31 Đề thi học sinh giỏi môn Tiếng việt Lớp 2

doc17 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 31 Đề thi học sinh giỏi môn Tiếng việt Lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt 2- Đề 1
Bài 1(2đ): Hãy sắp xếp các từ trong mỗi dòng sau thành câu:
Mẹ/ yêu/ em /rất ( tạo 3 câu)
b.Thu/ của/ em/ bạn/ là ( tạo 4 câu)
Bài 2(2đ: Khoanh tròn vào chữ cái trước dòng đã thành câu:
 a.Bông hoa này
 b.Quyển vở mới tinh ấy
 c.Chiếc bút này rất đẹp.
 d.Bà hỏi gì mẹ cháu ạ?
 e.Trong khu rừng xanh 
Bài3 (2đ): Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống 
 a.Hương là người .............học tập
 b.Hương đi học rất .....................
 c.Hôm nay,gặp bài khó,Hương vẫn ........................giải cho bằng được.
 ( chuyên cần , kiên nhẫn , cần cù )
Bài 4(2đ): Đặt câu theo từng mẫu câu sau:
Ai – là gì ? ( 3 câu)
Bài 5(2đ): Viết một đoạn văn ngắn nói về cô giáo em.
Tiếng Việt 2- Đề 2
Bài 1(2đ): Đặt câu theo từng mẫu câu sau:
Cái gì - là gì ?( 3 câu )
Bài 1(2đ): Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
 a.Lan là............................................................................................................
 b.Thỏ là.........................................................................................................
 c.Bút chì ,thước kẻ là......................................................................................
Bài 3(2đ): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu kiểu Ai – là gì ?
 a.Thế là mùa xuân mong ước đã đến .
 b.Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
 c.Ngày 2 tháng 9 là ngày Quốc khánh của nước ta.
 d.Em cứ tưởng là bạn ấy đã đến rồi.
 e.Đó là quyển sách mẹ tặng em hôm sinh nhật.
Bài 4(2đ): Ngắt đoạn sau thành 3 câu và viết lại cho đúng chính tả
 Linh và Vân là đôi bạn thân nhau từ lúc bé hai bạn sống cùng trong một khu tập thể hàng ngày,hai bạn cùng nhau học tập và vui chơi.
Bài 5(2đ): Viết một đoạn văn ngắn nói về bạn thân của em .
Tiếng Việt 2- Đề 3
Bài 1(2đ): Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
 a...........là người mẹ thứ hai của em.
 b............là thủ đô của nước Pháp.
Bài 2(2đ): Đặt câu theo từng mẫu câu sau:
Con gì - là gì ?( 3 câu)
Bài 3(2đ): Đặt câu theo mẫu Ai – là gì ? để cho mọi người biết :
 a.Tên cô giáo em
 b.Quyển sách em yêu thích 
 c.Nghề nghiệp của mẹ em 
Bài 4(2đ): Tìm 3 cách nói cùng nghĩa với câu sau và ghi lại :
 Tôi không gặp Hương.
Bài 5(2đ): Viết một đoạn văn ngắn nói về người mẹ kính yêu của em .
Tiếng Việt 2- Đề 4
Bài 1(2đ): Đặt câu theo mẫu Ai – là gì ? để cho mọi người biết :
 a.Em học lớp nào 
 b.Môn thể thao em thích nhất 
Bài 2(2đ): Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm :
 a.Hôm nay, Tình là người đến lớp sớm nhất .
 b.Người bạn em quý nhất là Nhung.
Bài 3(2đ): Tìm 3 cách nói cùng nghĩa với câu sau và ghi lại :
 Em không tìm được vở Tiếng Việt.
Bài 4(2đ): Điền dấu phẩy vào mỗi chỗ thích hợp cho mỗi câu sau :
Hoa hồng hoa lan hoa huệ đều rất đẹp và rất thơm.
Buổi sáng,bố mẹ đi làm em đi học.
Chúng em luôn ngoan ngoãn vâng lời ông bà cha mẹ.
d. Vân thật xứng đáng là con ngoan trò giỏi
Bài 5(2đ): Viết một đoạn văn ngắn nói về ông( hoặc bà) của em .
Tiếng Việt 2- Đề 5
Bài 1(2đ): Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm :
 a.Phần thưởng của Lan là một chiếc bút mực.
 b.Mít là một cậu bé sinh ra ở thành phố Tí hon .
Bài 2(2đ): Tìm 3 cách nói cùng nghĩa với câu sau và ghi lại :
 Đây không phải là bút của em.
