo luận, trình bày

? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn? 
? Nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn? 
Hs: Các nội dung này đều hướng vào chủ đề của đoạn văn; trình tự các ý sắp xếp hợp lý, logíc


? Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào ( Các từ in đậm ) ?
Hs: 
- Lặp từ ngữ: Tác phẩm - tác phẩm.
- Từ cùng trường liên tưởng với “tác phẩm” –> nghệ sỹ
- Từ thay thế: Nghệ sỹ -> anh
- Quan hệ: Nhưng
- Từ ngữ đồng nghĩa “Cái đã có rồi, đồng nghĩa với “Những vật liệu mượn ở thực tại”
GV nêu 1 số ví dụ khác.
“Chúng ta muốn hoà bình...nô lệ”
“ND ta có 1 lòng ... đó là 1...”
? Qua tìm hiểu ví dụ , em hãy cho biết thế nào là liên kết ? Tác dụng của của liên kết trong đoạnvăn , bài văn ? 
- HS: dựa vào hiểu biết của bản thân và nội dung ghi nhớ để trình bày .


HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS Luyện tập
- GV : Đọc yêu cầu BT?
- GV : Gọi lần lượt từng HS trả lời từng y/c một
- Hs: Thảo luận trả lời
- GV : Chốt ghi bảng
- HS: Đọc yêu cầu BT2 ?

- Giaó viên : Gọi từng em trả lời bài tập?
 Gọi 1 em trình bày đoạn văn ?












I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Khái niệm liên kết:
a. Ví dụ: Đoạn văn SGK /42-43
a. Đoạn văn bàn về cách người nghệ sỹ phản ánh thực tại.
- Đây là một trong những yếu tố ghép vào chủ đề chung: tiếng nói của văn nghệ
a.1. Nội dung chính các câu:
1.Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại
2. Khi phản ánh thực tại, nghệ sỹ muốn nói lên một điều mới mẻ
3. Cái mới mẻ ấy là lời gửi của người nghệ sỹ
-> Các nội dung này đều hướng vào chủ đề của đoạn văn; trình tự các ý sắp xếp hợp lý, logíc
a.2. Mối quan hệ ND được thể hiện ở:
- Lặp từ ngữ: Tác phẩm - tác phẩm.
- Từ cùng trường liên tưởng với “tác phẩm” –> nghệ sỹ
- Từ thay thế: Nghệ sỹ -> anh
- Quan hệ: Nhưng
- Từ ngữ đồng nghĩa “Cái đã có rồi, đồng nghĩa với “Những vật liệu mượn ở thực tại”



2. Kết luận : Ghi nhớ: SGK – 43
- Liên kết: làm cho các câu, đoạn văn chặt chẽ.
- Liên kết về nội dung: các câu, đoạn phải phục vụ chủ đề chung (liên kết chủ đề); các đoạn, câu phải sắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết logic).
- Liên kết hình thức: dùng các phép liên kết: phép lặp, phép thế, phép nối...
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1 :
* Chủ đề chung đoạn văn: Khẳng định năng lực trí tuệ của con người Việt Nam . 
– Những hạn chế cần khắc phục: Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành, sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra
- Nội dung của các câu văn đều tập trung vào vấn đề đó
- Trình tự sắp xếp hợp lý của các ý trong câu:
+ Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam
+ Những điểm còn hạn chế
+ Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới
2. Bài tập 2: Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết sau:
- “Bản chất trời phú ấy” nối câu 2 -> C1 (đồng nghĩa)
- “Nhưng” (nối)
- “Ấy là” C4 – C3 (nối)
- “Lỗ hổng” C4 – C5 (lặp)
- “Thông minh” C5 và C1 (lặp)

