5 Đề thi chọn học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 5 (Có đáp án) - Phòng GD&ĐT Hà Trung

doc15 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 5 Đề thi chọn học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 5 (Có đáp án) - Phòng GD&ĐT Hà Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sở GD&ĐT Thanh Húa đề thi học sinh giỏi lớp 5
Phũng Giỏo dục Hà Trung Đề số: 1 Bảng A
 Môn : Tiếng việt
 Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian chép đề)
Câu 1: 2 điểm
 a. Các từ : tốt tươi, đánh đập, mặt mũi, đi đứng, tươi cười là các từ láy hay từ ghép? Vì sao?
 b. Xét về cấu tạo, các từ: ồn ào, nghỉ ngơi, gập ghềnh, ầm ĩ, cót két, cuống quýt thuộc kiểu từ nào ? Vì sao?
Câu 2: 1 điểm
 Cho hai câu sau:
 a. áo mẹ đã bạc màu 1.
 b. ở đâu tre cũng xanh tươi
 Cho dù đất sỏi , đất vôi bạc màu2
 Tổ hợp bạc màu ở hai câu trên khác nhau như thế nào về cấu tạo và về nghĩa?
Câu 3: 3 điểm
 a. Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn sau:
Đằng xa, trong sương mờ đã hiện ra bóng những nhịp cầu sắt uốn cong vắt qua dòng sông lạnh.
 b. Nêu cách chữa và chữa câu sai sau thành câu đúng theo hai cách khác nhau:
 "Trong truyện "Cây tre trăm đốt" cho em thấy cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác"
Câu 4: 3 điểm
 a.Viết đoạn văn từ 4 đến 5 câu tả một đồ dùng học tập của em trong đó có sử dụng câu đơn và câu ghép.
 b. Gọi tên câu đơn và câu ghép trong đoạn văn đó.
 Câu 5: 4 điểm
Quê hương là cánh diều biếc
 	Tuổi thơ con thả trên đồng.
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
( Quê hương- Đỗ Trung Quân)
 Đọc đoạn thơ trên em thấy được những ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào?
Câu 6: 6 điểm
 Hãy tả cảnh quê hương em vào một buổi sáng đẹp trời.
 * Điểm trình bày và chữ viết: 1 điểm
Hướng dẫn chấm chi tiết đề số 1
Câu
Nội dung
Điểm
1
a- Các từ đã cho là từ ghép ( từ ghép có nghĩa tổng hợp)
 - Vì: Hai tiếng trong mỗi từ đều có nghĩa( Các từ này có hình thức âm thanh ngẫu nhiên giống từ láy nhưng không phải là từ láy ).
b- Xét về cấu tạo, các từ đã cho đều là từ láy.
 - Vì : + ồn ào và ầm ĩ là những từ láy khuyết phụ âm đầu.
 + Các từ còn lại là những từ láy phụ âm đầu( Phụ âm đầu được viết bằng con chữ khác nhau).
0,5
0,5
0,5
0.25
0,25
2
*Về cấu tạo: - Bạc màu1 là kết hợp hai từ đơn.
 - Bạc màu2 là một từ ghép .
*Về ý nghĩa: - Bạc màu1 do nghĩa của từng từ trong tổ hợp ghép lại (Bạc màu1 = Bạc ( màu sắc) đã phai , không còn giữ nguyên "màu" như cũ.
 - Bạc màu2 do nghĩa cả hai tiếng trong từ ghép lại, cùng biểu thị một ý nghĩa. Bạc màu2: chỉ một loại đất nghèo dinh dưỡng do chất màu trên bề mặt bị trôi.
0,25
0,25
0,25
0,25
3
a. Đằng xa, trong sương mờ/ đã hiện ra// bóng những nhịp cầu 
 TN VN CN
sắt uốn cong vắt qua dòng sông lạnh.
b. Cách 1: Bỏ từ " trong" để " Truyện cây tre trăm đốt" là chủ ngữ: 
 - Truyện "cây tre trăm đốt" cho em thấy cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác.
 Cách 2: Thêm chủ ngữ
- Trong truyện “cây tre trăm đốt", tác giả cho em thấy cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác.
1,5
0,25
0,5
0,25
0,5
4
- Viết đoạn văn có nội dung phù hợp, đúng ngữ pháp và có cả câu đơn , câu ghép.