Bài 3(2đ): Tìm 3 cách nói cùng nghĩa với từng câu sau và ghi lại :
 Quyển sách này không phải là sách của em .
Bài 4(2đ): Điền dấu phẩy vào mỗi chỗ thích hợp cho mỗi câu sau :
 a.Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây bãi cỏ.
 b.Núi đồi thung lũng làng bản chìm trong biển mây mù.
 c.Ve Sầu là một chú bé hay hát và hát hay lắm .Được nhiều người khen,thế là chú ta thích quá hát liên miên hát quên ăn quên ngủ quên cả học hành .
 d.Đầu năm học,mẹ mua cho em đầy đủ sách vở thước kẻ bút chì .
Bài 5(2đ): Dùng dấu chấm để tách đoạn văn sau thành 6 câu.Chép lại đoạn văn cho đúng:
 Mưa rả rích suốt ngày trời lúc nào cũng mọng nước lúa chín rũ xuống đường xám màu bùn nhầy nhụa dấu chân người bước nhoè nhoẹt vũng nước đọng màu xám ngắt.
Tiếng Việt 2- Đề 6
Bài 1(2đ): Viết tiếp cho trọn câu theo mẫu:
Nhà máy là nơi làm việc của công nhân.
Bệnh viện là ..................................................................................................
Trường học là.................................................................................................
Bài 2(2đ): Viết tiếp cho trọn câu theo mẫu:
Cửa hàng bách hoá là nơi mọi người đến để mua sắm hàng hoá .
Bệnh viện là.. ................................................................................................
Trường học là................................................................................................
Công viên là ................................................................................................
Bài 3(2đ): Đoạn văn sau đã bỏ đi các dấu câu .Em hãy chép lại ,điền dấu câu và viết hoa cho đúng :
 Mặt trăng tròn nhô lên từ phía đằng đông ánh trăng trong xanh toả khắp khu rừng thỏ mẹ cùng đàn con nắm tay nhau nhảy múa chân thỏ nhịp nhàng lướt theo nhịp trống .
Bài 4(2đ): Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của các câu sau :
a. Suốt mùa đông, lũ cá rô lẩn tránh trong bùn ao.
b. Suốt mùa đông, lũ cá rô lẩn tránh trong bùn ao.
Bài 5(2đ): Viết một đoạn văn ngắn nói về một loài cây mà em yêu thích
Tiếng Việt 2- Đề 7
Bài 1 (2đ): Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của các câu sau:
 a.Vì có sông Hương,không khí của thành phố Huế trở nên trong lành.
 b.Vì có sông Hương,không khí của thành phố Huế trở nên trong lành
Bài 2(2đ): Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận là gì ? trong các câu sau:
a.Em là học sinh lớp 2.
b.Chúng em là bạn thân của nhau.
c.Cậu bạn Lan là kĩ sư xây dựng.
Bài 3(2đ): Với 3 tiếng: yêu, thương, mến. Hãy tạo thành 6 từ và đặt câu với các từ đó.
Bài 4(2đ): Gạch chân các từ chỉ sự vật ( người, con vật, đồ vật, cây cối) trong các câu sau 
a.Trời trong xanh.
b.Gió thổi mát lộng.
Bài 5(2đ): Dùng dấu chấm để tách đoạn văn sau thành 5 câu.Chép lại đoạn văn cho đúng:
 Đấy là câu chuyện trên cánh đồng sớm mùa xuân bây giờ ,không còn ai buồn và lẻ loi một mình nữa chim hót líu lo trên cỏ mới gió ngào ngạt mùi mật và hoa dưới nước, trên bờ, ai nấy mới yên tâm đi dự hội.
Tiếng Việt 2- Đề 8
Bài 1(2đ): Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận làm gì ? trong các câu sau :
a.Mẹ đi thăm bà.
b.Em ở nhà học bài.
c.Bố đi công tác xa nhà.
Bài 2(2đ): Tìm 3 từ nói về tình cảm gia đình và đặt câu với các từ đó.
Bài 3(2đ): Đặt câu cho bộ phận in đậm dưới đây:
a.Nhờ siêng năng học tập, Sơn đã đứng đầu lớp.
b. Em thức dậy khi chú gà trống cất tiếng gáy.
Bài 4(2đ): Dùng gạch chéo( /) tách các câu sau thành 2 thành phần (Ai/ thế nào ?)
a.Mùa xuân xôn xao, rực rỡ.
b.Mùa hè nắng chói chang.
c.Mùa thu hiền dịu.đ.Mùa đông u buồn, lạnh lẽo.
