15 Đề ôn tập kiểm tra môn Tiếng việt Lớp 4

doc12 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 15 Đề ôn tập kiểm tra môn Tiếng việt Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:..... Đề 1
Lớp 45
A. Đọc thầm:Ba anh em (Giét – xtép, theo TV4 tập 1, NXB Giáo dục, 2006)
B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
1. Câu chuyện kể về lời nói, suy nghĩ, hành động của những nhân vật nào? Khoanh tròn trước ý đúng:.
a. Ni – ki – ta, Gô - sa và bà. b. Ni – ki – ta , Gô - sa, Chi - ôm – ca và chim bồ câu.
c. Ni – ki – ta, Gô - sa, Chi - ôm – ca và bà.
2. Vì sao ăn cơm xong, Ni – ki – ta lại chạy vội ra ngõ?
a. Vì Ni – ki – ta không thích làm việc dọn dẹp bát đĩa.
b. Vì Ni – ki – ta thích đi chơi cùng các bạn.
c. Vì Ni – ki – ta chỉ nghĩ đến mình và làm theo ý thích của mình.
3. Vì sao Gô - sa liếc nhìn bà rồi mới nhanh tay phủi những mẩu bánh vụn xuống đất?
a. Vì Gô - sa biết rằng không nên làm như vậy.
b. Vì Gô - sa sợ bà thấy sẽ mắng. c. Vì cả hai lí do nêu trên.
4. Vì sao Chi - ôm - ca ca ở lại giúp bà dọn dẹp?
a. Vì Chi - ôm - ca là bé nhất. b. Vì Chi - ôm - ca thích làm việc.
c. Vì Chi - ôm - ca biết quan tâm, giúp đỡ bà.
5. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện? 
a. Cần quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh ta và quan tâm chăm sóc những con vật.
b. Cần quan tâm giúp đỡ người thân và mọi người.
c. Cần quan tâm chăm sóc chim bồ câu và các con vật minh yêu thích.
* Luyện từ và câu:
1. Từ ngữ nào cho thấy Gô - sa chạy rất vội?
a. Nhanh tay. b. Liếc nhìn. c. Hối hả.
2. Trong bài đọc có mấy từ láy? Đó là những từ nào?
a. Một từ. Đó là từ ...
b. Hai từ. Đó là từ ....
c. Ba từ. Đó là từ ....
3. Bài đọc trên có mấy danh từ riêng ? Đó là những từ nào? 
a. Có ba danh từ riêng. Đó là các từ 
b. Có bốn danh từ riêng. Đó là các từ.
c. Có năm danh từ riêng. Đó là các từ 
Đề 2
A. Đọc thầm: Gà trống và cáo (theo TV4, tập 1, NXB Giáo Dục, 2006)
B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
1. Câu chuyện kể về lời nói, suy nghĩ, hành động của những nhân vật nào? 
a. Cáo, Gà Trống. b. Cáo và muôn loài vật trong rừng. 
c. Gà Trống, Cáo và các con vật trong rừng.
2. Cáo dụ dỗ Gà Trống xuống đất để làm gì?
a. Để tỏ tình thân mật, quan tâm. 
b. Để báo tin vui mọi vật trong rừng từ nay là bạn. c. Để ăn thịt Gà Trống. 
3. Vì sao nghe Cáo đon đả dụ dỗ, Gà Trống lại không xuống?
a. Vì Gà Trống vốn tính dè dặt. b. Vì Gà Trống không tin, sợ Cáo ăn thịt.
c. Vì Gà Trống thích ở trên cây cao hơn.
4. Vì sao Gà Trống lại nói có hai chú chó săn đang đến?
a. Vì Gà Trống thấy có chó săn đang tới.
b. Vì Gà muốn thử xem lời Cáo nói có đúng không.
c. Vì Gà nghĩ đó là cách tốt nhất để mình thoát nguy hiểm.