( Nếu chỉ có một loại câu đơn hoặc câu ghép: cho 0,75 điểm)
- Gọi tên đúng các câu: Câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép.
1,5
1,5
5
6
* Những định hướng cảm thụ:
- Tác giả bộc lộ suy nghĩ về quê hương thông qua những hình ảnh rất cụ thể:
+ Là một " cánh diều biếc" thả trên đồng đã từng in đậm dấu ấn của tuổi thơ đẹp đẽ trên quê hương.
+ Là " con đò nhỏ" khua nước trên dòng sông quê hương với âm thanh nhẹ nhàng, êm đềm và lắng đọng.
- Những sự vật đơn sơ giản dị trên quê hương luôn có sự gắn bó bằng tình cảm con người và trở thành những kỷ niệm không thể nào quên.
 Nghĩ về quê hương như vậy, ta thấy tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đẹp đẽ và sâu sắc.
Tập làm văn
 I. Yêu cầu: 
 1. Nắm vững kiểu bài tập làm văn tả cảnh, thực hiện yêu cầu của đề bài. Học sinh biết khái quát về cảnh quê hương vào buổi sáng đẹp trời. Biết chọn tả những nét tiêu biểu về cảnh của quê hương vào buổi sáng mà học sinh yêu thích hoặc những nét tiểu biểu đã gắn bó với các em, với con người của quê hương. 
 2. Tả theo trình tự hợp lý, biết sử dụng từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh để câu văn thêm sinh động, từ đó thể hiện được sự quan sát tinh tế về cảnh vật quê hương mình vào một buổi sáng đẹp trời. Trong tả cảnh thiên nhiên học sinh có thể xen kẽ và nêu một số hoạt động của người và vật ở quê hương. Khi tả cần bộc lộ cảm xúc, thể hiện tình cảm và ý thức trách nhiệm của mình đối với cảnh vật quê hương.
 3. Bố cục rõ ràng; diễn đạt trôi chảy; trình bày sạch sẽ; ít phạm lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.
2,0
2,0
II.Cách cho điểm:
 - Cho 5 đến 6 điểm : Đạt 3 yêu cầu trên, không phạm quá 4 lỗi dùng từ, đặt câu và chính tả.
 - Cho 4 đến dưới 5 điểm: Đạt yêu cầu 1và 2; yêu cầu 3 chưa đầy đủ; còn phạm không đến 6 lỗi.
 - Cho 3 đến dưới 4 điểm: Đạt yêu cầu 1; yêu cầu 2 và 3 chưa đầy đủ; không phạm đến 8 lỗi.
 - Cho 2 đến dưới 3 điểm: Đạt yêu cầu 1, nội dung yêu cầu 2 còn sơ sài, bố cục không rõ ràng, không phạm quá 10 lỗi.
 *Lưu ý: Cho 1 điểm chữ viết và cách trình bày toàn bài
 ( Chữ viết đẹp, trình bày khoa học).
 Sở GD&ĐT Thanh Húa đề thi học sinh giỏi lớp 5
Phũng Giỏo dục Hà Trung Đề số: 2 Bảng A
 Môn : Tiếng việt
 Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3điểm ) 
 Từ mỗi tiếng dưới đây, hãy tìm tiếng thích hợp thêm vào để tạo thành :
Các từ ghép: b. Các từ láy: 
 - mong  - mong  
 - lo . - lo .
 - vui  - vui 
 - buồn . - buồn .
 - nhạt .. - nhạt ..
Câu 2: ( 3điểm ) 
 Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau: 
 a. Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. 
 b. Từ cuối bãi, trịnh trọng tiến lại hai anh chàng Dế.	 
Câu 3: ( 3điểm ).
 Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 6 câu ) nói về chủ đề “Đất nước” có sử dụng các từ ngữ sau: 
 Xanh tốt, mênh mông, làng xóm, cánh đồng, ấm no, tự hào, luỹ tre, vui vẻ, yêu quý, dòng sông.	
Câu 4: ( 4điểm ) 
 Trong bài “Anh về cùng mùa hoa” nhà thơ Tạ Hữu Yên viết :
 “ Trang thơ tôi đằm lại
 Giữa nhà tù Sơn La
 Tô Hiệu ơi ! Có phải
 Anh về cùng mùa hoa ”.
Câu hỏi trong khổ thơ trên có gì khác với kiểu hỏi thông thường ?
Em cảm nhận được điều gì qua khổ thơ trên ? 