Bài 5(2đ): Ngắt đoạn văn sau thành 9 câu và viết lại cho đúng:
 Ngày đầu tiên của em đi học thật là vui em mặc quần áo đẹp nhưng chẳng mang theo gì cả khi vào lớp, em thấy một bạn khóc mãi em đến làm quen và nói chuyện với bạn thế rồi bạn cũng nín khi cô giáo bảo chúng em tự giới thiệu thì em mới biết tên bạn là Mai từ đó, chúng em chơi với nhau rất thân cả lớp em đã hát rất nhiều bài em thấy đi học thật vui.
Tiếng Việt 2- Đề 9
Bài 1(2đ): Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận làm gì ? trong các câu sau :
a.Anh Hoàng luôn nhường nhịn, chiều chuộng bé Hà.
b.Chị Hồng chăm sóc bé Hoa rất chu đáo.
Bài 2(2đ): Đặt câu cho bộ phận in đậm dưới đây:
a.Tiếng hót của chú chim sơn ca làm say đắm cả khu vườn.
b.Thuỷ Tinh rất tức giận vì không lấy được Mị Nương.
Bài 3(2đ): Gạch chân các từ chỉ sự vật ( người, con vật, đồ vật, cây cối) trong các câu sau 
a.Núi cao vời vợi.
b.Chim hót líu lo.
c.Trăng sáng vằng vặc.
Bài 4(2đ): Dùng gạch chéo( /) tách các câu sau thành 2 thành phần (Ai/ làm gì ?)
a. Bà đi chợ. 
b. Mẹ đi làm. 
 c. Liên dắt em ra vườn chơi.
Bài 5(2đ): Điền dấu phẩy thích hợp vào các câu sau :
a.Bạn Hà bạn Huệ rất chăm chỉ học tập.
b.Bạn Nam hiền lành thật thà.
Tiếng Việt 2- Đề 10
Bài 1(2đ): Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận thế nào ? trong các câu sau 
a.Lan rất chăm học.
b.Hà rất thông minh.
c.Hằng rất lễ phép.
Bài 2(2đ): Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận làm gì ? trong các câu sau :
a.Bé Hà và bé Hoa rất vâng lời và yêu quý anh chị.
b.Trong một nhà, anh chị em cần yêu thương, giúp đỡ nhau.
Bài 3(2đ): Đặt câu cho bộ phận in đậm dưới đây:
a. Trên bờ đê, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.
b. Hoa bưởi thơm nức một góc vườn.
c.Ông mặt trời từ từ nhô lên từ phía đằng đông.
Bài 4(2đ): Gạch chân các từ chỉ hoạt động trong các câu sau :
a.Bạn Nam đang vẽ con ngựa.
b.Đàn vịt đang bơi dưới hồ nước.
c.Bạn Lan đang nghe hát.
Bài 5(2đ): Dùng gạch chéo( /) tách các câu sau thành 2 thành phần (Ai/ thế nào ?; Ai/ làm gì ?)
a. Sương muối phủ trắng cành cây bãi cỏ.
b.Núi đồi thung lũng làng bản chìm trong biển mây mù.
c.Ve Sầu là một chú bé hay hát và hát hay lắm.
Tiếng Việt 2- Đề 11
Bài 1(2đ): Gạch dưới những từ chỉ đặc điểm trong các câu sau:
a. Hoa bưởi toả hương thơm ngát.
b. Những cánh hoa trắng muốt rắc đầy sân.
c. Mùa xuân, tiết trời ấm áp.
Bài 2(2đ): Dùng gạch chéo( /) tách các câu sau thành 2 thành phần (Ai/ là gì ?)
a.Mẹ em là bác sĩ.
b.Quyển sách là bạn thân của em.
c.Lan là bạn mà em yêu thích nhất.
d.Cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của em.
Bài 3(2đ): Gạch dưới câu không thuộc kiểu Ai- thế nào ? trong đoạn văn sau :
 Nhà em nuôi một con gà mái. Cô nàng có bộ lông vàng sẫm rất đẹp. Cặp chân cô ta to, 
có những móng sắc để bới đất tìm mồi. Cái mào đỏ tươi, xinh xắn và rất ưa mắt. 
Bài 4(2đ): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu thuộc kiểu câu Ai- là gì ? 
a.Bạn Hương rất giỏi toán.
b.Bạn Hương là cây toán của lớp.
c.Bạn Hương đang giải một bài toán khó.
Bài 5(2đ): Viết một đoạn văn ngắn nói về một đồ vật gắn bó thân thương với em .