4. Củng cố- dặn dò : 
- Hệ thống kiến thức đã học - Đọc lại ghi nhớ
- Học bài; hoàn chỉnh các bài tập vào vở
- Tìm đọc các đoạn văn học tập cách triển khai chủ đề, liên kết của đoạn văn.
- Viết đoạn văn chủ đề tự chọn có sử dụng phép liên kết nội dung, hình thức.
- Đọc và trả lời câu hỏi bài “Luyện tập liên kết câu, liên kết đoạn văn”
V. RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 TUẦN 24 
TIẾT 111 
 LUYỆN TẬP LIÊN KẾT CÂU VÀ
 LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:HS nhận biết được
 - Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
 - Một số lỗi liên kết thường gặp trong văn bản
 2. Kĩ năng: 
 - Nhận ra và sửa chữa lỗi về liên kết trong đoạn văn .
 3. Thái độ: 
 - Tích cực sử dụng các phép liên kết để bài văn hấp dẫn.
II. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
III. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên : Giáo án , SGK, SGV
 2. Học sinh : Đọc , trả lời nội dung câu hỏi qua các đoạn văn ví dụ SGK
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÁO DỤC :
1. Ổn định lớp : 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Kiểm tra vở BT (2 em), Kiểm tra viết đoạn văn ?
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s
 3. Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài:
 - Để tạo lập văn bản hoàn chỉnh ta phải liên kết đoạn văn, muốn viết đoạn văn phải liên kết các câu lại. Vậy ta liên kết câu và liên kết đoạn văn…?.Hôm nay chúng ta sẽ vào tiết luyện tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn
 b. Hoạt động dạy- học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT

 HOẠT ĐỘNG 1 :Ôn lại khái niệm liên kết
? Thế nào là liên kết nội dung ?
 (Chủ đề, lôgíc)
? Thế nào là liên kết hình thức ? 
(Phép liên kết , phương tiện liên kết)
? Nếu không sử dụng liên kết câu, đoạn văn thì sẽ ra sao?
- HS: Trả lời lại phần ghi nhớ SGK
HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS Luyện tập
1. Bài tập 1: SGK/49-50
- Gv: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2 ?
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài tập 1, 2
- HS khác: Làm bài, nhận xét
- GV: Bổ sung, cho điểm
2. Bài tập 2: SGK/49-50
- GV: Nêu yêu cầu đề bài
- HS: Thảo luận nhanh , trình bày
- Các cặp từ trái nghĩa theo yêu cầu của đề
- Thời gian (vật lý) – thời gian (tâm lý)
- Vô hình- hữu hình
- Thẳng tắp – hình tròn 
- Giá lạnh – nóng bỏng
- Đều đặn – lúc nhanh lúc chậm.
Đọc yêu cầu bài 3,4 ?
- HS : Chia 4 nhóm làm
- Gv: Gọi đại diện từng nhóm lên bảng chữa
3. Bài tập 4: SGK/49-50
Lỗi về liên kết hình thức
a.Lỗi: Dùng từ ở câu 2 và 3 không thống nhất
-> Thay đại từ “nó” -> “chúng”
b. Lỗi: Từ “văn phòng” và từ “hội trường” không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này
-> Thay từ “hội trường” ở câu 2 -> “văn phòng”
- HS:Nhóm khác bổ sung ?
- GV : Bổ sung, cho điểm ?






I. ÔN LẠI LÍ THUYẾT:
- Ghi nhớ: SGK - 43



II. LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1: SGK/49-50
a. Phép liên kết câu và liên kết đoạn
- Trường học – trường học ( Lặp -> Liên kết câu )
- “Như thế” thay cho câu cuối (Phép thế -> Liên kết đoạn)
b. Phép liên kết câu và đoạn văn
- Văn nghệ – văn nghệ ( Lặp -> Liên kết câu)
- Sự sống – sự sống; Văn nghệ – văn nghệ (lặp – Liên kết đoạn)
c. Phép liên kết câu:
- Thời gian – thời gian - thời gian; con người – con người – con người (lặp)
d. Phép liên kết câu:
Yếu đuối – mạnh; hiền - ác (trái nghĩa)
2. Bài tập 3: SGK/49-50
a. Lỗi về liên kết nội dung: Các câu không phục vụ chủ đề của đoạn văn 
 -> Thêm 1 số từ ngữ, câu để tạo sự liên kết giữa câu.
- Cấm đi 1 mình trong đêm. Trận đại đại đội 2 của anh ở phái bãi bồi bên 1 dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối”
b. Lỗi về liên kết nội dung: Trật tự các sự việc nêu trong câu không hợp lý
-> Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu 2, để làm rõ mối quan hệ thời gian giữa các sự việc
“Suốt 2 năm anh ốm nặng, chị làm quần quật...”
4. Củng cố, dặn dò: 
- Học kỹ, nắm vững lý thuyết- Tìm thêm 1 số ví dụ trong các văn bản đã học
- Viết đoạn văn chủ đề tự chọn có sử dụng liên kết câu, đoạn.
- Soạn bài , chuẩn bị phần TV để kiểm tra 15 phút 
V. RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…………………………………………………………………………