Câu 5: ( 6điểm )
 ở sân trường, em đã tham gia nhiều trò chơi thú vị . Hãy chọn một trò chơi mà em yêu thích để tả lại cảnh vui chơi của em cùng các bạn. 
* Lưu ý : Điểm chữ viết và trình bày : 1 điểm. 
Xuất xứ đề số 2
 Câu 1, 2, 3: Tiếng Việt nâng cao lớp 5.
Câu 4: Cảm thụ văn học.
Câu 5: Tuyển tập đề thi HS giỏi bậc TH môn Tiếng Việt.
hướng dẫn chấm chi tiết đề số 2
 Câu 1: ( 3điểm ).
 Tìm đúng một tiếng thích hợp để tạo thành một từ ghép hoặc một từ láy cho 0,3 điểm.
 Ví dụ :
Các từ ghép : b. Các từ láy: 
 - mong đợi. - mong mỏi.
 - lo nghĩ. - lo lắng.
 - vui tươi. - vui vẻ.
 - buồn chán. - buồn bã.
 - nhạt phai . - nhạt nhẽo .
Câu 2: ( 3điểm )
 Tìm đúng mỗi chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ ghi 0,5 điểm.
- Bộ phận trạng ngữ : Trong những năm đi đánh giặc. 
- Bộ phận chủ ngữ : nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn
 - Bộ phận vị ngữ : thỉnh thoảng lai cháy lên trong lòng tôi
- Bộ phận trạng ngữ : Từ cuối bãi
- Bộ phận chủ ngữ : hai anh chàng Dế
 - Bộ phận vị ngữ : trịnh trọng tiến lại 
Câu 3: ( 3điểm )
 - Học sinh viết đoạn văn hợp lí, đúng quy định về số câu, đúng chủ đề, sử dụng hết các từ ngữ đã cho , đựơc 3 điểm .
Nếu trong đoạn văn đủ số câu mà thiếu mỗi từ ngữ đã cho trừ 0,3 điểm .
 - Học sinh sử dụng hết các từ ngữ đã cho , viết đoạn một văn hợp lí, đúng chủ đề nhưng số câu không đúng yêu cầu, ghi 2,5 điểm .
 - Học sinh mắc cả hai lỗi trên và các trường hợp khác, giám khảo căn cứ bài làm cụ thể cho điểm thích hợp .
Câu 4: ( 4điểm )
Trả lời đúng cho 1,5 điểm .
 - Câu hỏi trong khổ thơ trên khác câu hỏi thông thường : Không yêu cầu phải có câu trả lời .
 - Câu hỏi này nhằm khẳng định ý muốn nói , tạo ra sự chú ý – còn gọi là câu hỏi tu từ .
Viết đoạn văn cảm thụ nội dung đoạn thơ đúng ý cho 2,5 điểm . 
 - Tác giả bộc lộ tình cảm sâu nặng của mình đối với người chiến sĩ cộng sản Tô Hiệu (trang thơ tôi đằm lại ). 
 - Khẳng định ý muốn nói (“Anh về cùng mùa hoa”) Anh Tô Hiệu vẫn còn sống mãi, cũng như hoa đào, cứ mỗi mùa xuân về lại nở hoa.
Câu 5: ( 6điểm )
 I / Yêu cầu chung :
 - Viết đúng thể lại văn miêu tả ( tả cảnh sinh hoạt ) 
 - Bố cục rõ ràng, trình tự miêu tả hợp lí 
 - Diễn đạt trôi chảy, lối văn có hình ảnh, có cảm xúc, trình bày sạch đẹp, ít phạm lỗi chính tả, ngữ pháp .
 II/ Yêu cầu cụ thể :
Biết giới thiệu cảnh định tả một cách ngắn ngọn, khéo léo, tự nhiên : cho 0,75 điểm .
Biết thể hiện sự quan sát tinh tế về cảnh được tả (sử dụng từ tượng thanh tượng hình, so sánh ), tả được những nét tiêu biểu , nổi bật : cho 4,5 điểm
- Về khung cảnh chung ( 1,5 điểm )
 - Về hoạt động vui chơi ( 3 điểm )
Bộc lộ được những suy nghĩ, tình cảm chân thực của bản thân đối với cảnh và người được tả : cho 0,75 điểm .
* Lưu ý : Điểm chữ viết và trình bày : 1 điểm. 