Tiếng Việt 2- Đề 12
Bài 1(2đ): Gạch dưới những từ chỉ đặc điểm trong các câu sau:
a. Những cây rau trong vườn mơn mởn vươn lên đón ánh nắng tươi ấm của mặt trời.
b. Bông hoa thơm ngát.
Bài 2(2đ): Dùng gạch chéo( /) tách các câu sau thành 2 thành phần (Ai/ thế nào ?; Ai/ làm gì ?)
a.Mẹ mua cho em đầy đủ sách vở thước kẻ bút chì .
b. Em đang làm bài tập Tiếng Việt.
Bài 3(2đ): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu thuộc kiểu câu Ai- làm gì ? 
a.Lan đang học bài.
b.Lan rất thông minh.
c.Lan là người bạn tốt.
b.Hoa hồng rất đẹp và rất thơm.
c. Em đi học.
d.Chúng em luôn vâng lời ông bà cha mẹ.
e.Vân thật xứng đáng là con ngoan trò giỏi.
Bài 4(2đ): Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi như thế nào? cho các câu văn trong đoạn văn sau :
Chú chim bồ câu chỉ to bằng cái bắp chuối bé. Bộ lông của nó màu xám pha xanh lục. 
Đôi mắt nó màu đen được viền một đường tròn đỏ . Hai cánh úp dài theo thân và che 
kín hai bên lườn. 
Bài 5(2đ): Viết một đoạn văn ngắn nói về một con vật mà em rất quý yêu .
Tiếng Việt 2- Đề 13
Bài 1(2đ): Gạch chân các từ chỉ tính chất trong các câu sau :
a.Lông chú gà vàng óng.
b.Mào chú gà đỏ chót.
c.Bãi ngô xanh ngắt.
d.Ruộng lúa xanh rì thời con gái.
Bài 2(2đ): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu thuộc kiểu câu Ai- thế nào ? 
a.Lan rất thông minh.
b.Lan đang học bài.
c.Lan là người bạn tốt.
Bài 3(2đ): Điền dấu phẩy thích hợp vào các câu sau :
a.Em quét nhà dọn sân.
b.Ông đọc báo nghe đài.
Bài 4(2đ): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu thuộc kiểu câu Ai- là gì ? 
a.Bạn Hương rất giỏi toán.
b.Bạn Hương là học sinh lớp 2A.
c.Bạn Hương đang giải một bài toán khó.
Tiếng Việt 2- Đề 14
Bài 1(2đ): Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận thế nào ? trong các câu sau 
a.Lan rất hiền lành.
b.Hà rất ngoan ngoãn.
c.Hằng rất chăm chỉ.
Bài 2(2đ): Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận làm gì ? trong các câu sau :
a.Lan đang học bài.
b.Hà đang đọc báo Thiếu nhi.
Bài 3(2đ): Đặt câu cho bộ phận in đậm dưới đây:
a.Hè về,hoa phượng nở đỏ rực trời.
b. Hoa bưởi thơm lừng.
c.Lan học giỏi.
Bài 4(2đ): Gạch chân các từ chỉ hoạt động trong các câu sau :
a.Bạn Nam đang hát .
b.Đàn gà đang ăn thóc ngoài sân. 
c.Bạn Hà đang học bài.
Bài 5(2đ): Dùng gạch chéo( /) tách các câu sau thành 2 thành phần (Ai/ thế nào ?; Ai/ làm gì ?)
a. Sương muối phủ trắng cành .
b.Núi đồi chìm trong biển mây mù.
c.Ve Sầu là một chú bé hay hát.
Tiếng Việt 2- Đề 15
Bài 1(2đ): Gạch dưới những từ chỉ đặc điểm trong các câu sau:
a. Hoa bưởi toả hương thơm ngát.
b. Cánh hoa trắng muốt rắc đầy sân.
c. Mùa hè, hoa phượng nở đỏ rực .
Bài 2(2đ): Dùng gạch chéo( /) tách các câu sau thành 2 thành phần (Ai/ là gì ?)
a.Bố em là bác sĩ.
b.Nam là bạn thân của em.
c.Hà là bạn mà em yêu thích nhất.
d.Mẹ là người mà em yêu quý nhất.
Bài 3(2đ): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu thuộc kiểu câu Ai- thế nào ? 
 a. Nhà em nuôi một con gà mái.
 b.Chú gà mái có bộ lông vàng sẫm rất đẹp.
c.Chú gà trống đang tìm mồi.
Bài 4(2đ): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu thuộc kiểu câu Ai- là gì ? 
a.Bạn Hương rất giỏi toán.
b.Bạn Hương là cây toán của lớp.
c.Bạn Hương đang giải một bài toán khó.