5. Câu chuyện cho em biết gì về tính cách của Gà Trống và Cáo?
a. Gà Trống dè dặt, e ngại , Cáo đon đả. 
b. Gà Trống khôn ngoan, Cáo gian dối. c. Gà Trống tinh nhanh, Cáo sợ chó săn. 
 * Luyện từ và câu:
1. Từ đon đả trong câu “Cáo kia đon đả ngỏ lời” có nghĩâ là:
a. Cáo nói ngọt để tỏ ra thân tình.
b. Cáo nói năng, chào hỏi Gà Trống một cách nhanh nhẹn, vồn vã, để tỏ ra thân tình.
c. Cáo nói năng, chào hỏi rất vội vàng.
2. Tiếng “yêu” gồm những bộ phận cấu tạo nào?
a. Chỉ có vần và thanh. b. Chỉ có vần ừ . c. Chỉ có âm đầu và vần.
3. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? 
a. Vắt vẻo, đon đả, sung sướng. b. Đon đả, vắt vẻo, gian dối.
c. Vắt vẻo, đon đả.
4. Bài đọc trên có mấy danh từ riêng? Đó là những từ nào?
a. Một từ. Đó là từ ..
b. Hai từ. Đó là từ ...
c. Ba từ. Đó là từ ..
 Đề 3
A. Đọc thầm:Bài văn bị điểm không (theo TV4, tập 1, NXB Giáo Dục, 2006)
B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
1. Đề bài văn cô giáo tả ai? ..
2. Vì sao bài văn của cậu học trò trong câu chuyện lại bị điểm không?
a. Vì cậu học trò không chịu làm bài, nộp giấy trắng.
b. Vì đề bài quá khó, cậu học trò không làm được.
c. Vì cậu học trò không còn ba, cậu không muốn bịa ra, không muốn nói sai sự thật.
3. Vì sao cả lớp ai cũng thấy buồn? 
a. Vì bạn mình có bài văn bị điểm không, ảnh hưởng đến thi đua của lớp.
b. Vì thương cảm với hoàn cảnh của ban.
c. Vì thấy bạn không chịu tả ba của đứa khác để lấy điểm.
4. Từ sững trong câu “Nghe nó nói, cô con sững người” có nghĩa là:
a. Dừng lại một cách đột ngột vì bất ngờ.
b. Ngạc nhiên và xúc động. c. Cả hia ý nêu trên. 
5.Ý nghĩa của câu chuyện là gì?
a. Câu chuyện là bài học về lòng trung thực. 
b. Câu chuyện là bài học về lòng trung thực và tình cảm cha con.
c. Câu chuyện là bài học vể tình cảm giưac các bạn học trong lớp.
* Luyện từ và câu:
1. Tiếng “ai” gồm những bộ phận cấu tạo nào?
a. Chỉ có vần. b. Chỉ có vần và thanh. c. Chỉ có âm đầu và vần.
2. Chọn cách xác định đúng: 
a. Trong bài đọc không có danh từ riêng.
b. Trong bài đọc có 3 danh từ riêng: Ba, Cô, Nó. c. Trong bài có một danh từ riêng.
Đề 4
A. Đọc thầm: Hai mẹ con và bà tiên
Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé nọ sống trong một túp lều nhỏ bé. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn.
Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách:
- ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này đấy cháu ạ!
Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường.
Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên.
Đến gần, cô hỏi:
- Bà ơi, có phải chiếc tay nải này là của bà để quên không?
Bà lão cười hiền hậu: 
- Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử long con đấy. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con.
Thế là người mẹ được chữa khỏi bệnh. Mẹ con họ lại sống hạnh phúc bên nhau.
 	(Theo Đức Anh) 
B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
1. Hai mẹ con cô bé sống trong hoàn cảnh như thế nào?
a. Giàu có, sung sướng. b. Nghèo khó, vất vả.
c. Bình thường, không giàu có cũng không thiếu thốn.
2. Khi mẹ bị bệnh nặng, cô bé đã làm gì?
a. Ngày đêm chăm sóc mẹ.
b. Đi tìm thầy thuốc giỏi chữa bệnh cho mẹ. c. Tất cả những việc làm trên.