 Sở GD&ĐT Thanh Húa đề thi học sinh giỏi lớp 5
Phũng Giỏo dục Hà Trung Đề số: 3 Bảng A
 Môn : Tiếng việt
 Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 3 điểm) 
a/Trong các trường học thường có phong trào thi đua “ Hai tốt”. Em hiểu nội dung của 
“ Hai tốt” là gì? Phong trào ấy cần những ai thực hiện ?
b/ Hãy tìm các từ gần nghĩa với mỗi từ : học, dạy, chăm.
Câu 2 : ( 3điểm)
a/ Chỉ ra các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong các câu sau và nói rõ ý nghĩa của những trạng ngữ này:
 " Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trườngTừ những ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga cho đến ngôi trường hẻo lánh núp dưới hàng cọ của xứ ả Rập, hàng triệu, hàng triệu trẻ em cùng đi học."
 b/ Hãy ghi dấu x vào cạnh những từ không đúng là danh từ, động từ, tính từ trong bảng từ dưới đây:
Danh từ
Động từ
Tính từ
rực rỡ
làng mạc
núi rừng
giàu đẹp
xây dựng
 ngôi sao
đẩy
chiến sĩ 
thành phố
 chiến đấu 
tươi đẹp
 giỏi
Câu 3: (3 điểm)
 Hãy viết một đoạn văn ngắn(Từ 5 câu trở lên) giới thiệu về đất nước Việt Nam với một bạn ở nước ngoài mà em có dịp làm quen( hoặc tưởng tượng ra) trong đó có sử dụng các từ ngữ: Đất nước, Tổ quốc, cảnh đẹp, tự hào, giàu đẹp.
Câu 4: ( 4 điểm) Trong bài thơ " Con cò" nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
" ... Dù con lớn vẫn là con của mẹ
 Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con..."
 Hai dòng thơ trên giúp em cảm nhận được ý nghĩa gì đẹp đẽ ?
Câu 5: ( 6 điểm)
 Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp. Em hãy tả lại quang cảnh quê em vào những ngày giáp tết.
Điểm chữ viết và trình bày : 1 điểm
Xuất xứ đề số 3
 Câu 1, 2, 3: Tiếng Việt nâng cao lớp 5.
Câu 4: Cảm thụ văn học.
Câu 5: Tự ra đề.
Đáp án chấm môn tỉếng việt đề số 3
Câu 1: ( 3 điểm)
 Trả lời: Trong các trường học, phong trào thi đua “ Hai tốt” có nội dung là : Dạy tốt và Học tốt. Phong trào ấy cần có Thầy cô giáo và Học sinh thực hiện. ( 1,5 điểm)
b/ Hãy tìm các từ gần nghĩa với mỗi từ : học, dạy, chăm.
Trả lời: :
Từ đã cho
Từ gần nghĩa
học
dạy
chăm
học tập, học hành...
dạy dỗ, khuyên bảo...
chăm chỉ, siêng năng, cần cù...
 ( Mỗi từ đã cho, tìm được 2 từ gần nghĩa trở lên cho 0,5 điểm)
Câu 2 : ( 3điểm)
a/ Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới / đều cắp sách tới trường
Trạng ngữ chỉ thời gian) CN VN
Từ những ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga cho đến ngôi trường hẻo 
lánh núp dưới hàng cọ của xứ ả Rập, hàng triệu, hàng triệu trẻ em/ cùng đi học.
( Trạng ngữ chỉ địa điểm, nơi chốn) CN VN
( Đúng mỗi bộ phận cho 0,5 điểm)
b/ Trả lời: 
Danh từ
Động từ
Tính từ
rực rỡ x
làng mạc
núi rừng
giàu đẹp x
xây dựng
 ngôi sao x
đẩy
chiến sĩ x
thành phố x
 chiến đấu x
tươi đẹp
 giỏi
 (Đúng mỗi cột cho 0,5 điểm)
Câu 3: ( 3 điểm)
Học sinh tự viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài ( Từ 5 câu trở lên). Nội dung giới thiệu về đất nước Việt Nam với một bạn ở nước ngoài trong đó có sử dụng các từ ngữ: Đất nước, cảnh đẹp, tự hào, giàu đẹp.( Mỗi câu dùng 1 từ cho 1 điểm, nếu viết trên 5 câu các từ có thể lặp lại )
Câu 4: ( 4 điểm) 
I / Yêu cầu:
Nêu được ý nghĩa đẹp đẽ đó là : Tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con thật to lớn và không bao giờ vơi cạn. Dù con đã khôn lớn, dù có đi hết đời ( sống trọn cuộc đời). Tình thương của mẹ dành cho con như vẫn còn sống mãi, vẫn theo con để quan tâm, lo lắng, giúp đỡ con, tiếp bước cho con thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống. Có thể nói tình thương của mẹ là tình thương bất tử.