Bài 5(2đ): Viết một đoạn văn ngắn nói về một đồ vật gắn bó thân thương với em .
Tiếng Việt 2- Đề 16
Bài 1(2đ): Gạch dưới những từ chỉ đặc điểm trong các câu sau:
a. Vườn rau xanh mơn mởn.
b.Cành cây đầy lá non .
Bài 2(2đ): Dùng gạch chéo( /) tách các câu sau thành 2 thành phần (Ai/ thế nào ?; Ai/ làm gì ?)
a.Mẹ mua cho em một con búp bê. 
b. Em đang làm bài tập Tiếng Việt.
c. Bông hoa này rất đẹp.
Bài 3(2đ): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu thuộc kiểu câu Ai- làm gì ? 
a.Hà đang học bài.
b.Hà rất thông minh.
c.Hà là người bạn tốt.
 Bài 4(2đ): Dùng gạch chéo( /) tách các câu sau thành 2 thành phần (Ai/ thế nào ?; Ai/ làm gì ?)
a.Chúng em luôn chăm ngoan và học giỏi.
b.Nam thật xứng đáng jà cháu ngoan Bác Hồ.
Bài 5(2đ): Viết một đoạn văn ngắn nói về một loài cây mà em rất quý yêu .
Tiếng Việt 2- Đề 17
Bài 1(2đ): Gạch chân các từ chỉ tính chất trong các câu sau :
a.Cánh đồng lúa xanh ngắt.
b.Hoa huệ trắng tinh.
c.Hoa hồng thơm ngát.
d.Bãi ngô xanh rì .
Bài 2(2đ): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu thuộc kiểu câu Ai- thế nào ? 
a.Thu rất thông minh.
b. Thu đang học bài.
c. Thu là người bạn tốt.
Bài 3(2đ): Điền dấu phẩy thích hợp vào các câu sau :
a.Lan quét nhà dọn sân.
b.Mẹ nấu cơm giặt quần áo.
Bài 4(2đ): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu thuộc kiểu câu Ai- là gì ? 
a.Bạn Hương rất giỏi Tiếng Việt.
b.Bạn Hương là học sinh lớp 2B.
c.Bạn Hương đang học bài.
Bài 5(2đ): Viết một đoạn văn ngắn nói về cảnh đẹp của khu phố em .
Tiếng Việt 2- Đề 18
Bài 1(2đ): Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận là gì ? trong các câu sau:
a.Lan là học sinh lớp 2C.
b.Thu là bạn thân của em.
c.Chú của Lan là bác sĩ.
Bài 2(2đ): Đặt câu có các từ sau: yêu thương, kính mến
Bài 3(2đ): Gạch chân các từ chỉ sự vật ( người, con vật, đồ vật, cây cối) trong các câu sau 
a.Núi cao.
b.Sông sâu .
c.Biển rộng.
Bài 3(2đ): Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận làm gì ? trong các câu sau :
aLan đi thăm bà.
b.Ông nghe đài.
c.Bố đọc báo.
 Bài 4(2đ): Tìm 3 từ nói về trường học và đặt câu với các từ đó.
Bài 5(2đ): Điền dấu phẩy thích hợp vào các câu sau :
a.Bạn Hà bạn Nam rất chăm chỉ học tập.
b.Bạn Nam ngoan ngoãnlễ phép.
Tiếng Việt 2- Đề 19
Bài 1(2đ): Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận là gì ? trong các câu sau:
a.Lan là người bạn mà em rất yêu quý.
b.Nam là bạn thân của em.
c.Chú của Lan là nhà nghiên cứu khoa học.
Bài 2(2đ): Đặt câu có các từ sau: ngoan ngoãn, lễ phép.
Bài 3(2đ): Gạch chân các từ chỉ sự vật ( người, con vật, đồ vật, cây cối) trong các câu sau 
a.Mẹ rất yêu em.
b.Biển rộng mênh mông
c.Cánh đồng lúa xanh rì.
Bài 3(2đ): Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận làm gì ? trong các câu sau :
A Lan học bài.
b.Mẹ nấu cơm.
c.Ông đang làm thơ.
 Bài 4(2đ): Tìm 3 từ nói về gia đình và đặt câu với các từ đó.
Bài 5(2đ): Viết một đoạn văn ngắn nói về một người bạn mà em mến yêu nhất .
