Bài 19 :chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

doc151 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 959 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài 19 :chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	tuần 19
Thứ ngày tháng năm 200
Lịch sử
bài 19 :chiến thắng lịch sử điện biên phủ
I. Mục tiêu:
	- Tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ.
	- Sơ lược diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ.
	- Nêu được ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
II. Đồ dùng:
 	- Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ địa danh Điện Biên Phủ).
	- Lược đồ phóng to (để thuật lại chiến dịch Điện Biên Phủ).
	- Tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ ( ảnh, truyện kể).
 - Phiếu học tập của HS.
III:Các hoạt động dạy học:
*/Hoạt động 1. Kiểm tra:
-Sau chiến dịch biên giới Đảng ta đã có những chủ chương gì mới?
*/Hoạt động 2. Bài mới
a/ Giới thiệu bài: “ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”
 b/ Dạy bài mới:
	Hoạt động 2.1: Làm việc cả lớp (8’):
 	- GV giới thiệu bài: Nêu tình thế cảnh quân Pháp từ sau thất bại ở chiến dịch Biên giới 1950 đến năm 1953 (địch rơi vào thế bị động, trong khi đó ta chủ động mở nhiều chiến dịch lớn trên toàn quốc càng làm cho địch thêm bị động, lúng túng). Vì vậy, thực dân Pháp (với sự giúp đỡ của Mĩ về vũ khí, đôla, chuyên gia quân sự) đã xây dựng ở Điện Biên Phủ một tập đoàn cứ điểm kiên cố vào bậc nhất ở chiến trường Đông Dương, nhằm thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta, giành lại thể chủ động trên chiến trường và có thể kết thúc chiến tranh)
hoạt động của thày
hoạt động của trò
- GV nêu nhiệm vụ bài học
+ Diễn biến sơ lược của chiến dịch Điện Biên Phủ
+ ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ.
*/Hoạt động2. 2: Làm việc theo nhóm (8’):
 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
*/Hoạt động 2.3: Làm việc theo nhóm hoặc cả lớp (8’):
- GV chia HS thành nhóm, mỗi nhóm thảo luận một nhiệm vụ của bài. 
Gợi ý: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ có thể ví với những chiến thắng nào trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta mà các em đã được học ở SGK lịch sử và địa lí 4 (Chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa).
GV kết luận
*/ Hoạt động2. 4: Làm việc cả lớp (8’):
- HS quan sát ảnh tư liệu (hoặc đoạn trích phim tài liệu) về chiến dịch Điện Biên Phủ.
- HS có thể tìm đọc một số câu thơ về chiến thắng Điện Biên Phủ hoặc nêu tên (và có thể hát) một bài hát tiêu biểu về chiến thắng Điện Biên Phủ.
- HS kể về một trong những tấm gương chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ ( có thể gắn với lịch sử địa phương).
-HS thảo luận nhóm 4(5')
+ Nhóm 1: Chỉ ra những chứng cứ để khẳng định rằng “tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ” là “ pháo đài” kiên cố nhất của Pháp tại chiến trường Đông Dương trong những năm 1953 – 1954.
 + Nhóm 2: Tóm tắt những mốc thời gian quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Nhóm 3: Nêu những sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biê n Phủ
+ Nhóm 4: Nêu nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.
-Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-Thảo luận nhóm 6(5')
-Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Nhóm 1: Nêu diễn biến sơ lược của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Gợi ý: HS sử dụng lược đó, thuật lại diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ, sau đó tóm tắt và nhớ được 3 đợt tấn công của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
 Đợt 1: Bắt đầu từ ngày 13/3
Đợt 2: Bắt đầu từ ngày 30/3.
 Đợt 3: Bắt đầu từ ngày 1/5 và đến ngày 7/5 thì kết thúc thắng lợi.
+ Nhóm 2: Nê ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
-Bài hát: Qua miền tây bắc
-Anh Bế Văn Đàn, anh La Văn Cầu...
*/Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (2-3’):
-Nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ?
- HS đọc bài học SGK.
- Về nhà học bài
- Giờ sau : Bài 18.
.........................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 200
Khoa học
Tiết 37: Dung dịch
I. Mục tiêu:
	- Cách tạo ra một dung dịch. 