II/ Cách cho điểm:
1- Cảm nhận được đủ yêu cầu trên cho 3 - 4 điểm
2- Cảm nhận còn thiếu sót yêu cầu trên cho 1 - 2 điểm
3- Cảm nhận được nhưng diễn đạt còn vụng về cho 0,5 - dưới 1điểm. 
Câu 5: ( 6 điểm)
 I/Yêu cầu:
1- Nắm vững kiểu bài tập làm văn tả cảnh sinh hoạt: Vẽ lại bằng lời văn một bức tranh tổng hợp với nhiều hình ảnh, màu sắc và cả âm thanh...,về hoạt động của nhiều người trong cùng một thời gian và cùng một địa điểm nào đó.
Sử dụng nhiều từ ngữ gợi tả, tượng thanh, tượng hình, chỉ màu sắc...
2-Nội dung bài văn: Tả theo một trình tự không gian, thời gian hợp lý,cảnh chính, chi tiết đặc trưng của những ngày giáp tết lí thú, hấp dẫn. Khi tả có biểu lộ cảm xúc và thái độ của bản thân.
3- Bố cục bài văn rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lời văn có hình ảnh, sáng rõ, có cảm xúc; trình bày sạch sẽ, ít phạm lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.
II/ Cách cho điểm:
1- Cho 5- 6 điểm: đạt các yêu cầu trên; không phạm quá 4 lỗi dùng từ, đặt câu và chính tả.
2- Cho 4 đến dưới 5 điểm: Đạt được yêu cầu 1 và 2, yêu cầu 3 chưa đầy đủ, còn phạm không đến 6 lỗi.
3- Cho 3 đến dưới 4 điểm: đạt được yêu cầu 1, và 2, yêu cầu 3 chưa đầy đủ, còn phạm không đến 8 lỗi.
4- Cho 1 đến dưới 3 điểm : đạt được yêu cầu 1, nội dung yêu cầu 2 còn sơ sài, bố cục không rõ ràng, còn phạm không quá 10 lỗi.
Điểm chữ viết và trình bày : 1 điểm.
 Sở GD&ĐT Thanh Húa đề thi học sinh giỏi lớp 5
Phũng Giỏo dục Hà Trung Đề số: 4 Bảng A
 Môn : Tiếng việt
 Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Đề bài :
Câu 1(3 điểm): 
	Cho các từ sau: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ màng, mơ mộng, chùa chiền.
a, Xếp các từ trên thành hai nhóm : từ ghép, từ láy
b, Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và kiểu từ láy ở mỗi nhóm trên.
Câu 2 (3 điểm): 
	Tìm các bộ phận : trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:
a, Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài.
b, Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.
Câu 3(3 điểm) :
	 Hãy chia đoạn văn sau đây thành 4 câu và điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp:
	" ... Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu trăng đã nhô lên khỏi rặng tre trời bây giờ trong vắt thăm thẳm và cao mặt trăng đã nhỏ lại sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá tràn ngập con đường trắng xoá."
Câu 4 (4 điểm):
	Theo em, trong những dòng thơ viết về "Quả sầu riêng" của nhà thơ Phạm Hổ sau đây, từ ngữ, hình ảnh nào em thích nhất? Vì sao?
...Ngọt thơm sau lớp vỏ gai
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng
Mời cô, mời bác ăn cùng
Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
Câu 5 (6 điểm):
	Em đã học bài :"Lời khuyên của bố"(Tiếng việt5 - tập 1). Thay lời em bé nhận thư, em hãy viết một bức thư cho bố, nói lên ý nghĩ, tình cảm của mình sau khi nhận được thư bố.
Xuất xứ đề số 4
 Câu 1: Tuyển tập đề thi học sinh giỏi bậc tiểu học.
Câu 2: Đề thi học sinh giỏi bậc tiểu học tỉnh Bắc Giang Năm học 2002-2003)
Câu 3: Đề tự ra.
Câu 4: Toán tuổi thơ - Số 41.
Câu 5: Tiếng Việt nâng cao lớp 5.