Tiếng Việt 2- Đề 20
Phần I: Bài tập trắc nghiệm (6 điểm)
 Mỗi bài tập ưới đây có nêu kèm một số câu trả lời A, B, C, D (là đáp án, câu trả lời,...). Em hãy ghi đáp án, câu trả lời đúng vào bài kiểm tra.
Bài 1(1đ): Trong các từ: “náo nức, chò chuyện, lung lay, san sát”. Từ nào viết sai chính tả là: A. náo nức	B. chò chuyện	C. lung lay	D. san sát
Bài 2(1đ): Em hiểu câu tục ngữ : Lá lành đùm lá rách là thế nào ?
Giúp đỡ nhau.
Đoàn kết
Đùm bọc, cu mang, giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn.
Bài 3(2đ): Từ nào là từ chỉ hoạt động trong câu : Mèo Hung chăm rửa mặt.
 A. chăm	B. rửa	C. mặt	D. Mèo Hung
Bài 4(1đ): Câu Chú mèo này khôn thật! thuộc kiểu câu nào em đã học ?
 A. Ai-là gì ?	 B. Ai-làm gì?	 C. Ai-thế nào?
Bài 5(1đ): Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ khôn trong câu Chú mèo này khôn thật!
 A. tinh	 B. ranh	 C. ngoan.
Bài 6(1đ): Từ nào gần nghĩa với từ “siêng năng ” là từ :
 A. Thông minh	B. Lời nhác	C. Chăm chỉ	D. Đoàn kết	
Phần II : Tự luận (14đ)
Bài 1(1đ): a, Tìm 5 từ nói lên tình cảm anh em trong gia đình.
b, Tìm 5 từ nói lên những nết tốt của một bạn học sinh.
Bài 2(1đ): Hãy viết 2 câu có thành ngữ dùng hình ảnh so sánh.
Bài 3(1đ): Hãy sắp xếp lại các từ sau để tạo thành một câu hợp lý: 
 Trên cành, hót, chim, véo von.
Bài 4(1đ): Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (7"10 câu) nêu cảm nhận của em về một mùa mà em yêu thích nhất.
Tiếng Việt 2- Đề 21
Bài 1 (2đ): Trong cõu ca dao cổ:
 Muốn no thỡ phải chăm làm
 Một hạt lỳa vàng, chớn giọt mồ hụi.
 Em hiểu “một hạt lỳa vàng, chớn giọt mồ hụi” như thế nào? 
Bài 2 (2đ): Hóy gạch chõn cỏc từ viết sai chớnh tả và chộp lại cả bài cho đỳng chớnh tả:
Lăm gian nều cỏ thấp le te
Ngừ tối đờm sõu đúm lập nũe
Nưng giậu phất phơ màu khúi nhạt
Làn ao lúng nỏnh búng trăng noe...
Bài 3 (3 điểm): 
a/ (2đ) Gạch chõn từ chỉ vật trong cõu văn:
- Chú và mốo là những con vật rất gần gũi với người.
b/(2đ) Gạch dưới những từ núi về phẩm chất của nhõn dõn Việt Nam: Anh hựng, cao lớn, thụng minh, rực rỡ, cần cự, đoàn kết, vui mừng, anh dũng.
Bài 4 (3 điểm): Viết khoảng 5 cõu núi về một bạn ở lớp em.
Tiếng Việt 2- Đề 22
Bài 1 (2đ): Tìm tiếng ghép với tiếng thợ để tạo ra các từ chỉ người là ở các nghề. Viết các từ tìm được vào dòng trống:
M: thợ may, thợ mỏ,
Bài 2 (2đ): Gạch dưới từ chỉ đặc điểm trong các câu sau:
Cuộc sống của Bác Hồ rất giản dị.
Bữa cơm của Bác đạm bạc như bữa cơm của mọi người dân.
 Loài hoa huệ có màu trắng tinh khiết.
Bài 3 (2đ): Tìm trong các từ sau : hồng hào, bạc phơ, sáng ngời, sáng suốt, ấm áp,tài ba, xếp các từ đó vào dòng thích hợp :
Từ chỉ đặc điểm hình dáng:
Từ chỉ đặc điểm tính nết, phẩm chất:
Bài 4 (2đ): Điền từ chỉ tình cảm thích hợp vào chỗ trống trong mỗi câu sau:
Các cháu thiếu nhi rất Bác Hồ.
Bác Hồ rất .các cháu thiếu nhi.
Mỗi dịp Tết Trung thu, các cháu thiếu niên và nhi đồng nước ta thường đọc thơ Bác gửi cho các cháu để . Bác. 