3. Ai đã chữa bệh cho mẹ cô bé?
a. Thầy thuốc giỏi. b. Bà tiên. c. Bà lão tốt bụng.
4. Vì sao bà tiên lại nói: “Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà”
a. Vì cô bé trả lại tay nải cho bà. 
b. Vì cô hết lòng chăm sóc mẹ ốm, tìm người chữa chạy cho mẹ và lại không tham của rơi. c. Vì cô bé ngoan ngoãn, không tham của rơi.
5. ý nghĩa của câu chuyện này là gì?
a. Khuyên người ta nên thật thà. b. Khuyên người ta nên quan tâm chăm sóc cha mẹ.
c. Ca ngợi cô bé hiếu thảo và thật thà.
* Luyện từ và câu:
1. Trong bài đọc có mấy từ láy? Đó là những từ nào?
 a. Hai từ. Đó là các từ...
b. Ba từ. Đó là các từ 
c. Bốn từ. Đó là các từ .....
2. Trong câu sau có mấy động từ? Đó là những từ nào? 
Cô nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường.
a. Có hai động từ. Đó là các từ .
b. Có ba động từ. Đó là các từ ..
c. Có một động từ. Đó là các từ ..
Đề 5
A. Đọc thầm:
Có một lần, vua Mi - đát được một vị thần cho một điều ước.
Vua Mi - đát nghĩ: vàng quý nhất, ta sẽ xin chạm vào vật nào, vật đó cũng biến thành vang.
Khi Mi - đát nói, vị thần nọ mỉm cười ưng thuận ngay.
Về nhà, vua Mi - đát say sưa với mon quà tặng vì: Nhà vua bẻ một cành cây sồi, cành đó liền biến thành vàng; nhà vua ngắt những bông lúa ở cánh đồng, những bông lúa đó cũng biến thành vàng, nhà vua ngắt một quả táo, quả táo cũng biến thành vàng.
Đến bữa ăn, các thức ăn, thức uống như: bánh mì, thịt bò, xa lát  khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi - đát biết rằng mình đã chọn một điều ước khủng khiếp. Bụng đói cồn cào, Mi - đát chắp tay cầu khẩn:
- “Xin thần làm phúc tha tội cho tôi. Xin Người lấy lại quà tặng để cho tôi được sống”. Vị thần hiện ra và nói:
- Nhà ngươi hãy đến sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà nưôi sẽ rửa sạch được lòng tham.
Mi - đát làm theo, quả nhiên nhà vua thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây ông mong ước, Mi - đát sung sướng hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng lòng tham.
(Trích Thần thoại Hi Lạp – Nhữ Thành dịch)
B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
1. Khi được vị thần nọ cho điều ước, vua Mi-đát mơ ước điều gì?
 a. Ước có nhiều vàng. b. Ước chạm vào vật nào, vật đó cũng biến thành vang.
 c. Ước các vị thần lấy lại quà tặng.
2. Điều ước đó cho thấy Mi-đát là người như thế nào?
a. Mi-đát rất thích vàng. b. Mi-đát cho rằng vàng là quý nhất.
c. Mi-đát quá tham làm.
3. Vì sao vua Mi-đát biết rằng mình đã chọn một điều ước khủng khiếp?
a. Vì vua thấy mình có quá nhiều vàng. 
b. Vì tất cả mọi đò ăn thức uống khi chạm vào đều biến thành vàng, vua bị đói.
c. Vì vua nhạn ra điều ước nguyện sẽ có thể làm cho mình chết đói trên đống vàng.
4. ý nghĩa câu chuyện là gì?	
a. Cuốc sống hạnh phúc là đáng quý hơn cả.
b. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng lòng tham. c. Cả hai ý nêu trên.
* Luyện từ và câu:
1. Tiếng ước gồm những bộ phận cấu tạo nào?
a. Chỉ có vần. b. Chỉ có vần và thanh. c. Chỉ có âm đầu và vần. 