TIẾT 112 
 Hướng dẫn đọc thêm 
 Văn bản: CON CÒ
 	 ( Chế Lan Viên)
 I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
 - Hiểu và cảm nhận được giá trị nghệ thuật độc đáo, nội dung sâu sắc của văn bản
 + Vẻ đẹp và ý nghĩa hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ngọt ngào.
 + Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc - Hiểu một văn bản thơ trữ tình.
 - Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tượng tượng.
 3. Thái độ: 
 - Thông qua hình tượng con cò HS biết cách yêu thương kính trọng cha mẹ 
II. PHƯƠNG PHÁP
 - Đàm thoại, vấn đáp, thảo luận
 III. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên : Giáo án , SGK, SGV, một số câu ca dao có nội dung liên quan 
 2. Học sinh : Đọc văn bản , trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
 IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY- GIÁO DỤC
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Nhà khoa học Buy-Phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu?
 Có đúng không? Phân tích các dẫn chứng?
 - Qua việc so sánh nhận xét của nhà khoa học và nhà văn , tác giả muốn thể hiện điều gì? 
 HS: dựa vào nội dung bài học và hiểu biết của bản thân để trả lời 
 3. Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài:
 - Giới thiệu về tác giả Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam, có phong cách sáng tác thơ rõ nét và độc đáo, đó là phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại – Bài thơ “Con Cò” là bài thơ thể hiện khá rõ phong cách nghệ thuật đó của tác giả…”
 b. Hoạt động dạy- học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm:

- GV yêu cầu HS đọc chú thích * ?
H: Nêu vài nét về tác giả và tác phẩm ?
HS thảo luận nhóm với nhau tìm hiểu về tác giả -> trình bày , nhóm khác bổ sung 
GV nhận xét bổ sung thêm kiến thức , khắc sâu .

























H: Nêu đôi nét về hoàn cảnh sáng tác.
- Hs: Suy nghĩ, trả lời.


HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc hiểu nội dung và nghệ thuật chính của văn bản 
B1: - GV: Nêu yêu cầu cần đọc
- Thể thơ tự do, nhịp điệu biến đổi có nhiều câu thơ điệp lại, tạo nhịp điệu gần với điệu hát ru à Chú ý thay đổi giọng điệu, nhịp điệu.
- GV đọc mẫu 1 đoạn
HS: đọc theo hướng dẫn, các em khác nhận xét 
H: Qua việc đọc bài thơ , em hãy cho biết bài thơ được viết bởi phương thức biểu đạt nào? 


- GV giới thiệu: Bố cục bài thơ? Có 3 đoạn trong bài thơ, nêu nội dung khái quát của từng đoạn?
HS : Thảo luận trình bày






B2: Gv cho học sinh tìm hiểu nội dung bài thơ.

 H: Qua 3 đoạn thơ , em thấy hình ảnh nào là hình ảnh được hiện lên xuyên suốt ? 
H: Hình ảnh đó gợi cho ta nhớ đến ai? Nhớ đến điều gì ? 
H: Em có nhận xét gì về những lời ru của mẹ trong bài thơ? Trong những lời ru của mẹ , hình ảnh nào tạo cho em ấn tượng nhất ? Em cảm nhận được gì qua những lời ru ấy? 

HS trả lời dựa vào SGK 
.





H: Nhịp điệu, lời thơ như thế nào?
HS:Tha thiết ngọt ngào
H: Tình mẹ với con như thế nào?
HS: Nhân từ, rộng mở, tràn đầy yêu thương
H: Kết thúc đoạn thơ được diễn tả giấc ngủ của con như thế nào?

? Lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã được thể hiện qua câu thơ nào?
? Hình ảnh con cò đối với đứa con lúc này như thế nào?
? Nghệ thuật độc đáo của tác giả khi xây dựng hình tượng thơ trong 2 câu thơ này là gì....
? Lời ru của mẹ được tiếp tục thể hiện ntn?
? Lời ru thể hiện ước mong của mẹ như thế nào? Tình mẹ giành cho con ntn?
HS: Một cuộc sống ấm áp, tươi sáng được che chở và nâng niu....
? Ý nghĩa của hình ảnh con cò trong đoạn 2?
- HS Đọc đoạn 3
? Lời mẹ ru con được thể hiện ntn?
? Hình ảnh con cò có ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ như thế nào.
? Nhà thơ đã khái quát lên tình mẹ như một quy luật qua câu thơ nào?
? Đó là quy luật thể hiện tình cảm của người mẹ ntn?.
- G/v gợi ý: Học sinh mở rộng tình cảm của mẹ giành cho con nhân từ, mở rộng, bền vững, che chở cho con qua những câu ca dao, qua thơ của Nguyễn Duy.
 “Ta đi trọn kiếp con người
 Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
? Đọc đoạn cuối
? Những dòng thơ cuối với âm hưởng lời ru ntn?
- HS: Âm hưởng lời hát ru tha thiết ngọt ngào
? Thể thơ tự do tác giả sử dụng có khả năng thể hiện cảm xúc ntn? (Linh hoạt)
? Nt đã khai thác và làm mới vẻ đẹp của ca dao ntn?
- HS: S/d ca dao, liên tưởng độc đáo, tạo suy ngẫm, triết lí....)
? Biểu hiện đáng quý nào trong tấm lòng nhà thơ được bộc lộ?
? Ý nghĩa lớn lao của lời ru đối với mỗi người ntn?

 
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả: SGK/ 47
-Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung (THCS hay cấp II hiện nay) thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.
- Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định.
- Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.
- Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
2.Tác phẩm: 
- Sáng tác năm 1962 in trong tập “ Hoa Ngày Thường- Chim Báo Bão”
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc 
 







2.Phương thức biểu đạt: Trữ tình



3. Bố cục: 
- 3 đoạn (như đã chia trong SGK)
+ Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.
+ Đoạn 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi ấu thơ sẽ theo cùng con người trên mọi chặng đường đời.
+ Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.

4. Nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ 
a. Nội dung
a1. Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ.
à Gợi tả không gian, khung cảnh quen thuộc, sự nhịp nhàng thong thả, bình yên.
à Hình ảnh con cò tượng trưng cho người mẹ, người phụ nữ trong cuộc sống vất vả, nhọc nhằn
- Ngủ yên! Ngủ yên! cò ơi, chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
à Câu thơ nhịp điệu nhẹ nhàng, lời thơ thiết tha giàu cảm xúc, mà vẫn có ý nghĩa biểu tượng sâu sắcà thể hiện tình mẹ nhân từ, yêu thương, che trở cho con.
- Con ngủ chẳng phân vân.
à Gợi ra một hình ảnh thanh bình, mẹ đã ru con bằng những câu ca dao là cả điệu hồn dân tộc và bằng tình mẹ giành cho con.
è Lời ru ngọt ngào, dịu dàng tràn đầy tình yêu thương của mẹ đến với tuổi ấu thơ để vỗ về, nuôi dưỡng tâm hồn cho con. Qua hình ảnh con cò với nhiều ý nghĩa biểu trưng sâu sắc.
a2. Lời ru thứ 2
- Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên….
à Sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, hình ảnh con cò được bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn mỗi con người, nâng đỡ con người.
- Lớn lên, lớn lên, lớn lên...
à Qua hình ảnh con cò, gợi ra ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
- Nghệ thuật sáng tạo hình tượng độc đáo, hình tượng con cò sẽ theo cùng con người suốt cuộc đời đó là biểu tượng của tình mẹ ngọt ngào, che trở và nâng đỡ.
a3. Ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ với cuộc đời cuả mỗi người:
- Lời thơ giản dị mà thấm đượm tình mẹ tha thiết danh cho con, hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
- Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
à Khái quát lên thành một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc mở ra những suy ngẫm thành những triết lý sâu sa. Để ngợi ca và biết ơn tình mẹ dành cho con.
- Lời hát ru tha thiết ngọt ngào ý nghĩa lớn lao của hình ảnh con cò là biểu hiện cao cả, đẹp đẽ của tình mẹ và tình đời rộng lớn dành cho mỗi cuộc đời con người.
=> Đề cao ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa của lời hát ru đối với cuộc đời mỗi con người.