	- Kể tên một số dung dịch.
	- Nêu một số cách tách các chất trong dung dịch.
 II. Đồ dùng:
	- Hình SGK.
	- Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, một cốc (li) thuỷ tinh, thìa nhỏ có cán dài.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: ( 2 - 3’)
- Hỗn hợp là gì?
	2. Dạy bài mới (32’):
	Hoạt động 1: Thực hành “Tạo ra một dung dịch” (10 - 12’):
	* Mục tiêu: 
	- Biết cách tạo ra một dung dịch.
	- Kể được tên một số dung dịch.
* Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
+ GV cho HS làm việc theo nhóm như hướng dẫn trong SGK. 	a) Tạo ra một dung dịch đường (hoặc dung dịch muối), tỉ lệ nước và đường do từng nhóm quyết định.
-Thảo luận nhóm 4(5')
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các nhiệm vụ sau:
Tên và đặc điểm của 
từng chất tạo ra dung dịch
Tên dung dịch và 
đặc điểm của dung dịch
	b) Thảo luận các câu hỏi:
+ Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì?
+ Dung dịch là gì?
	+ Kể tên một số dung dịch mà bạn biết.
+ Đại diện mỗi nhóm nêu công thức pha dung dịch đường ( hoặc dung dịch muối) và mời các nhóm khác nếm thử nước đường hoặc nước muối của nhóm mình.
+ Các nhóm nhận xét, so sánh độ ngọt hoặc mặn của dung dịch do mỗi nhóm tạo ra.
	- Bước 2: Làm việc cả lớp:
+ GV cho HS nói dung dịch là gì và kể tên một số dung dịch khác. Ví dụ: dung dịch nước và xà phòng, dung dịch giấm và đường hoặc giấm và muối.
	-> Kết luận: Muốn tạo ra một dung dịch ít nhất phải có hai chất trở lên, trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hoà tan được vào trong chất lỏng đó.
	- Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào nhau được gọi là dung dịch.
Hoạt động 2: Thực hành (20’):
	* Mục tiêu: HS nêu được cách tách các chất trong dung dịch.
	* Cách tiến hành:
	- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
 + Đọc mục hướng dẫn thực hành Tr77/SGK và thảo luận, đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm theo câu hỏi trong SGK.
 + Tiếp theo cùng làm thí nghiệm: úp đĩa lên một cốc nước muối nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa ra.
	 + Các thành viên trong nhóm đều nếm thử những giọt nước đọng trên đĩa, rồi rút ra nhận xét, so sánh với kết quả dự đoán ban đầu.
	- Bước 2: Làm việc cả lớp:
+ Qua thí nghiệm trên, theo các em, ta có thể làm thế nào để tách các chất trong dung dịch?
+ Nếu HS không trả lời được câu hỏi trên, GV có thể giảng hoặc cho HS đọc mục bạn cần biết Tr77/SGK.
-> Kết luận:
- Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất.
- Trong thực tế, người ta sử dụng phương pháp chưng cất để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và một số ngành khác cần nước thật tinh khiết
 + Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm thí nghiệm và thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
.3. Củng cố, dặn dò (2-3’):
	- HS đọc ghi nhớ/SGK.
	- Về nhà học thuộc bài.
	- Giờ sau: Bài 38-39.
......................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 200
Đạo đức
Bài 9: Em yêu quê hương ( tiết 1 )
I. mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
Mọi người cần phải yêu quê hương
Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
II. tài liệu và phương tiện:
Giấy, bút màu.
Dây, kẹp, nẹp để treo tranh dùng cho hoạt động 2, tiết 2.
Thẻ màu dùng cho hoạt động 2, tiết 2.
Các bài thơ,bài hát, ... nói về tình yêu quê hương.
III. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu chuyện Cây đa làng em ( 10 - 12’):
* Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương.
* Cách tiến hành
1. Đọc truyện cây đa làng em, trang28, SGK.
2. HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi trong SGK.
3. Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp trao đổi , bổ xung.
4. GV kết luận:
Hoạt động 2 : Làm bài tập 1, SGK ( 10 - 12’)
* Mục tiêu : HS nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu quê hương.
* Cách tiến hành
GV yêu cầu từng cặp HS thảo luận để làm bài tập 1.