Hướng dẫn chấm chi tiết đề số 4
Câu 1 : (3 điểm)
a, Yêu cầu học sinh xếp đúng các từ đã cho thành hai nhóm :
- Từ ghép : xa lạ, phẳng lặng, mong ngóng, mơ mộng, chùa chiền.
- Từ láy: mải miết, xa xôi, phẳng phiu, mong mỏi, mơ màng.
	Học sinh xếp đúng mỗi từ cho 0,2 điểm.
b, Nêu đúng tên gọi:
- Kiểu từ ghép: từ ghép có nghĩa tổng hợp.
- Kiểu từ láy : láy âm.
	Học sinh nêu đúng mỗi kiểu từ (ghép hoặc láy) cho 0,5 điểm.
Câu 2 : (3 điểm)
 Các bộ phận ( Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ) của mỗi câu được xác định như sau:
a, Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân,/ con sông Nậm Rốm trắng sáng/ 
	TN 	CN 
có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài.
	VN 
b, Rải rắc khắp thung lũng,/ tiếng gà gáy/ râm ran.
	TN 	CN 	VN 
	Học sinh làm đúng mỗi câu cho 1,5 điểm.
	Nếu không đúng trọn vẹn từng câu mà chỉ đúng ở bộ phận riêng(Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ) thì mỗi bộ phận đúng cho 0,5 điểm.
Câu 3 : (3 điểm)
 	Đoạn văn đúng như sau:
	" ... Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi rặng tre. Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. Mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều. ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá."
- Học sinh làm đúng như trên cho 3 điểm, nếu không viết hoa chữ cái đầu câu thì không cho điểm tối đa.
- Học sinh đặt đúng vị trí một dấu chấm cho 0,7 điểm, đặt đúng vị trí một dấu phẩy cho 0,3 điểm.
- Các trường hợp còn lại giáo viên tự cho các mức điểm phù hợp.
Câu 4 : (4 điểm).
	Giám khảo cần bám sát định hướng cảm thụ sau đây để vận dụng điểm một cách thích hợp :
	Từ ngữ được tác giả sử dụng một cách khéo léo, gây ấn tượng thú vị ở người đọc là các từ ngữ : "sầu riêng", "vui chung" trong dòng thơ cuối :
Mời cô, mời bác ăn cùng
Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
	Tác giả sử dụng thành công nghệ thuật chơi chữ đồng âm và nghệ thuật đối lập. Sầu riêng vừa là tên một loại quả, vừa chỉ nỗi buồn riêng tư. Từ nghĩa thứ hai này, tác giả mới có thể tạo ra cách nói đối lập : Sâu riêng mà hoá vui chung .... Được thưởng thức hương vị ngọt nồng, béo ngậy của múi sầu riêng, ta mới thấm thía niềm "vui chung" ấy như thế nào.
Câu 5 : (6 điểm)
I, Yêu cầu:
1, Học sinh nắm được kiểu bài tập làm văn viết thư, thực hiện được yêu cầu của đề bài là : " Viết thư cho bố" sau khi nhận được "lời khuyên của bố". Như vậy, học sinh phải biết nhập thân vào vai người con để nói lên ý nghĩa, tình cảm của mình sau khi nhận được thư bố.
2, Bức thư phải cho thấy rõ ý thức về sự cần thiết của việc học tập và nhiệt tình, quyết tâm khắc phục khó khăn để học tốt.
3, Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, sáng rõ, lối viết văn có hình ảnh, có cảm xúc, trình bày sạch sẽ, ít phạm lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.
II, Giáo viên cần vận dụng linh hoạt yêu cầu trên để cho điểm một cách thích hợp thoả đáng với bài làm của học sinh.
II.Cách cho điểm:
+ Cho 5 - 6 điểm khi học sinh đạt được cả ba yêu cầu trên. Có không quá 4 lỗi dùng từ.
+ Cho 3 - 4 điểm khi học sinh đạt được yêu cầu 1, có bố cục rõ ràng nhưng nội dung còn sơ sài. Có không quá 8 lỗi dùng từ.
+ Cho 2 và dưới 2 điểm khi phạm các yêu cầu về bố cục, diễn đạt còn lủng củng và có trên 8 lỗi dùng từ.
	Toàn bài trìmh bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng quy cách ( Cho 1 điểm).