b. Nghệ thuật : 
- Viết theo thể thơ tự do, tác giả thể hiện được cảm xúc một cách linh hoạt ở nhiều biểu hiện, nhiều mức độ.
- Sáng tạo nên những câu thơ gợi âm hưởng lời hát ru nhưng vẫn làm nổi bật giọng suy nghẫm, triết lí của nhà thơ.
- Xây dựng hình ảnh thơ dựa trên những liên tưởng, tưởng tượng độc đáo.
4. Củng cố , dặn dò: 
- Đọc bài thơ theo yêu cầu.
- Hình ảnh con cò trong những lời ru của mẹ như thế nào?
- Hoàn thành các yêu cầu cần về luyện tập.
- Chuẩn bị ôn lại cách viết văn để tiết sau trả bài.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 113,114 
 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
 VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

I. MỤC TIÊU: 
 
1. Kiến thức:
 - Hiểu và biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí 
 2. Kĩ năng: 
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để làm một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
 3. Thái độ: 
 - Ý thức tuân thủ các bước làm bài văn nghị luận về một vấn đề về tư tưởng đạo đức.
II. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên : Giáo án , SGK, SGV, một số bài ca dao, tục ngữ nói về tư tưởng đạo lí.
2. Học sinh : Đọc đề bài , lập dàn ý cho đề bài.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÁO DỤC:
1. Ổn định lớp : 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ?Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?
 ?Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận này?
 - Trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK trang 36
 3. Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài:
 - Nghị luận về một vấn đề về tư tưởng đạo lí: là một lĩnh vực rộng lớn: bàn bạc về những vấn đề chính trị, chính sách, đạo đức, lối sống, những vấn đề có tầm chiến lược, tư tưởng triết lí đến những sự việc về một vấn đề tư tưởng đạo lí .
 b. Hoạt động dạy – học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT 
HOẠT ĐỘNG 1 :Tìm hiểu các đề văn,Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:
B1:
- HS: Đọc, tìm hiểu 10 đề bài SGK trang 51, 52.
- HS: Có bảng phụ ghi 10 đề bài treo trên bảng.
? Các đề bài trên có điểm gì giống nhau?
- HS: Đều nghị luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống
? Ở đề 1, đề 3, đề 10 cách hỏi có gì khác (có mệnh lệnh).
H: Học sinh tự đặt 1 số đề bài tương tự?
HS đặt đề bài . Các em khác nhận xét bổ sung .
B2: Hướng dẫn cách thức làm bài 
Đề bài: Suy nghĩ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
? “Suy nghĩ” đòi hỏi người viết phải thể hiện những yêu cầu gì?
- HS: Thể hiện sự hiểu biết, sự đánh giá ý nghĩa của vấn đề này
? Cụ thể đề yêu cầu gì ?
- HS :Giải thích đúng câu tục ngữ, thể hiện suy nghĩ nêu ý kiến về câu tục ngữ.
? Tìm hiểu đề phải chú trọng đến những yêu cầu gì của đề?
- G/V gợi ý: Khi tìm ý để giải quyết vấn đề ta thường nêu câu hỏi: Nghĩa là gì?Đúng, sai như thế nào? Có tác dụng ra sao? ý nghĩa như thế nào?
? Dựa vào các ý đã tìm sắp xếp và lập thành một dàn bài?
? Mở bài cho đề bài trên ta nêu ý gì?
- HS : Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí làm người, đạo lý cho toàn xã hội).

? Giải thích câu tục ngữ ta giải thích những ý gì ? Giải thích điều gì trước?
“Nước? Nguồn? Uống nước?
Nhớ nguồn là nhớ về đâu? ”
? Nhận định, đánh giá của em về câu tục ngữ. 
GV gợi: Câu tục ngữ nêu rõ nội dung gì? Có ý nghĩa gì? có tác dụng ra sao? 


? Ở phần kết bài , Em có sự khẳng định vấn đề như thế nào? ý nghĩa lớn lao của vấn đề là gì? Em rút ra bài học gì cho mình qua đề bài trên? 
- Gv: Cho HS tiếp tục tìm hiểu các bước làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.