HS thảo luận.
Đại diện 1 số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
GV kết luận.
GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt đông 3 : Liên hệ thực tế ( 10 - 12’)
* Mục tiêu : HS kể được những việc các em đã làm để thể hiện tình yêu quê hương của mình.
* Cách tiến hành.
GV yêu cầu HS trao đổi với nhau theo các gợi ý sau:
Quê bạn ở đâu ? Bạn biết những gì về quê hương mình ? 
Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương ?
HS trao đổi.
Một số HS trình bày trước lớp ; các em khác có thể nêu câu hỏi về những vấn đề mà mình quan tâm.
GV kết luận và khen một số HS đã biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể.
Hoạt động tiếp nối ( 2 - 4’):
Mỗi HS vẽ một bức tranh nói về việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương hoặc sưu tầm tranh, ảnh về quê hương mình.
Các nhóm HS chuẩn bị các bài thơ bài hát,... nói về tình yêu quê hương.
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
	-Vì sao chúng ta phải yêu quê hương?
.....................................................................
Khoa học
Tiết 38: Sự biến đổi hoá học ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu:
	- Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học.
	- Phát hiện sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
	- Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học.
 II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình SGK.
	- Giá đỡ, ống nghiệm ( hoặc lon sữa bò), đèn cồn hoặc dùng thìa có cán dài và nến.
	- Một ít đường kính trắng.
	- Giấy nháp.
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ ( 2 - 3’)
- Nêu cách tách các chất trong dung dịch nước muối?
2. Dạy bài mới (32 - 34’)
	Hoạt động 1: Thí nghiệm (8 - 10’):
	* Mục tiêu: 
	- Làm thí nghiệm để nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
	- Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học.
 * Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
Dưới tác dụng của nhiệt, đường có còn giữ được tính chất ban đầu của nó hay không?
Hoà tan đường vào nước, ta được gì?
	Đem chưng cất dung dịch đường, ta được gì?
Như vậy, đường và nước có bị biến đổi thành chất khác khi hoà tan vào nhau thành dung dịch không?
Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác tương tự như hai thí nghiệm trên gọi là gì?- Sự biến đổi hoá học là gì?
*/Kết luận: Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác như hai thí nghiệm kể trên gọi là sự biến đổi hoá học. Nói cách khác, sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
-Thảo luận nhóm 4(5')
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thí nghiệm và thảo luận các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm theo yêu cầu ở Tr78/SGK sau đó ghi vào phiếu học tập.
+ Thí nghiệm 1: Đốt một tờ giấy
Mô tả hiện tượng xảy 
Khi bị cháy, tờ giấy còn giữ được tính chất ban đầu của nó không?
+ Thí nghiệm 2: Chưng đường trên ngọn lửa (cho đường vào ống nghiệm hoặc lon sữa bò, đun trên ngọn lửa đèn cồn)
Mô tả hiện tượng xảy ra.
- Bước 2: Làm việc cả nhóm:
+ Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 2: Thực hành (8 - 10’):
* Mục tiêu: HS phân biệt được sự biển đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
-Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? -Tại sao bạn kết luận như vậy?
-Trường hợp nào là sự biến đổi lí học?
-Tại sao bạn kết luận như vậy?
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
*/ Kết luận: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học.
 -Thảo luận nhóm 4(5')
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 79/SGK và thảo luận các câu hỏi. 
+ Đại diện mỗi nhóm trả lời một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
 Hoạt động 3: Trò chơi “chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học” (8’):
* Mục tiêu: HS thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
-Thảo luận nhóm 4(5')
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi trò chơi được giới thiệu ở Tr80/SGK + Từng nhóm giới thiệu các bức thư của nhóm mình với các bạn trong nhóm khác.
-> Sự biển đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.
Hoạt động 4: Thực hành xử lí thông tin trong SGK (8’):
* Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
-> Kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
-Thảo luận nhóm 4(5')
+ GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục thực hành Tr80,81/SGK.
+ Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trả lời câu hỏi của một bài tập. Các nhóm khác bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò (2 - 3’):
- HS đọc ghi nhớ/SGK.
-Thế nào là sự biến đổi hóa học?
- Về nhà học thuộc bài.