2. Bài đọc trên có 3 từ láy. Theo em, dòng nào dưới đây có đủ 3 từ láy đó?
 a. Say sưa, khủng khiếp, mặt mũi. b. Say sưa, khủng khiếp, cồn cào.
c. Tươi tỉnh, mặt mũi, sung sướng.
3. Từ say sưa trong cụm từ Về nhà, vua Mi-đát say sưa với món quà tặng có nghĩa là:
a. ở trạng thái bị cuốn hút hoàn toàn vào món quá yêu thích, không còn nhớ gì, biết gì đến xung quanh. b. ở trạng thái bị ngây ngất, choáng vàng, nôn nao.
c. ở trạng thái không biết gì, không tỉnh táo.
4. Trong bài đọc có mấy danh từ riêng. Đó là những từ nào?
a. Một từ. Đó là .
b. Hai từ. Đó là 
c. Ba từ. Đó là ...
Đề 6
A. Đọc thầm: Người ăn xin (Tuốc-giê-nhép, theo TV4, tập 1)
B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
1. Câu chuyện có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?
 a. Có bồn nhân vật: người ăn xin, ông lão, người kể chuyện, cậu bé.
 b. Có ba nhân vật: người ăn xin, người kể chuyện, cậu bé.
 c. Có hai nhân vật: người ăn xin già, người kể chuyện (cậu bé).
2. Những từ ngữ miêu tả ngoại hình người ăn xin: già lọm khọm, đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại, bàn tay sưng húp bẩn thỉu gợi cho em cảm nhân gì?
a. Hình ảnh ông lão ăn xin thật cụ thể, sinh động và đáng thương cảm.
b. Ông lão ăn xin thật xấu xí, đáng sợ. c. Ông lão ăn xin rất nghèo đói, bẩn thỉu.
3. Vì sao ông lão lại cảm ơn cậu bé dù cậu không có gì để cho ông?
a. Vì cậu bé đã nắm chặt tay ông.
b. Vì cậu bé đã lục tìm trong túi thứ gì đó để cho ông.
c. Vì cậu đã cảm thông, chia sẻ và thương xót, tôn trọng ông lão.
4. Cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?
a. Cậu bé đã nhận được tình cảm, lòng biết ơn ở ông lão ăn xin.
b. Cậu bé nhận được bài học: Lòng nhân hậu, sự cảm thông, sẵn sàng chia sẻ là đáng trân trọng, đáng quý. c. Cả hai ý nêu trên.
* Luyện từ và câu:
1. Các từ láy: lọm khọm, giàn giụa, tả tơi, xấu xí, rên rỉ, lẩy bẩy, run rẩy, chăm chăm có giá trị gợi tả hình ảnh hay âm thanh?
a. Gợi tả hình ảnh. b. Gợi tả âm thanh. c. Gợi tả hình ảnh và âm thanh.
2. Tiếng ông gồm những bộ phận nào?
 a. Chỉ có vần. b. Chỉ có vần và thanh. c. Chỉ có âm đầu và vần.
3. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ ghép tổng hợp? 
a. áo quần, đau khổ, cứu giúp, nghèo đói. b. Tái nhợt, cứu giúp, sưng húp, bẩn thỉu.
c. áo quần, đau khổ, cứu giúp, ướt đẫm.
4. Nghĩa của từ tài trong tài sản khác nghĩa của chữ tài nào dưới đây?
a. Tiền tài b. Tài hoa. c. Tài nguyên.
Đề 7
A. Đọc thầm: Bàn chân kì diệu
Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay nhưng em rất ham học.