Bài 5 (2đ): Đặt câu với các từ sau: anh hùng, thông minh, gan dạ, cần cù, đoàn kết , anh dũng
Tiếng Việt 2- Đề 23
Bài 1 (2 điểm): Dùng cụm từ để làm gì để đặt câu hỏi về mục đích của các công việc sau. Viết câu hỏi vào vở:
Các bạn học sinh trông cây ở sân trường.
Các bạn học sinh quét lá rụng ở sân trường.
Cô giáo dẫn học sinh ra vườn trường học về các loài cây.
Mẫu : Các bạn học sinh trồng cây để làm gì?
Bài 2 (2 điểm): Kể tên các bộ phận của một cây ăn quả:
gốc, 
Bài 3 (2 điểm): Tìm những từ có thể dùng để tả từng bộ phận của cây;
Rễ: dài,
Gốc : Phình to,
Thân: cao, to,
Cành : nhiều nhánh,
Lá: thon dài,
Hoa: vàng tươi,
Ngọn: chót vót,..
Bài 4 (2 điểm): Câu sau đây còn thiếu mấy dấu phẩy? Hãy điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu:
 Đi giữa Hạ Long vào mùa sương, ta cảm thấy những hòn đảo vừa xa lạ vừa quen thuộc mờ mờ ảo ảo.
Bài 5 (2 điểm): Đặt câu với các từ sau: anh hùng, thông minh, gan dạ, cần cù, đoàn kết , anh dũng
Tiếng Việt 2- Đề 24
Bài 1 (2 điểm): Tìm tiếng ghép với tiếng thợ để tạo ra các từ chỉ người là ở các nghề. Viết các từ tìm được vào dòng trống:
M: thợ may, thợ mỏ,
Bài 2 (2 điểm): Gạch dưới từ chỉ đặc điểm trong các câu sau:
Cuộc sống của Bác Hồ rất giản dị.
Bữa cơm của Bác đạm bạc như bữa cơm của mọi người dân.
 Loài hoa huệ có màu trắng tinh khiết.
Bài 3 (2 điểm): Tìm trong các từ sau : hồng hào, bạc phơ, sáng ngời, sáng suốt, ấm áp,tài ba, xếp các từ đó vào dòng thích hợp :
Từ chỉ đặc điểm hình dáng:..
Từ chỉ đặc điểm tính nết, phẩm chất:
Bài 4 (2 điểm): Điền từ chỉ tình cảm thích hợp vào chỗ trống trong mỗi câu sau:
Các cháu thiếu nhi rất . Bác Hồ.
Bác Hồ rất .các cháu thiếu nhi.
Mỗi dịp Tết Trung thu, các cháu thiếu niên và nhi đồng nước ta thường đọc thơ Bác gửi cho các cháu để . Bác. 
Bài 5 (2 điểm): Sắp xếp các từ đã cho thành từng cặp có nghĩa trái ngược nhau
a/ đẹp, ngắn, nóng , thấp, lạnh, xấu, cao, dài.
b/lên, yêu, xuống, ghét, khen, ra, chê, vào
Tiếng Việt 2- Đề 25
Bài 1 (2 điểm): Điền cặp từ trái nghĩa vào mỗi dòng sau để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ:
Đi ... về ..
Thức.... dậy ..
Gần mực thì..., gần đèn thì.
Bài 2 (2 điểm): Tìm những từ chỉ phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta theo yêu cầu sau:
-Chỉ những phẩm chất tốt trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm:..
-Chỉ những phẩm chất tốt trong lao động xây dựng đất nước:..
Bài 3 (2 điểm): Dùng cụm từ nào để đặt câu hỏi cho mỗi bộ phận câu được gạch dưới trong từng câu sau. Viết câu hỏi ở dưới mỗi câu:
-Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một hàng quân danh dự đứng trang nghiêm.
-Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
- Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ.
Bài 4 (2 điểm): Dùng cụm từ vì sao để đặt câu hỏi cho mỗi bộ phận câu gạch dưới trong mỗi câu sau. Viết câu hỏi xuống dưới:
-Nhờ làm lụng chuyên cần, vợ chồng người nông dân đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.
-Mất mồi, con cá dữ tức tối bỏ đi.
 Bài 5 (2 điểm): Chọn dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong đoạn văn sau cho phù hợp:
- Con mơ gì thế Kể cho mẹ nghe đi 
 - Con mơ con gặp hổ dữ trong rừng, con sợ quá thét lên: “ Mẹ ơi” Thế rồi con tỉnh dậy.
_ Con đừng sợ. Mẹ luôn ở bên cạnh con những lúc nguy hiểm.