- Giờ sau: Bài 39.
.............................................................
Địa lý
địa lý thế giới
Bài 17: Châu á
i/mục tiêu
Sau bài học HS có thể:
-Nêu được tên châu lục và các đại dương .
-Dựa vào lược đồ nêu được vị trí giới hạn của châu á.
-Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên châu á.
-Đọc tên các dãy núi cao và đồng bằng lớn của châu á.
-Nêu được tên một số cảnh thiên nhiên châu á.
II. Đồ dùng:
	- Quả địa cầu.
	- Bản đồ tự nhiên châu á	
- Tranh ảnh về một số cảnh thiên nhiên của châu á.
III. Các hoạt động dạy học:
 */Hoạt động 1: Kiểm tra:(Không kiểm tra)
 */Hoạt động 2: Dạy bài mới 
a/ Giới thiệu bài:
 b/Giảng bài
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
*/. Vị trí địa lí và giới hạn:
	Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm nhỏ (10’):
- Bước 1: HS quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi trong SGK và tên các châu lục, đại dương trên Trái Đất, về vị trí địa lí và giới hạn châu á.
- GV hướng dẫn HS:
+ Đọc đủ tên 6 châu lục và 4 đại dương.
 + Cách mô tả vị trí địa lí, giới hạn của châu á: 
-Nhận xét giới hạn các phía của châu á
+ Nhận xét vị trí địa lí của châu á: 
-> Kết luận: Châu á nằm ở bán cầu Bắc, có 3 phía giáp biển và đại dương.
*/ Làm việc theo cặp:
- Bước 1: Dựa vào bảng số liệu về diên tích các châu cho biết châu á có diện tích ntn?
-> Kết luận: Châu á có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới.	
*/. Đặc điểm tự nhiên:
*/: Làm việc cá nhân sau đó làm việc nhóm:
-Quan sát hình 3, sử dụng phần chú giải để nhận biết các khu vực của châu á.
 - Bước 2: Sau khi HS đã tìm được đủ 5 chữ (khoảng 4-5 phút), GV yêu cầu từ 4 đến 5 HS trong nhóm kiểm tra lẫn nhau để đảm bảo tìm đúng các chữ a,b,c,d,đ tương ứng với cảnh thiên nhiên ở các khu vực nêu trên và sa mạc.
- Bước 3: Đại diện một số nhóm HS báo cáo kết quả làm việc.
- Bước 4: GV yêu cầu 1-2 HS nhắc lại tên các cảnh thiên nhiên và nhận xét về sự đa dạng của thiên nhiên châu á. 
-> Kết luận: Châu á có nhiều dãy núi và đồng bằng lớn. Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích.
*/Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò (2-3’):
- HS đọc ghi nhớ/SGK.
- Về nhà học thuộc bài.
- Giờ sau: Bài 18
-Thảo luận nhóm 4(5')- các nhóm báo cáo, nhận xét.
- Châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực, châu á
-Gồm phần lục địa và các đảo xung quanh. 
-Phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phía đông giáp Thái Bình Dương, phía nam giáp ấn Độ Dương, phía tây và tây nam giáp châu á và châu Phi.
-Trải dài từ vùng gần cực Bắc đến quá Xích đạo giới thiệu sơ lược các đới khí hậu khác nhau của Trái Đất để nhận biết châu á có đủ các đới khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.
-Chỉ vị trí địa lí và giới hạn của châu á trên bản đồ treo tường.
-Thảo luận nhóm đôi .Các nhóm trao đổi kết quả trước lớp
-Châu á lớn nhất, gấp gần 5 lần châu Đại Dương, hơn 4 lần diện tích châu Âu, hơn 3 lần diện tích châu Nam cực.
-2 hoặc 3 HS đọc tên các khu vực được ghi trên lược đồ. Sau đó cho HS nêu tên theo kí hiệu a, b, c, d, đ của hình 2, rồi tìm chữ ghi tương ứng ở các khu vực trên hình 3, cụ thể:
a) Vịnh biển ( Nhật Bản) ở khu vực Đông á.
b) Bán hoang mạc (Ca-dắc-xtan) ở khu vực Trung á.
c) Đồng bằng (đảo Ba-li, In-đô-nê-xi-a) ở khu vực Đông Nam á.
d) Rừng tai-ga (LB.Nga) ở khu vực Bắc á. 