Hàng ngày, khi chưa được nhân vào lớp, Kí thường cặp một mẩu gạch vào nhón chân và tập viết. Thấy Kí ham học, cô giáo đã nhận và dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho em ngồi tập viết. Kí cặp cây bút vào ngón chan và tập viết vào trang giấy. Ôi! Biết bao nhiêu là khó khăn. Cây bút như không chịu làm theo ý muốn của Kí. Bàn chân Kí giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là nhàu nát cả. Mực giây bê bết. Mây ngón chân mỏi nhừ. Cô giáo thay cây bút chì cho Kí. Kí lại kiên nhẫn tập viết. Mấy ngón chân của Kí quắp lại, giữ cho được cây bút chì đã khó rồi, còn điều khiển cho nó viết thành chữ lại càng khó hơn. Có lần Kí bị chuột rút, bàn chân co quắp lại, không duỗi ra được. Kí đau đến tái người, mặt mũi nhăn nhó, em quẳng bút chì vào xó nhà định thôi học. Nhưng được cô giáo Cương và các bạn an ủi, động viên, Kí lại quắp bút vào ngón chân và hì hục tập viết. Kí bền bỉ vượt mọi khó khăn. Dù trời nắng hay mưa, dù người mệt mỏi, ngón chân đau nhức . Kí vẫn không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ, Kí hì hục tập viết hoài.
Nhờ kiên trì luyện tập, Kí đã thành công. Em đã đuổi kịp các bạn, chữ viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Nguyễn Ngọc Kí đã hai lần được Bác Hồ gửi tặng huy hiệu của Người.
(Theo Truyện đọc 3)
B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
1. Nguyễn Ngọc Kí có điểm gì khác các bạn trong lớp?
 a. Hay bị mỏi chân, mỏi tay. b. Bị liệt cả hai tay nên phải tập viết bằng chân.
 c. Hay bị chuột rút, chân co quắp đau đớn.
2. Vì sao cô giáo nhân Kí vào học?
a. Vì cô giáo thương Kí. b. Vì Kí ham học. c. Vì cả hai lí do trên.
3. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ kiên nhẫn?
a. Tỏ ra quyết tâm làm bằng được điều đã định.
b. Giữ vững, không thay đổi ý định, ý chí để làm việc gì đó đến cùng, mặc dù gặp khó khăn, trở ngại.
c. Có khả năng tiép tục làm việc đã định một cách bền bỉ, không nản lòng mặc dù thời gian kéo dài và mất nhiều công sức.
4. Do đâu mà Kí đã thành công? 
a. Do Kí ham học. b. Do được các bạn động viên. 
c. Do Kí kiên trì luyện tập, có lòng ham học và được cô giáo cùng các bạn động viên.
5. Vì sao câu chuyện có tên là Bàn chân kì diệu?
a. Vì câu chuyện nói về bàn chân khác các bàn chân bình thường.
b. Vì câu chuyện nói về bàn chân của một người không bình thường.
c. Vì câu chuyện nói về bàn chân của một bạn tàn tật đã làm được những việc khó khăn tưởng như không thể làm được: viết chữ.
* Luyện từ và câu:
1. Trong bài đọc có mấy danh từ riêng. Đó là những từ nào?
a. Một từ. Đó là 
b. Hai từ. Đó là 
c. Ba từ. Đó là 
2. Tập hợp nào dưới đây chỉ gồm các từ láy có trong bài đọc?
 a. Khó khăn, hì hục, cựa quậy, bê bết, nhăn nhó, an ủi, bền bỉ.
b. Hì hục, mặt mũi, bền bỉ, cựa quậy, bê bết, nhăn nhó.
c. Co quắp, bê bết, bền bỉ, khó khăn, băn khoăn, lo lắng, hì hục.
Đề 8
A. Đọc thầm: Chiếc xe đạp của chú Tư (Nguyễn Quang Sáng, theo TV4, tập 1)
B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
1. Vì sao mọi người trong làng đều biết đến chú Tư Chía?
 a. Vì chú là chủ xưởng đóng xuồng lớn nhất vùng.
 b. Vì chú có chiếc xe đạp đẹp, lúc nào cũng sạch bóng.
 c. Vì chú là chủ xưởng đóng xuồng và vì chú có một chiếc xe đạp đẹp nhất xóm vườn.