Tiếng Việt 2- Đề 26
Bài 1 (2 điểm): Tìm từ trái nghĩa với mồi từ sau để điền vào từng chỗ trống cho phù hợp:
trẻ con- ... tỉnh - ...
xuất hiện ... hiền lành - ...
rụt rè -  bình tĩnh - ..
Bài 2 (2 điểm): Đặt câu hỏi có cụm từ khi nào cho những câu sau:
Em thường về thăm ông bà nội vào kì nghỉ hè.
Vào những đêm có trăng bọn trẻ vui đùa thỏa thích.
Chủ nhật tới, bố mẹ sẽ đưa em về thăm ông bà ngoại.
Tối thứ bảy , em đi xem phim cùng chị.
Bài 3 (2 điểm): Gạch dưới những từ ngữ nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam ta:
- anh hùng, cao lớn, thông minh, gan dạ, rực rỡ, cần cù, đoàn kết , vui mừng, anh dũng.
Bài 4 (2 điểm): Chọn một từ chỉ phẩm chất em vừa tìm được ở bài tập 2 và đặt câu với từ đó.
-Từ em chọn:
- Đặt câu:
Bài 5 (2 điểm): Điền l hoặc n vào chỗ trống:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ ..òng không bền
Đào ..úi và ..ấp biển
Quyết chí ắt ..àm ..ên
Tiếng Việt 2- Đề 27
Bài 1 (2 điểm): Điền x hoặc s vào chỗ trống:
..a ..ôi ..an ..ẻ ..a ..út ..ôi ..ục
Phù ..a đi ..a xót ..a đồng ..âu
Bài 2 (2 điểm): Điền vào chỗ trống r, d , gi:
Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
..ừa ..u tôi..ấc ngủ tuổi thơ
 Cứ mỗi chiều nghe ..ừa ..eo trước ..ó
Tôi hỏi nội tôi ..ừa có tự bao ..ờ
Bài 3 (2 điểm): Điền vào chỗ trống ch hay tr
 Cây úc ..úc mừng ..ở lại che ...ở
Bài 4 (2 điểm): Tìm các từ ngữ:
Nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi:
M: thương yêu,..
b/ Nói lên tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ:
M: biết ơn,..
Bài 5 (2 điểm): Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu cho những câu sau:
a/ Giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.
b/ Chú mèo mướp vẫn nằm lì bên đống tro ấm trong bếp.
c/ Ngoài sân, các bạn đang nô đùa.
Tiếng Việt 2- Đề 28
Bài 1 (2 điểm): Điền s hoặc x vào chỗ trống
..âu bọ ,,âu kim củ ,,ắn ..ắn tay áo
..inh sống ..inh đẹp ..át gạo ..át bên cạnh
Bài 2 (2 điểm): Đặt câu hỏi có cụm từ như thế nào cho những câu sau:
a/ Gấu đi lặc lè.
b/ Sư tử giao việc cho bề tôi rất hợp lí.
c/ Vẹt bắt chước tiếng người rất giỏi.
Bài 3 (2 điểm): Đặt câu có từ : đỏ tươi, đỏ thắm, xanh ngắt, xanh mát.
Bài 4 (2 điểm): Hãy giải nghĩa các từ dưới đây bằng từ trái nghiã với nó
a/ Cao:. d/ Đầu tiên:
b/ Dài: e/ Biến mất...
c/ Người lớn: .... g/ Bình tĩnh:
Bài 5 (2 điểm): Đặt câu với từ công nhân, nông dân, bác sĩ, giáo viên.
Tiếng Việt 2- Đề 29
Bài 1 (2 điểm): Tìm các tiếng:
a/ Bắt đầu bằng gi hoặc d, có nghĩa như sau:
Chỉ vật để cho người nằm:.
Chỉ sợi dùng để buộc:.
Trái với hay:
Tờ mỏng , dùng để viết chữ lên:
b/ Có vần ưt hoặc ưc:
chỉ chỗ rất sâu mà thường đứng trên núi cao nhìn xuống ta thấy:..
Chỉ động tác bỏ đi các thứ ta không cần nữa ( đồng nghĩa với quẳng đi):
Bài 2 (2 điểm): Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Thế nào?
Mùa thu, hoa cúc nở vàng rực cả khu vườn.
Ve nhởn nhơ ca hát suốt mùa hè.
Bài 3 (2 điểm): Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm dưới đây:
a/ Hoa gạo nở đỏ rực trên những cành cây.
- Câu hỏi em đặt:
b/ Đàn cò đậu trắng xóa trên cá

File đính kèm:

  • docDe HSGTViet2.doc