đ) Dãy núi Hi-ma-lay-a (Nê-pan) ở Nam á
.........................................................................................................................................
tuần 20
Thứ ngày tháng năm 200
Lịch sử
Tiết 18: Ôn tập chín năm kháng chiến 
bảo vệ độc lập dân tộc (1945 – 1954)
I. Mục tiêu:
	- Những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến năm 1954; lập được bảng thống kê một số sự kiện theo thời gian (gắn với các bài đã học).
	- Kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này.
II. Đồ dùng:
 	- Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ địa danh gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu đã học).
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
-Từ 1945-1954 có những sự kiện lịch sử tiêu biểu nào?
2. Giới thiệu bài: “ Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc 1945-1954”
3. Dạy bài mới:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
*/Bài này GV dành nhiều thời gian hướng dẫn HS suy nghĩ, nhớ lại những tư liệu lịch sử chủ yếu để hiểu được một số sự kiện theo niên đại.
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm (15’):
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi trong SGK.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp (15’):
 	- Tổ chức cho HS thực hiện trò chơi theo chủ đề “Tìm địa chỉ đỏ”.
+ Cách thực hiện: GV dùng bảng phụ có đề sẵn các địa danh tiêu biểu, HS dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó.
- GV tổng kết nội dung bài học.
-Thảo luận nhóm 4(5')
- Các nhóm làm việc, sau đó cử đại diện trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
4. Củng cố, dặn dò (2-3’):
- HS đọc bài học SGK.
- Về nhà học bài
................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 200
Khoa học
Tiết 39: Sự biến đổi hoá học ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu:
	- Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học.
	- Phát hiện sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
	- Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học.
 II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình SGK.
	- Giá đỡ, ống nghiệm ( hoặc lon sữa bò), đèn cồn hoặc dùng thìa có cán dài và nến; Giấy nháp; Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ ( 2 - 3’)
- Thế nào là sự biến đổi hóa học? Cho ví dụ.
2. Dạy bài mới (32 - 34’)
HĐ 1: Trò chơi “Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học” (15 - 17’):
* Mục tiêu: HS thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học.
* Cách tiến hành:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
*/ */ Kết luận:Sự biển đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt
 -Thảo luận nhóm 4(5')
 + Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi trò chơi được giới thiệu ở Tr80/SGK.
 + Từng nhóm giới thiệu các bức thư của nhóm mình với các bạn trong nhóm khác.
.
HĐ 2: Thực hành xử lí thông tin trong SGK (16 - 18’):
* Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
*/ Kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
-Thảo luận nhóm 4(5')
nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục thực hành Tr80,81/SGK.
 + Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trả lời câu hỏi của một bài tập. Các nhóm khác bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò (2 - 3’):
- Thế nào là sự biến đổi hoá học?
- Về nhà học thuộc bài.
- Giờ sau: Bài 40.
........................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 200
Đạo đức
Bài 9: Em yêu quê hương ( tiết 2 )
I. mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Mọi người cần phải yêu quê hương
- Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
- Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
II. tài liệu và phương tiện:
- Giấy, bút màu; Dây, kẹp, nẹp để treo tranh dùng cho hoạt động 2, tiết 2.
- Thẻ dùng cho HĐ 2, tiết 2; Các bài thơ,bài hát, ... nói về tình yêu quê hương.
III. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động 1 : Triển lãm nhỏ ( Bài tập 4/SGK ) - ( 8 - 10’)
Mục tiêu : HS biết thể hiện tình cảm đối với quê hương.
Cách tiến hành:
GV hướng dẫn các nhóm HS trưng bày và giới thiệu tranh.
HS trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình.
HS cả lớp xem tranh và trao đổi, bình luận.
GV nhận xét về tranh, ảnh của HS và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm được những công việc thiết thực để tỏ lòng yêu quê hương.
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ ( Bài tập 4/SGK) - ( 10 - 12’)
Mục tiêu : HS biết thể hiện tình cảm đối với quê hương.
Cách tiến hành:
GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2, SGK.
HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo qui ước.