2. Tập hợp nào dưới đây nêu đủ các chi tiết của chiếc xe đạp được miêu tả?
a. Màu vàng, vành láng bóng, tay cầm ở giữa có gắn hai con bướm, yên luôn sạch sẽ, chuông kêu kính coong.
b. Màu vàng, hai cái vành láng bóng, tay cầm ở giữa có gắn hai con bướm, chuông kêu kính coong.
c. Màu vàng, vành láng bóng, tay cầm ở giữa có gắn hai con bướm, yên luôn sạch sẽ.
3. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy gợi tả âm thanh phát ra từ chiếc xe đạp?
a. Sạch sẽ, kính coong. b. Lấm tấm, ro ro. c. Ro ro, kinh coong.
4. Dòng nào dưới đây nêu đúng cách tả chiếc xe đạp trong bài đọc?
a. Tác giả chỉ tập trung miêu tả các chi tiết, đặc điểm của chiếc xe đạp.
b. Tác giả chỉ kể về chiếc xe và chủ nhân của nó.
c. Tác giả tả từ bao quát đến chi tiết, xem tả với kể.
5. Tập hợp nào dưới đây đủ các chi tiết nói lên tình cảm của chú Tư với chiêc xe đạp?
a. Gắn hai con bướm, có khi gắn cả một cành hoa, luôn lau chùi sạch sẽ, âu yếm gọi chiếc xe đạp của mình là con ngựa sắt, hãnh diện với chiếc xe của mình.
b. Luôn lau chùi sạch sẽ, âu yếm gọi chiếc xe là ngựa sắt, hãnh diện với chiếc xe.
c. Gắn bướm, hoa trang trí cho xe, lau chùi sạch sẽ, âu yếm gọi chiếc xe của mình là ngựa sắt, nhắc lũ trẻ không đụng vào xe, hãnh diện với chiếc xe của mình.
* Luyện từ và câu:
1. Câu “Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ rồi mới bước vào nhà, vào tiệm”, có mấy động từ, mấy tính từ?
a. Sáu động từ, một tính từ. Đó là:
- Động từ: ..
- Tính từ: ....
b. Sáu động từ, không có tính từ. Đó là:
- Động từ: 
- Tính từ: .
c. Năm động từ, một tính từ. Đó là:
- Động từ: 
- Tính từ: ...
2. Trong câu văn “Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ rồi mới bước vào nhà, vào tiệm”, bộ phận nào là chủ ngữ?
 a. Bao giờ. b. Bao giờ dừng xe. c. Chú.
3. Các câu hỏi của các bạn nhỏ tron g bài có lễ phép không? Vì sao?
 - Ngựa chú biết hí không chú?
 - Nó đá được không chú?
a. Các câu hỏi trên đều thể hiện thái độ lễ phép của các bạn nhỏ vì có dùng từ gọi người được hỏi: “chú”.
b. Các câu hỏi trên đều thể hiện thái độ lễ phép, lịch sự vì không làm phiền lòng người được hỏi. c. Tất cả các ý nêu trên.
Đề 14:Búp bê của ai?
Nga là cô bé ham chơi và chóng chán. Dạo hè, Nga đòi bằng được mẹ mua cho một con búp bê khá đẹp. Nhưng chơi được ít lâu, Nga đã bỏ mặc búp bê trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác cho bụi bám.
Trời trở rét, búp bê chỉ có độc một chiếc quần lót. Bộ váy áo của búp bê đã bị Nga nghịch lột ra, vứt đi đâu không rõ. Một đêm, lạnh quá, búp bê khóc thút thít. Chị Lật Đật tròn xoay đang ngủ, tỉnh dậy hỏi:
- Sao em khóc?
- Em không có áo quần. Em rét lắm.
- Còn chị, may mà mũ áo gắn liền với người nên chị Nga không tháo ra được - Cô ấy thật tệ – Chị Lật Đật chép miệng - Cô ta bắt bọn mình làm trò vui, nhưng chẳng bao giờ chú ý tới chúng mình.