Sở GD&ĐT Thanh Húa đề thi học sinh giỏi lớp 5
Phũng Giỏo dục Hà Trung Đề số: 5 Bảng A
 Môn : Tiếng việt
 Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3 điểm)
	Cho các từ sau: cây cối, mây, đất nước, rập rờn, gió, cây lúa, lấp ló, mưa, ruộng vườn, mỡ màng, phì nhiêu, mênh mông.
	Em hãy sắp xếp các từ trên vào ba nhóm: từ đơn, từ ghép, từ láy.
Câu 2: (3 điểm)
	Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ có trong các câu sau:
	a) Cây cối trên Hòn và các xóm nằm liền Hòn vụt rạo rực, tràn trề nhựa sống.
	b) Với quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người hoạ sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.
Câu 3: (3 điểm)
	Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( 4 -5 câu) tả quang cảnh đông vui, nhộn nhịp của một thành phố mà em biết, trong đó có sử dụng các từ láy tả hình dáng, màu sắc, âm thanh.
Câu 4: (4 điểm)
	 ''.... Nòi tre đâu chịu mọc cong
	Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
	Lưng trần phơi nắng phơi sương
	Có manh áo cộc tre nhường cho con...''
 (Tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
	Em thấy đoạn thơ trên có hình ảnh nào đẹp?
	Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc của những hình ảnh đó.
 Câu 5: (6 điểm)
	Em hãy tả lại hình dáng và đức tính tốt đẹp của một người trong gia đình mà em kính yêu nhất.
Lưu ý: Toàn bài trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng quy cách: 1 điểm.
Xuất xứ đề số 5
 Câu 1, 2, 3: Tiếng Việt nâng cao lớp 5.
Câu 4, 5: Tuyển tập học sinh giỏi.
Hướng dẫn chấm môn tiếng việt đề số 5
 Câu 1: (3 điểm)
	- Từ đơn: mây, gió, mưa.
	- Từ ghép: cây cối, đất nước, cây lúa, ruộng vườn, phì nhiêu.
	- Từ láy: rập rờn, lấp ló, mỡ màng, mênh mông.
	* Tìm đúng mỗi từ cho 0,25 điểm.
	* Tìm sai mỗi từ trừ 0,25 điểm.
Câu 2: (3 điểm)
	a) Chủ ngữ: Cây cối trên Hòn và các xóm nằm liền Hòn
	 Vị ngữ: vụt rạo rực, tràn trề nhựa sống.
Trạng ngữ: Với óc tinh tế và đôi bàn tay khéo léo.
 Chủ ngữ: Người hoạ sĩ dân gian 
 Vị ngữ: đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng. 
Câu 3: (3 điểm)
	Học sinh viết được đoạn văn hợp lý, đúng quy định về số câu, đúng chủ đề.
	Căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm thích hợp.
Câu 4: (4 điểm)
	+ Đoạn thơ Nguyễn Duy viết có những hình ảnh đẹp đó là:
	- Hình ảnh măng tre nhọn như chông gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh hiên ngang, bất khuất của loài tre ( hay cũng chính là của dân tộc Việt Nam).
	- Hình ảnh cây tre lưng trần phơi nắng phơi sương có ý nói đến sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
	- Hình ảnh có manh áo cộc tre nhường cho con gợi cho ta nghĩ đến sự che chở hy sinh tất cả ( mà người mẹ dành cho con), để thể hiện lòng nhân ái và tình mẫu tử thật cảm động...
	* Học sinh viết có cảm xúc, diễn đạt ngắn gọn, nêu đủ hình ảnh và ý nghĩa đẹp đẽ của hình ảnh đó. 
 * Học sinh thiếu một hình ảnh và ý nghĩa của hình ảnh đó trừ 1 điểm 
Câu 5: (6 điểm)
	- Bố cục 3 phần rõ rệt : ( 1 điểm )
	- Nội dung miêu tả sinh động sáng tạo, không theo bài mẫu, có tính cá biệt do học sinh tự viết một cách chân thực về một người trong gia đình mà mình kính yêu nhất. Diễn đạt trong sáng, có hình ảnh, câu văn ít sai lỗi chính tả, ngữ pháp. (5 điểm).
 - Trình bày nội dung sơ sài, thiếu sinh động, diễn đạt yếu, chép từ bài mẫu cho 2 điểm về nội dung.
	- Toàn bài trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng quy cách cho 1 điểm.

File đính kèm:

  • docDE THI HSG HTrung(1).doc