GV mời HS giải thích lí do. Các HS khác nhận xét, bổ sung -> GV kết luận.
Hoạt động 3: Xử lí tình huống ( Bài tập 3/SGK) - ( 10 - 12’)
Mục tiêu: HS biết xử lí một số tình huống liên quan đến tình yêu quê hương.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận để xử lí các tình huống của bài tập 3.
Các nhóm HS làm việc.
Theo từng tình huống, các nhóm trình bày - NX, bổ sung -> GV kết luận.
Hoạt động 4 : Trình bày kết quả sưu tầm ( 5 - 7’)
Mục tiêu : Củng cố bài.
Cách tiến hành
- HS trình bày kết quả sưu tầm được về các cảnh đẹp, phong tục tập quán, danh nhân của quê hương và các bài thơ, bài hát, điệu múa, ... đã chuẩn bị.
- Cả lớp trao đổi về ý nghĩa của các bài thơ, bài hát, ...
- GV nhắc nhở HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
..........................................................
Khoa học
Tiết 40: Năng Lượng
I. Mục tiêu:
- Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ… nhờ được cung cấp năng lượng.
- Nêu ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
II. Đồ dùng:
- Chuẩn bị: 
	+ Nến, diêm
	+ Ô tô đồ chơi chạy pin có đèn và còi hoặc đèn pin.
- Hình SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Thế nào là sự biến đổi hoá học.
2. Dạy bài mới (32’):
Hoạt động 1: Thí nghiệm: (15’):
* Mục tiêu: 
 - HS nêu được vị dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ…nhờ được cung cấp năng lượng.
 * Cách tiến hành:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
-Vật bị biến đổi ntn?
 -Nhờ đâu vật có biến đổi đó?
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
-> GV đưa ra nhận xét như SGK.
+ Khi dùng tay nhấc cặp sách, năng lượng do tay ta cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển lên cao.
+ Khi thắp ngọn nến, nếu toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt.
+ Khi lắp pin và bật công tác ôtô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làm động cơ quay, đèn sáng, còi kêu.
	*/Kết luận : Trong các trường hợp trên, ta thấy cần cung cấp năng lượng để các vật có các biến đổi, hoạt động.
-Thảo luận nhóm 4(5')
+ HS làm thí nghiệm theo nhóm và thảo luận. Trong mỗi thí nghiệm, HS cần nêu rõ: Hiện tượng quan sát được.
+ Đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận (15’):
	* Mục tiêu: HS nêu được một số ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
	* Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo cặp
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
-Thảo luận nhóm đôi (3')'
 + HS tự đọc mục bạn cần biết Tr83/SGK, sau đó từng cặp quan sát hình vẽ và nêu thêm các ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
+ Đại diện một số HS báo cáo kết quả làm việc theo cặp.
+ GV cho HS tìm và trình bày thêm các ví dụ khác về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng.
	Hoạt động
Nguồn năng lượng
Người nông dân cày, cấy…
Thức ăn
Các bạn HS đá bóng, học bài…
Thức ăn
Chim đang bay…
Thức ăn
Máy cày
Xăng
…
…
3. Củng cố, dặn dò (2-3’):
	- HS đọc ghi nhớ/SGK.
	- Về nhà học thuộc bài.
	- Giờ sau: Bài 41.
Địa lý
Tiết 18: Châu á (tiếp)
I. Mục tiêu:
- Nêu được đặc điểm về dân cư, tên một số hoạt động kinh tế của người dân châu á và ý nghĩa (lợi ích) của những hoạt động này.
- Dựa vào lược đồ (bản đồ), nhận biết được sự phân bố một số hoạt động sản xuất của người dân châu á.
- Biết được khu vực Đông Nam á có khí hậu gió mùa nóng ẩm, trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp và khai thác khoáng sản.
II. Đồ dùng:
	- Bản đồ tự nhiên châu á.
	- Bản đồ các nước châu á.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
-Nêu vị trí dịa lý của châu á? 
 2. Giới thiệu bài:
 3. Dạy bài mới:
	3.3 Cư dân Châu á.
	Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (10’):
	- Bước 1: HS làm việc với bảng số liệu về dân cư các châu ở bài 17

File đính kèm:

  • doctoan.doc
Đề thi liên quan