Mặt mũi búp bê buồn thiu, nức nở:
- Em không muốn sống với chị ấy nữa. Em đi đây.
Nói đoạn, búp bê tụt xuống khỏi tủ, tìm cách leo lên tường, chui qua lỗ thông hơi trên cửa ra vào, nhảy ra phố. Chị Lật Đật gọi lại thế nào cũng không được.
- Thoát được ra ngoài, búp bê sướng quá, chạy một mạch sang phố bên. Nhưng đêm tối, trời lạnh, không thể đi tiếp được, búp bê phải tìm đến một gốc cây to, chui vào đống lá khô ai đã quét vun lại để trốn rét. Sáng hôm sau, có một cô bé đi ngang qua nom thấy búp bê trong đống lá, reo lên:
- Ôi, con búp bê xinh quá, ai vứt đi thế này, hoài của.
Hỏi mấy nhà xung quanh không có ai nhận, cô bé ôm búp bê về, lau rửa cẩn thận. Cô bảo: 
- Búp bê sao không có áo? Tội nghiệp, chị sẽ may váy áo cho em.
Thế rồi, ngay tối đó, cô bé hí húi cắt may cho búp bê một bộ váy áo rất đẹp. Rồi cô ôm cả búp bê đi ngủ. Trong vòng tay âu yếm của cô, dưới chăn len ấm áp, búp bê vô cùng sung sướng. Nó thỏ thẻ bên tai cô bé đang mơ màng trong giấc ngủ:
- Chị ơi, em muốn ở đây với chị suốt đời.
Một hôm, khi thức dậy, Nga nhìn về phía tủ và không thấy búp bê đâu. Theo lời mẹ, Nga đi tìm, nhưng còn tìm đâu ra búp bê nữa.
	(Theo Hồ Phương)
1. Vì sao búp bê bỏ đi?
a. Vì bị chị Nga bỏ mặc, không quan tâm.
b. Vì búp bê buồn. c. Vì búp bê bị lạnh.
2. Ra khỏi nhà, búp bê gặp khó khăn gì?
a. Bị lạc đường. b. Bị gặp mưa, rét. 
c. Không đi tiếp được vì đêm tối, trời lạnh, phải chui vào đống lá trốn rét.
3. Cô bé đã làm gì khi thấy búp bê trong đống lá?
a. Bỏ mặc búp bê. 
b. Ôm búp bê về, lau rửa cẩn then, mặc váy áo cho búp bê, âu yếm chăm sóc.
c. Tìm và đưa búp bê về với cô chủ.
4. Vì sao búp bê lại muốn ở lại với cô bé suốt đời?
a. Vì búp bê thấy cô bé đã yêu quý, săn sóc mình. 
b. Vì búp bê thích cô chủ mới, người đã không bỏ mặc búp bê như cô chủ cũ.
c. Vì tất cả các lí do trên.
5. Câu chuyện khuyên em điều gì?
a. Nên lau rửa, may áo cho búp bê. b. Nên yêu quý, giữ gìn đồ chơi cẩn thận. c. Nên giữ ấm cho búp bê.
* Luyện từ và câu
1. Tập hợp nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
a. Thút thít, nức nở, lật đật, thỏ thẻ, hí húi, mơ màng, ấm áp, âu yếm.
b. Thút thít, sung sướng, lật đật, thỏ thẻ, mơ màng, hí húi, ấm áp, âu yếm.
c. Nức nở, thỏ thẻ, mặt mũi, sung sướng, mơ màng, hí húi, nức nở, thút thít.
2. Các câu: - Sao em khóc?
 - Búp bê sao không có áo?
được dùng làm gì?
a. Dùng để yêu cầu, đề nghị. 
b. Dùng để hỏi. 
c. Dùng để thay lời chào.
3. Câu “Thoát được ra ngoài, búp bê sung sướng quá, chạy một mạch sang phố bên” có mấy động từ, mấy tính từ?
a. Bốn động từ, hai tính từ. Đó là:
- Động từ: ..