H: Ở bước viết bài , phần mở bài được viết như thế nào? Có mấy cách ? 
- HS: Đọc VD phần mở bài (SGK/ 53)
Trả lời câu hỏi .
- GV: Cung cấp thêm: mở bài trực tiếp: người dân Việt Nam ta luôn có truyền thống tốt đẹp đó là uống…nguồn. Điều này đó được chứng minh rất nhiều trong thực tế và điều này cũng đó được đúc kết trong cả những câu ca dao tục ngữ. Một trong những câu ca dao tục ngữ đó là “Uống nước nhớ nguồn”.
H: Ở phần thân bài những ý cần bàn luận cho đề bài là gì? (chúng ta sẽ làm gì với đề bài trên)
- HS: Giải thích nội dung câu tục ngữ
? Những nhận định đánh giá câu tục ngữ là gì?(gợi: câu tục ngữ này có mấy lớp nghĩa? Câu tục ngữ có ý nghĩa gì?)
- HS: Câu tục ngữ là lời dạy, lời khuyên; Câu tục ngữ có nhiều lớp nghĩa
? Có sự khẳng định gì về câu tục ngữ? Nhiệm vụ của mỗi người là gì qua học câu tục ngữ? 
- GVgợi: Đây là một truyền thống như thế nào? Chúng ta có nhiệm vụ gì?
? Trong bài nghị luận cần những yêu cầu gì về lời văn và việc liên kết đoạn?
? Đọc phần C (Kết bài)SGK Trang 54
? Y/c của phần kết bài là gì?
? Sự cần thiết của bước 4 ntn?
? Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí cần chú ý vận dụng các phép lập luận gì?
? Yêu cầu dàn bài cho bài văn nghị luận này.
 CHUYỂN TIẾT 115

HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS Luyện tập
H/S: Đọc đề 7 trong SGK.
? Y/c tìm ý gì để làm rõ vấn đề tinh thần tự học. Học sinh thảo luận nhóm 4 phút
Vd: Giải thích rõ thế nào là tự học?
Vd: Cần có tinh thần tự học ntn?
Vd: ý nghĩa lớn lao của vấn đề này?
Sau khi tìm ý xong , các nhóm lập thành một dàn bài hoàn chỉnh , trình bày trước lớp 
. Các nhóm khác nhận xét , bổ sung thêm .
GV nhận xét , cho điểm .


I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tìm hiểu các đề văn:
- 10 đề văn SGK/53
- Đề 1,3, 10 là đề có mệnh lệnh.
- Đề 2,4,5,6,7,8,9 đề mở không có mệnh lệnh
- Yêu cầu trình bày ý kiến, giải thích chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp để làm rõ vấn đề.






2. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:
 + Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”
* Tìm hiểu đề:
- Chú trọng yêu cầu của đề
- Thường là những câu tục ngữ, danh ngôn chú trọng ý nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh.
* Tìm ý:
- Đặt những câu hỏi để tìm ý là gì? Như thế nào? Tại sao? tác dụng gì? ý nghĩa ra sao?.....
- Mục đích: Phân chia vấn đề thành các luận điểm.
 + Bước 2: Lập dàn bài
* Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí làm người, đạo lý cho toàn xã hội).




* Thân bài:
- Giải thích câu tục ngữ như thế nào?
“Nước là gì? Nguồn là gì? Uống nước là hành động như thế nào?Nhớ nguồn là nhớ về đâu? ”
- Câu tục ngữ nêu rõ nội dung gì? Có ý nghĩa gì? có tác dụng ra sao?) 











* Kết bài:
Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam
 



+ Bước 3: Viết bài:
a. Mở bài: Có nhiều cách mở bài:
- Đi từ cái chung đến cái riêng.
- Từ thực tế đến đạo lí.
- Mở bài trực tiếp.








b.Thân bài:
- Những ý cần viết, mỗi ý hình thành một đoạn văn.
+ Giải thích chứng minh vấn đề của đề bài.
+ Nhận định, đánh giá, khẳng định vấn đề.
- Lời văn chặt chẽ, mạch lạc và biểu cảm sống động.
- Thực hiện việc liên kết các đoạn văn để có tính thống nhất, hoàn chỉnh.
 C. Kết bài: Có nhiều cách:
- Đi từ nhận thức đến hành động.
- Có tính chất tổng kết.
 







+ Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa.
* Ghi nhớ:
- Ngoài các yêu cầu chung cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp cho dạng nghị luận này.
- Yêu cầu về dàn bài cho bài văn.
(Đọc ghi nhớ trang 54 SGK).
II. LUYỆN TẬP:
+ Lập dàn bài cho đề 7 ở mục I
“Tinh thần tự học”
+ Lập được dàn bài rõ 3 phần.
- Mở bài: + Giới thiệu khái quát tinh thần tự học: 

File đính kèm:

  • docNgu van 9 sua moi tuan 2425.doc
Đề thi liên quan