- Tính từ: ...
b. Bẩy động từ, một tính từ. Đó là:
- Động từ: ..
- Tính từ: ...
c. Tám động từ, một tính từ. Đó là:
- Động từ: ...........................
- Tính từ: ...
Đề 2
A. Đọc thầm: Hoa tặng mẹ
Một người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để mua hoa gửi tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng hơn trăm km. Vừa bước ra khỏi ô tô, anh thấy một cô bé đầm đìa nước mắt đang lặng lẽ khóc bên vỉa hè. Anh đến gần hỏi cô bé vì sao cô khóc. Cô bé nức nở:
- Cháu muốn mua hoa tặng mẹ cháu một bông hồng. Nhưng cháu chỉ có 75 xu mà giá một bông hồng những 2 đô la.
Người đàn ông mỉm cười:
- Đừng khóc nữa! Chú sẽ mua cho cháu một bông.
Người đàn ông cẩn thận chọn mua một bông hồng cho cô bé và đặt một bó hồng gửi tặng mẹ qua dịch vụ. Xong, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Cô bé cảm ơn, rồi chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một ngôi mộ mới đắp. Cô bé chỉ vào ngôi mộ và nói:
- Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, cô bé nhẹ nhàng đặt bông hồng lên mộ mẹ.
Ngay sau đó, người đàn ông vội vã quay lại cửa hàng hoa. Anh huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hồng thật đẹp. Anh lái xe một mạch về nhà mẹ để trao tận tay bà bó hoa.
 (Theo Truyện đọc 4, NXB Giáo dục, 2006)
B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
1. Câu chuyện kể về lời nói, suy nghĩ, hành động của những nhân vật nào? Khoanh tròn trước ý đúng:.
a. Người đàn ông, mẹ của ông ta, cô bé. b. Người đàn ông, cô bé.
c. Người đàn ông, cô bé và mẹ của cô.
2. Người đàn ông dừng xe định làm gì?
a. Mua hoa đem tặng mẹ mình. b. Mua hoa gửi tặng mẹ mình qua dịch vụ bưu điện.
c. Hỏi han cô bé đang khóc.
3. Người đàn ông đã làm gì giúp cô bé?
a. Mua cho cô một bông hồng để cô tặng mẹ.
b. Chở cô bé đến chỗ cô sẽ tặng hoa cho mẹ. c. Vì cả hai lí do nêu trên.
4. Vì sao cô bé lại mang hoa ra ngôi mộ ở nghĩa trang để tặng mẹ?
a. Vì mẹ cô đã mất, ngôi mộ như là nhà của bà.
b. Vì cô rất yêu mẹ. c. Vì cả hai lí do nêu trên.
5. Vì sao người đàn ông quyết định không gửi hoa tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện nữa?
a. vì ông không muốn gửi hoa tươi qua dịch vụ bưu điện.
b. Vì ông muốn thăm mẹ.
c. Vì qua việc làm của cô bé, ông cảm động và thấy cần phải tự tay trao bó hoa tặng mẹ.
* Luyện từ và câu:
1. Tiếng anh gồm những bộ phận cấu tạo nào?
a. Chỉ có vần. b. Chỉ có vần và thanh. c. Chỉ có âm đầu và vần.
2. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy?
a. Mặt mũi, lặng lẽ, nức nở, nhẹ nhàng, đầm đìa.
b. Lặng lẽ, cẩn thận, mặt mũi, vội vã, nhẹ nhàng.
c. Lặng lẽ, nức nở, nhẹ nhàng, vội vã, đầm đìa.
3. Dòng nào sau đây giải thích đúng nghĩa của từ dịch vụ trong câu “Một người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để mua hoa gửi tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện” ?
a. Công việc phải làm vì mục đích chung của một nhóm, một tổ chức nào đó.
b. Công việc phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của mọi người, có tổ chức và được trả công.

File đính kèm:

  • docde on TV 4.doc